Nếu có thể phân chia các kiến thức thành thể loại thì bạn sẽ phân loại như thế nào?

  1. Triết học

Từ khóa: 

phân loại

,

kiến thức

,

thể loại

,

triết học

Lúc đầu mình định ghi một câu trả lời đơn giản và đơn sơ. Nhưng quyết định lấy cơ hội này để đi sâu hơn về chủ đề phân loại kiên thức và cách ta nhìn lý thuyết, sử dụng lý thuyết để hiểu hơn về thế giới. Và cũng vì đó cách quan điểm về thế giới có thể được hiểu rõ qua các triều tượng và thể loại kiến thức của nhân gian.

Tất nhiên đầu tiên ta nên phân biệt giữa kỹ năng mềm (thực hành) và lý thuyết. Lý thuyết là ta học qua nghiên cứu còn thực hành là cách ta học qua trao dồi kinh nghiệm. Hai thể loại này khác nhau và nên phân rõ từ đâu. Trong bài này mình sẽ chỉ ghi về các thể loại kiến thức trong lý thuyết. Ô kê?

Ta sẽ chia nó ra làm 5: Khoa học tự nhiên, khoa học nhân văn, toán học, lịch sử, và nghệ thuật.

---------------------------------------------------------------------------------

5 LĨNH VỰC KIẾN THỨC

---------------------------------------------------------------------------------

Khoa học tự nhiên:

https://cdn.noron.vn/2022/03/08/1593142331403915547808313944154850-1646755476_1024.jpg

(Nguồn ảnh: Rừng Nam Cát Tiên - Lửa Việt Tour)

Khoa học tự nhiên nhắm tới kiến thức, sự thật, và hiểu biết về thế giới tự nhiên. Thế giới có không phải từ bàn tay và đầu óc của con người.

Trong đó có những môn như hoá học, vật lý, sinh học, thiên văn học, địa chất học, nhân học, hoá sinh, địa vật lý, khoa học trái đất, địa lý tự nhiên, v.v.

Nhằm hiểu sâu về vật chất cấu tạo nên thế giới tự nhiên, các mối quan hệ của chúng và sự biến đổi bởi các tác động, nguyên nhân, và hậu quả của tác động và quá trình hình thành của các miếng "lego" của thiên nhiên. Nói đến các hiện tượng trong thế giới vật chất.

Thiên nhiên ở đây không chỉ có cây cỏ.

Con người ban đầu tìm hiểu về thế giới tự nhiên để đối đầu và tìm cách sống chung với nó. Sau này, các kiến thức đó được dùng để ta hiểu hơn về thế giới và cách ta có thể kiểm soát, bẻ cong, nhuộm màu, biến chất nó. Sự hiểu biết về thế giới tự nhiên là nguyên tố quan trọng nhất để giúp con người thành loài động vật có nền văn minh.

Vì con người dù có rời trái đất đi nữa thì vẫn sẽ sống dưới thiên nhiên, nơi mình sống mình phải hiểu biết thì mới trở thịnh vượng.

Các nhà phân tích và nhà khoa học trong khoa học tự nhiên dựa và tạo kiến thức qua sự quan sát trên thiên nhiên. Trong đó có hai cách, một là nhìn từ thiên nhiên, hai là tái tạo lại thiên nhiên, còn được gọi là thí nghiệm.

Thí nghiệm và quan sát thế giới tự nhiên là nền tảng quan trọng trong khoa học nói chung. Trong đó khoa học tự nhiên sử dụng quy trình khoa học để tạo ra kiến thức.

- Lập giả thuyết qua lý thuyệt sẵn có

- Triển khai mô hình tái tạo thiên nhiên

- Quan sát thực nghiệm

- Ghi chép kết quả phản ứng

- Phân tích

Các cuộc thí nghiệm được triển khai này nhằm sản xuất kiến thức của một khía cạnh nào đó trong môn học và lĩnh vực của mình.

"Khoa học chứng minh" đã được sử dụng nhiều để nhận định việc đúng sai của một sự việc. Nhưng trong lý thuyết, tính khuông khổ của khái niệm đúng sai không chỉ đơn giản như vậy. Nếu nói về liệu khoa học có đúng hay không thì khoa học luôn đúng. Đối với tự nhiên thì bạn thẩy gì vô thì nó phản ứng như thế.

