Nếu bạn buộc phải phạm tội để nuôi đứa con đang đói, bạn có phải là người xấu?

  1. Phong cách sống

Từ khóa: 

phong cách sống

Mình thì nghĩ theo quan điểm của riêng mình thôi: Người buộc phạm tội vì nuôi đứa con đang đói. Về tình, mình im lặng bỏ qua trong lòng riêng mình mà thôi. Về Pháp, người phạm tội phải chịu án trước pháp luật nhà nước và dân là những người mong cuộc sống bình yên. Chịu án để làm gương hay chịu án đúng tội gây ra gì cũng được.

"Ơn đền, Oán trả, Nghĩa đáp" là công bằng xã hội.

Trả lời

Mình thì nghĩ theo quan điểm của riêng mình thôi: Người buộc phạm tội vì nuôi đứa con đang đói. Về tình, mình im lặng bỏ qua trong lòng riêng mình mà thôi. Về Pháp, người phạm tội phải chịu án trước pháp luật nhà nước và dân là những người mong cuộc sống bình yên. Chịu án để làm gương hay chịu án đúng tội gây ra gì cũng được.

"Ơn đền, Oán trả, Nghĩa đáp" là công bằng xã hội.

Tùy vào góc nhìn nhưng đã là phạm tội thì đều là người xấu, không có lý lẽ nào biện hộ được. Cái gì cũng có cái giá của nó. Chấp nhận cuộc chơi thì chấp nhận luật chơi. Nếu đứng ở góc cạnh của người bị hại, liệu bạn có đồng cảm với việc xấu bạn đã làm?

Vốn chẳng có tốt xấu rõ ràng, tốt hay xấu chỉ là ở góc nhìn của mỗi người thôi. VD bạn đi cướp bánh mỳ cho con bạn, ở góc nhìn của con bạn thì bạn là người tốt, ở góc nhìn của người bán bánh mỳ thì bạn là người xấu. 

Ở mức xã hội, mọi thứ được vận hành bằng pháp luật, pháp luật chỉ quy định những thứ được/không được làm, việc hành vi đấy tốt hay xấu ko có ý nghĩa gì cả. Bạn vi phạm quy định của pháp luật thì bạn phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và chịu trừng phạt thích đáng.

Có những người luôn lấy lí do là vì tình thế, vì con, vì nỗi khổ người làm mẹ nhưng đâu có chịu nghĩ cho người mà mình có hành động động mang tính chất phạm tội lên họ. Họ cũng có con, cũng làm mẹ hay cũng mang trong mình nỗi khổ tâm nào khác thì sao. Nếu ai đó cũng hành động như cái cách người mẹ ấy phạm tội vì đứa con đang đói của mình, liệu họ có hiểu cho nhau trong cùng 1 hoàn cảnh như vậy?