Cái có thể sai ở đây chính là phương thức nghiên cứu và cách phân tích thực nghiệm. Cũng như thế để phân tích kết quả khoa học là quá trình thừa nhận mức độ hoàn chỉnh và mạch lạc của một cuộc tái tạo. Khi nhận ra sự thật đó, thì kiến thức khoa học sẽ được nâng cao. Và hiểu được sử thật này để tránh bị dụ dỗ của sự bạo hành kết quả khoa học bởi truyền thông đại chúng.

Khoa học tự nhiên đã cống hiến cho nhân loại một món quà to lớn. Hiện nay sự tôn trọng mà đại chúng có cho khoa học là một điều tuyệt vời cho sự phát triển của lĩnh vực này.

Và mặc dù khoa học tự nhiên về định nghĩa thì rất khách quan, nhưng phân tích khoa học tự nhiên thì thường sẽ bị dính mùi của sự chủ quan. Vì thế đừng nghe ai nói, hãy tự tái nghiệm, tự đọc và tự phân tích.

-------------------------------------------------------------------------------

Khoa học nhân văn:

https://cdn.noron.vn/2022/03/08/vung-tin-vao-con-duong-di-len-chu-nghia-xa-hoi-1646755342_1024.jpg

(Nguồn ảnh: Báo điện tử - Đảng CS VN)

Khoa học nhân văn nhằm mô tả hành vi của một cá nhân, cộng đồng, và xã hội. Nhằm hiểu hơn về thế giới nhân tạo mà nền văn minh con người đang đặt chân lên.

Trong lĩnh vực này có những môn như tâm lý, nhân học, xã hội học, văn hoá học, ngôn ngữ học, thần học, kinh tế, quản trị, chính trị học, luật học, địa lý nhân văn, v.v.

Tất cả đều học về sự tồn tại và hành vi của con người.

Lịch sử không có trong đây, lý do sẽ được giải thích sau.

Khoa học nhân văn và khoa học tự nhiên dù khác về kiến thức nghiên cứu nhưng giống nhau trong phương thức sản xuất kiến thức ấy. Để tạo ra kiến thức, cả hai sử dụng quan sát.

Các lý thuyết có thể sống qua đời này đến đời khác được nếu chúng có thể đứng trước thử thách của thời gian.

Nhưng một điểm khác nhau giữa khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn đó chính là cách hai triều phái này áp dụng quy trình khoa học. Trong khi khoa học tự nhiên thì khá là thẳng thắn và "dĩ nhiên" với quy trình khoa học. Khoa học nhân văn thì hiện tại quá "đa dạng" để đưa ra khẳng định chính xác.

Ví dụ đi. "Bài kiểm tra kẹo dẻo" đưa ra nhận định rằng sự kiên nhẫn là chìa khoá cho sự thành công. Qua bài kiểm tra, các đứa trẻ được đưa vô thí nghiệm sẽ được cho một miếng kẹo dẻo trên bàn và kêu là phải đợi 15'. Sau 15' mà miếng kẹo vẫn còn, đứa trẻ sẽ được thưởng thêm. Sau bài kiểm tra, các đứa trẻ 'thành công' được gặp lại trong tương lai trong tình hình giàu có và thành công tài chính.

Nhưng, khi các nhà khoa học 'quay lại' bài này và tái thí nghiệm thì nhận ra một sự thật khác. Tất cả các đứa trẻ trong bài đều từ gia đình giàu có, có ăn có học, và đầy đủ. Chưa nói đến tất cả đều 5 tuổi.

Một nghiên cứu mơi hơn, mặc dù không hoàn chỉnh, nhưng đã cho ta một hiện thực mới. Thứ nhất là gia tăng số lượng. Một điểm khác nhau lớn nhất giữa KHNV và KHTN đó chính là số lượng. Trong KHTN thì số lượng có lớn đến nhiêu thì phản ứng lớn như vậy, nhưng kết quá phản ứng và cách phản ứng thì thường sẽ như nhau. Nhưng trong KHNV, số lượng càng nhiều thì nó sẽ càng gần hơn với "số đúng".

Và thứ hai là cho thêm nhiều các nền tảng xã hội từ giàu nghèo, sắc tộc, giới tính, v.v. Thêm vô sự đa dạng.

Cho thấy có sự khác nhau rõ rệt giữa trẻ từ hộ gia đình nghèo và hộ gia đình giàu. Vì trong tình thế của một gia đình nghèo, một đứa trẻ trải qua sự bấp bênh, không biết những lời hứa có được giữ không. Và vì thế sẽ thường 'không thành công' trong bài kiểm tra. So với những trẻ trong gia đình đầy đủ thì luôn nghĩ là lời hứa sẽ được giữ lời vì đầy đủ hơn.

Để hiểu hơn về thế giới loài người, cái thế giới mà con người đã tạo ra là một điều quan trọng để hiểu hơn về chúng ta. Khoa học nhân văn nhắm tới những lĩnh vực được tạo ra bởi đầu óc và bàn tay của con người. Như là kinh tế, giá trị của kinh tế hoàn toàn trong đầu con người nhưng nó vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội và cá nhân.

Văn hoá cũng tồn tại như là tiềm thức chung của một nhóm người, các hoạt động văn hoá như nhảy múa, hát hò. Hay các tư tưởng chính trị.

Hiểu về các khái niệm mà con người đã tạo ra bởi tiềm thức và khả năng kỳ diệu của con người là một điều quan trọng trong việc tiếp tục, gìn giữ, và xây dựng nó.

--------------------------------------------------------------------------------

Toán học:

https://cdn.noron.vn/2022/03/08/gia-mon-toan-tai-quang-nam-1-1-1646757586_1024.png

(Nguồn ảnh: Gia sư dạy toán - Top 10 thương hiệu) Thấy đẹp trai nên lấy ảnh này.

Toán học là cách mà con người giải thích, tìm hiểu, và như một mô hình về quy luật tự nhiên qua một ngôn ngữ nhân tạo và trừu tượng.

Trong lĩnh vực này có đại số, hình học, giải tích, toán thống kê và xác suất, v.v.

Kiến thức trong toán đòi hỏi sự tuyệt đối, phân chia đúng sai rõ ràng. Sự thật trong môn toán thường được coi bởi đại chúng là một sự thật không thể chối cãi.

Trong toán có các 'lệ' và đó là luật của tự nhiên, cứ theo một khái niệm rập khuông đó để tìm đến kết quá chuẩn xác và hợp lệ. Lý do cho sự tin tưởng vào kết quả của toán học đó là vì môn này vô cảm và vô vị, dựa trên căn bản lý trí nhiều và mặc kệ cả thực tế để bay cao.

Mặc dù toán thường được coi là một phần của Khoa học tự nhiên, nhưng sự thật là có sự khác nhau giữa hai triều phái này ở độ cốt lõi. Toán không cần quan sát để tạo ra kiến thức.

Dù được sử dụng nhiều để tìm giả thuyết và lập luận trong các thể loại khoa học, toán học không cần quan sát để đưa ra kết quả. Thay vì đó toán sử dụng ngôn ngữ riêng, một ngôn ngữ chỉ mang giá trị trong đầu người. Nó dựa trên sự hợp lý và quy luật của mình, quy luật này gắn liền với luật lệ tự nhiên nhưng nó cũng không cần xem xét thiên nhiên khi ra kết luận.

Nhưng tất nhiên toán có thể sai, vì người tính toán là con người với khả năng tạo lỗi. Toán có một sự phân chia đúng sai rõ ràng nhất trong các lĩnh vực kiến thức, khô khang và vô cảm, vì thế thường xuyên được sử dụng để tạo ra kiến thức trừu tượng.

Toán được tạo ra bởi con người dựa trên các quy luật tự nhiên, nhưng chuyển thể thành một thứ ký hiệu riêng.

Nhưng tính tuyệt đối này của toán học cũng đã thu hút ngàn lời chỉ trích, nói rằng đây không phải là cách tốt nhất để nhìn nhận cuộc đời. Nhưng thật ra có lĩnh vực nào bao quát hết nổi đâu.

Vì tính khô khang này, môn học này được dùng làm biểu tượng kinh điển của sự khách quan, không quan tâm đến cái thực tế đa cách nhìn của con người. Nhiều người nói toán học là 'phát minh' đẹp nhất và quyền lực nhất của nhân loại.

Các nhà triết học xuyên suốt lịch sử đã thảo luận gay gắt việc toán học là phát minh hay khám phá. Theo mình, các quy luật tự nhiên là thứ con người đang cố giải đáp bằng ngôn ngữ được phát minh của mình.

--------------------------------------------------------------------------------

Lịch sử:

https://cdn.noron.vn/2022/03/09/quangiaiphongtienvaosaigontrongkhongkhikhayenbinhitsuchongtra-1646759530_1024.jpg

(Nguồn ảnh: Giải phóng 30/4 - VOV Đài tiếng nói VN)

Môn học lịch sử là quá khứ học, nhằm tìm hiểu và "khai" sự thật của quá khứ được gh chép. Bản chất môn học này khác với các lĩnh vực khác đơn giản chỉ vì nó không còn nữa và đó là cái đẹp nhưng cũng là thách thức với môn học này.

Trong lĩnh vực này gồm có khảo cổ học, lịch sử nhân loại, lịch sử ẩm thực, lịch sử chính trị, lịch sử nghệ thuật, v.v.

Một điều làm cho lịch sử khác với các môn khác chính là tính "số lượng có hạn" của các nguồn tri thức cho lịch sử. Trong khoa học, các kiến thức có thể được tái tạo lại để kiểm chứng. Nhưng trong lịch sử thì nguồn kiến thức không thể được tái tạo lại, và kể cả nếu có cũng chưa chắc hoàn chỉnh như đúc được.

Vì lý do này, nghiên cứu tài liệu lịch sử rất tốn thời gian, vì giữ gìn được sự toàn vẹn của nguồn lịch sử là một điều cực kỳ quan trọng.

Vì lịch sử không thể được xây mới mà chỉ có khám phá ra, nên thứ tạo ra kiến thức lịch sử nằm ở phần phân tích và diễn giải của các nhà sử học.

Mặc dù sử học không thể quan sát trong thí nghiệm hay tái nghiệm để xác nhận giả thuyết của mình. Nhưng lịch sử đã tạo ra cách xây dựng kiến thức riêng với nó.

Sử học sống chết nhờ nguồn tài liệu được khám phá hoặc có sẵn và cố hết sức để phân tích nó một cách khách quan nhất có thể. Đôi lúc ta có nguồn tại liệu lớn nhưng đôi lúc một tờ giấy cũng không có. Và độ 'đúng' của kiến thức từ lịch sử cũng theo đó bị ảnh hưởng sâu sắc bởi điều này.

Bắt nguồn của lịch sử học thì không biết nhưng mình có một giả thuyết, để cãi nhau. Khi hai vợ chồng cãi vả thì lúc nào cũng mang chuyện cũ ra để nói, và lịch sử từ đó được ghi chép để tranh chấp chính trị và cam kết giữa hai bên.

Điều này đặc biệt quan trọng trong việc phân chia lãnh thổ và chủ quyền, bằng chứng lịch sử được sử dụng để đánh dấu lãnh thổ. Và cũng như vậy tranh chấp chủ quyền cũng mang lịch sử ra.

Vì lịch sử gắn chặt với chủ nghĩa dân tộc vì nó đụng chạm đến khái niệm di sản quốc gia, văn hoá, và dân tộc, cội nguồn của chủ nghĩa dân tộc và tính duy nhất và đặc trưng của chủ nghĩa này. Vì thế lịch sử và kiến thức lịch sử luôn bị chính trị hoá.

--------------------------------------------------------------------------------

Nghệ thuật:

https://cdn.noron.vn/2022/03/09/668026271326879-1646761080_1024.jpg

(Tranh của Vũ Cao Đàm - Top 10 Việt Nam)

Nghệ thuật là cách con người biểu đạt cảm nghĩ và cảm xúc con người của trí tưởng tượng qua tính cá nhân của nó.

Trong lĩnh vực này gồm có hội hoạ, âm nhạc, văn học, phim ảnh, kịch diễn, v.v.

Nếu nói lĩnh vực nào ngược lại với toán học thì mình sẽ chọn nghệ thuật. Nhưng vẫn có những điểm tương đồng.

Nghệ thuật là cách con người biểu đạt cảm xúc, tư tưởng, suy nghĩ, và tưởng tượng của mình cho đôi tai, con mắt, và các giác quan của con người.

Kiến thức nghệ thuật không được định nghĩa rõ ràng và cũng mơ hồ như môn học này. Học nghệ thuật là gì?

Cả hai toán học và nghệ thuật là trừu tượng, nhưng toán được dùng để giải thích thế giới tự nhiên, còn nghệ thuật được dùng để biểu đạt, rung động, và đánh thức những thứ bên trong tiềm thức của một cá nhân.

Có thể chỉ để giải trí, có thể dùng để đại diện và thể hiện cho bản thân, tư tưởng, quan niệm, suy nghĩ, ý muốn, ham vọng, khao khát, bức xúc, v.v.

Vì quá trình sáng tác là một thứ đến từ bên trong, nó mang tính chủ quan cao hơn hết. Theo đó quy trình phân tích nghệ thuật là một quy trình phân tích sự chủ quan đó và phương thức biểu đạt. Nhận xét nghệ thuật theo đó không phải đúng hay sai, mà là có "hay" hay không.

Vì nghệ thuật cuốn hút với con người, nó là biểu tượng của văn hoá và danh tính của một tập thể, một sự tượng trưng cho nền văn minh nhân loại, và là một phiên bản của tính cách. Một thứ có tính nhân cao.

Nghệ thuật là một thứ cho công chúng thưởng thức và đánh giá, tác phẩm nghệ thuật luôn đòi hỏi cái đó từ khán giả, sự đánh giá và nhận xét, nó là một thứ mang tính chủ quan gần như toàn bộ và hành động nhận xét nghệ thuật cũng theo đó rất chủ quan.

Nhận xét nghệ thuật có thể là việc nó có "hay" với bạn không, hay là nó có thể xem qua thông điệp muốn truyền tải từ tác giả và cách biểu đạt đó nó có "hay" hay không. Vì nghệ thuật không nhất thiếc phải làm diệu tâm hồn và giác quan con người, nhưng nó chỉ cần đánh thức gì đó, muốn nói cái gì đó với bạn, cách mà nó chạm đến bạn. Đó là cách đánh giá nghệ thuật mà không dựa dẩm vào sở thích cá nhân.

Trả lời

Lúc đầu mình định ghi một câu trả lời đơn giản và đơn sơ. Nhưng quyết định lấy cơ hội này để đi sâu hơn về chủ đề phân loại kiên thức và cách ta nhìn lý thuyết, sử dụng lý thuyết để hiểu hơn về thế giới. Và cũng vì đó cách quan điểm về thế giới có thể được hiểu rõ qua các triều tượng và thể loại kiến thức của nhân gian.

Tất nhiên đầu tiên ta nên phân biệt giữa kỹ năng mềm (thực hành) và lý thuyết. Lý thuyết là ta học qua nghiên cứu còn thực hành là cách ta học qua trao dồi kinh nghiệm. Hai thể loại này khác nhau và nên phân rõ từ đâu. Trong bài này mình sẽ chỉ ghi về các thể loại kiến thức trong lý thuyết. Ô kê?

Ta sẽ chia nó ra làm 5: Khoa học tự nhiên, khoa học nhân văn, toán học, lịch sử, và nghệ thuật.

---------------------------------------------------------------------------------

5 LĨNH VỰC KIẾN THỨC

---------------------------------------------------------------------------------

Khoa học tự nhiên:

https://cdn.noron.vn/2022/03/08/1593142331403915547808313944154850-1646755476_1024.jpg

(Nguồn ảnh: Rừng Nam Cát Tiên - Lửa Việt Tour)

Khoa học tự nhiên nhắm tới kiến thức, sự thật, và hiểu biết về thế giới tự nhiên. Thế giới có không phải từ bàn tay và đầu óc của con người.

Trong đó có những môn như hoá học, vật lý, sinh học, thiên văn học, địa chất học, nhân học, hoá sinh, địa vật lý, khoa học trái đất, địa lý tự nhiên, v.v.

Nhằm hiểu sâu về vật chất cấu tạo nên thế giới tự nhiên, các mối quan hệ của chúng và sự biến đổi bởi các tác động, nguyên nhân, và hậu quả của tác động và quá trình hình thành của các miếng "lego" của thiên nhiên. Nói đến các hiện tượng trong thế giới vật chất.

Thiên nhiên ở đây không chỉ có cây cỏ.

Con người ban đầu tìm hiểu về thế giới tự nhiên để đối đầu và tìm cách sống chung với nó. Sau này, các kiến thức đó được dùng để ta hiểu hơn về thế giới và cách ta có thể kiểm soát, bẻ cong, nhuộm màu, biến chất nó. Sự hiểu biết về thế giới tự nhiên là nguyên tố quan trọng nhất để giúp con người thành loài động vật có nền văn minh.

Vì con người dù có rời trái đất đi nữa thì vẫn sẽ sống dưới thiên nhiên, nơi mình sống mình phải hiểu biết thì mới trở thịnh vượng.

Các nhà phân tích và nhà khoa học trong khoa học tự nhiên dựa và tạo kiến thức qua sự quan sát trên thiên nhiên. Trong đó có hai cách, một là nhìn từ thiên nhiên, hai là tái tạo lại thiên nhiên, còn được gọi là thí nghiệm.

Thí nghiệm và quan sát thế giới tự nhiên là nền tảng quan trọng trong khoa học nói chung. Trong đó khoa học tự nhiên sử dụng quy trình khoa học để tạo ra kiến thức.

- Lập giả thuyết qua lý thuyệt sẵn có

- Triển khai mô hình tái tạo thiên nhiên

- Quan sát thực nghiệm

- Ghi chép kết quả phản ứng

- Phân tích

Các cuộc thí nghiệm được triển khai này nhằm sản xuất kiến thức của một khía cạnh nào đó trong môn học và lĩnh vực của mình.

"Khoa học chứng minh" đã được sử dụng nhiều để nhận định việc đúng sai của một sự việc. Nhưng trong lý thuyết, tính khuông khổ của khái niệm đúng sai không chỉ đơn giản như vậy. Nếu nói về liệu khoa học có đúng hay không thì khoa học luôn đúng. Đối với tự nhiên thì bạn thẩy gì vô thì nó phản ứng như thế.

Cái có thể sai ở đây chính là phương thức nghiên cứu và cách phân tích thực nghiệm. Cũng như thế để phân tích kết quả khoa học là quá trình thừa nhận mức độ hoàn chỉnh và mạch lạc của một cuộc tái tạo. Khi nhận ra sự thật đó, thì kiến thức khoa học sẽ được nâng cao. Và hiểu được sử thật này để tránh bị dụ dỗ của sự bạo hành kết quả khoa học bởi truyền thông đại chúng.

Khoa học tự nhiên đã cống hiến cho nhân loại một món quà to lớn. Hiện nay sự tôn trọng mà đại chúng có cho khoa học là một điều tuyệt vời cho sự phát triển của lĩnh vực này.

Và mặc dù khoa học tự nhiên về định nghĩa thì rất khách quan, nhưng phân tích khoa học tự nhiên thì thường sẽ bị dính mùi của sự chủ quan. Vì thế đừng nghe ai nói, hãy tự tái nghiệm, tự đọc và tự phân tích.

-------------------------------------------------------------------------------

Khoa học nhân văn:

https://cdn.noron.vn/2022/03/08/vung-tin-vao-con-duong-di-len-chu-nghia-xa-hoi-1646755342_1024.jpg

(Nguồn ảnh: Báo điện tử - Đảng CS VN)

Khoa học nhân văn nhằm mô tả hành vi của một cá nhân, cộng đồng, và xã hội. Nhằm hiểu hơn về thế giới nhân tạo mà nền văn minh con người đang đặt chân lên.

Trong lĩnh vực này có những môn như tâm lý, nhân học, xã hội học, văn hoá học, ngôn ngữ học, thần học, kinh tế, quản trị, chính trị học, luật học, địa lý nhân văn, v.v.

Tất cả đều học về sự tồn tại và hành vi của con người.

Lịch sử không có trong đây, lý do sẽ được giải thích sau.

Khoa học nhân văn và khoa học tự nhiên dù khác về kiến thức nghiên cứu nhưng giống nhau trong phương thức sản xuất kiến thức ấy. Để tạo ra kiến thức, cả hai sử dụng quan sát.

Các lý thuyết có thể sống qua đời này đến đời khác được nếu chúng có thể đứng trước thử thách của thời gian.

Nhưng một điểm khác nhau giữa khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn đó chính là cách hai triều phái này áp dụng quy trình khoa học. Trong khi khoa học tự nhiên thì khá là thẳng thắn và "dĩ nhiên" với quy trình khoa học. Khoa học nhân văn thì hiện tại quá "đa dạng" để đưa ra khẳng định chính xác.

Ví dụ đi. "Bài kiểm tra kẹo dẻo" đưa ra nhận định rằng sự kiên nhẫn là chìa khoá cho sự thành công. Qua bài kiểm tra, các đứa trẻ được đưa vô thí nghiệm sẽ được cho một miếng kẹo dẻo trên bàn và kêu là phải đợi 15'. Sau 15' mà miếng kẹo vẫn còn, đứa trẻ sẽ được thưởng thêm. Sau bài kiểm tra, các đứa trẻ 'thành công' được gặp lại trong tương lai trong tình hình giàu có và thành công tài chính.

Nhưng, khi các nhà khoa học 'quay lại' bài này và tái thí nghiệm thì nhận ra một sự thật khác. Tất cả các đứa trẻ trong bài đều từ gia đình giàu có, có ăn có học, và đầy đủ. Chưa nói đến tất cả đều 5 tuổi.

Một nghiên cứu mơi hơn, mặc dù không hoàn chỉnh, nhưng đã cho ta một hiện thực mới. Thứ nhất là gia tăng số lượng. Một điểm khác nhau lớn nhất giữa KHNV và KHTN đó chính là số lượng. Trong KHTN thì số lượng có lớn đến nhiêu thì phản ứng lớn như vậy, nhưng kết quá phản ứng và cách phản ứng thì thường sẽ như nhau. Nhưng trong KHNV, số lượng càng nhiều thì nó sẽ càng gần hơn với "số đúng".

Và thứ hai là cho thêm nhiều các nền tảng xã hội từ giàu nghèo, sắc tộc, giới tính, v.v. Thêm vô sự đa dạng.

Cho thấy có sự khác nhau rõ rệt giữa trẻ từ hộ gia đình nghèo và hộ gia đình giàu. Vì trong tình thế của một gia đình nghèo, một đứa trẻ trải qua sự bấp bênh, không biết những lời hứa có được giữ không. Và vì thế sẽ thường 'không thành công' trong bài kiểm tra. So với những trẻ trong gia đình đầy đủ thì luôn nghĩ là lời hứa sẽ được giữ lời vì đầy đủ hơn.

Để hiểu hơn về thế giới loài người, cái thế giới mà con người đã tạo ra là một điều quan trọng để hiểu hơn về chúng ta. Khoa học nhân văn nhắm tới những lĩnh vực được tạo ra bởi đầu óc và bàn tay của con người. Như là kinh tế, giá trị của kinh tế hoàn toàn trong đầu con người nhưng nó vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội và cá nhân.

Văn hoá cũng tồn tại như là tiềm thức chung của một nhóm người, các hoạt động văn hoá như nhảy múa, hát hò. Hay các tư tưởng chính trị.

Hiểu về các khái niệm mà con người đã tạo ra bởi tiềm thức và khả năng kỳ diệu của con người là một điều quan trọng trong việc tiếp tục, gìn giữ, và xây dựng nó.

--------------------------------------------------------------------------------

Toán học:

https://cdn.noron.vn/2022/03/08/gia-mon-toan-tai-quang-nam-1-1-1646757586_1024.png

(Nguồn ảnh: Gia sư dạy toán - Top 10 thương hiệu) Thấy đẹp trai nên lấy ảnh này.

Toán học là cách mà con người giải thích, tìm hiểu, và như một mô hình về quy luật tự nhiên qua một ngôn ngữ nhân tạo và trừu tượng.

Trong lĩnh vực này có đại số, hình học, giải tích, toán thống kê và xác suất, v.v.

Kiến thức trong toán đòi hỏi sự tuyệt đối, phân chia đúng sai rõ ràng. Sự thật trong môn toán thường được coi bởi đại chúng là một sự thật không thể chối cãi.

Trong toán có các 'lệ' và đó là luật của tự nhiên, cứ theo một khái niệm rập khuông đó để tìm đến kết quá chuẩn xác và hợp lệ. Lý do cho sự tin tưởng vào kết quả của toán học đó là vì môn này vô cảm và vô vị, dựa trên căn bản lý trí nhiều và mặc kệ cả thực tế để bay cao.

Mặc dù toán thường được coi là một phần của Khoa học tự nhiên, nhưng sự thật là có sự khác nhau giữa hai triều phái này ở độ cốt lõi. Toán không cần quan sát để tạo ra kiến thức.

Dù được sử dụng nhiều để tìm giả thuyết và lập luận trong các thể loại khoa học, toán học không cần quan sát để đưa ra kết quả. Thay vì đó toán sử dụng ngôn ngữ riêng, một ngôn ngữ chỉ mang giá trị trong đầu người. Nó dựa trên sự hợp lý và quy luật của mình, quy luật này gắn liền với luật lệ tự nhiên nhưng nó cũng không cần xem xét thiên nhiên khi ra kết luận.

Nhưng tất nhiên toán có thể sai, vì người tính toán là con người với khả năng tạo lỗi. Toán có một sự phân chia đúng sai rõ ràng nhất trong các lĩnh vực kiến thức, khô khang và vô cảm, vì thế thường xuyên được sử dụng để tạo ra kiến thức trừu tượng.

Toán được tạo ra bởi con người dựa trên các quy luật tự nhiên, nhưng chuyển thể thành một thứ ký hiệu riêng.

Nhưng tính tuyệt đối này của toán học cũng đã thu hút ngàn lời chỉ trích, nói rằng đây không phải là cách tốt nhất để nhìn nhận cuộc đời. Nhưng thật ra có lĩnh vực nào bao quát hết nổi đâu.

Vì tính khô khang này, môn học này được dùng làm biểu tượng kinh điển của sự khách quan, không quan tâm đến cái thực tế đa cách nhìn của con người. Nhiều người nói toán học là 'phát minh' đẹp nhất và quyền lực nhất của nhân loại.

Các nhà triết học xuyên suốt lịch sử đã thảo luận gay gắt việc toán học là phát minh hay khám phá. Theo mình, các quy luật tự nhiên là thứ con người đang cố giải đáp bằng ngôn ngữ được phát minh của mình.

--------------------------------------------------------------------------------

Lịch sử:

https://cdn.noron.vn/2022/03/09/quangiaiphongtienvaosaigontrongkhongkhikhayenbinhitsuchongtra-1646759530_1024.jpg

(Nguồn ảnh: Giải phóng 30/4 - VOV Đài tiếng nói VN)

Môn học lịch sử là quá khứ học, nhằm tìm hiểu và "khai" sự thật của quá khứ được gh chép. Bản chất môn học này khác với các lĩnh vực khác đơn giản chỉ vì nó không còn nữa và đó là cái đẹp nhưng cũng là thách thức với môn học này.

Trong lĩnh vực này gồm có khảo cổ học, lịch sử nhân loại, lịch sử ẩm thực, lịch sử chính trị, lịch sử nghệ thuật, v.v.

Một điều làm cho lịch sử khác với các môn khác chính là tính "số lượng có hạn" của các nguồn tri thức cho lịch sử. Trong khoa học, các kiến thức có thể được tái tạo lại để kiểm chứng. Nhưng trong lịch sử thì nguồn kiến thức không thể được tái tạo lại, và kể cả nếu có cũng chưa chắc hoàn chỉnh như đúc được.

Vì lý do này, nghiên cứu tài liệu lịch sử rất tốn thời gian, vì giữ gìn được sự toàn vẹn của nguồn lịch sử là một điều cực kỳ quan trọng.

Vì lịch sử không thể được xây mới mà chỉ có khám phá ra, nên thứ tạo ra kiến thức lịch sử nằm ở phần phân tích và diễn giải của các nhà sử học.

Mặc dù sử học không thể quan sát trong thí nghiệm hay tái nghiệm để xác nhận giả thuyết của mình. Nhưng lịch sử đã tạo ra cách xây dựng kiến thức riêng với nó.

Sử học sống chết nhờ nguồn tài liệu được khám phá hoặc có sẵn và cố hết sức để phân tích nó một cách khách quan nhất có thể. Đôi lúc ta có nguồn tại liệu lớn nhưng đôi lúc một tờ giấy cũng không có. Và độ 'đúng' của kiến thức từ lịch sử cũng theo đó bị ảnh hưởng sâu sắc bởi điều này.

Bắt nguồn của lịch sử học thì không biết nhưng mình có một giả thuyết, để cãi nhau. Khi hai vợ chồng cãi vả thì lúc nào cũng mang chuyện cũ ra để nói, và lịch sử từ đó được ghi chép để tranh chấp chính trị và cam kết giữa hai bên.

Điều này đặc biệt quan trọng trong việc phân chia lãnh thổ và chủ quyền, bằng chứng lịch sử được sử dụng để đánh dấu lãnh thổ. Và cũng như vậy tranh chấp chủ quyền cũng mang lịch sử ra.

Vì lịch sử gắn chặt với chủ nghĩa dân tộc vì nó đụng chạm đến khái niệm di sản quốc gia, văn hoá, và dân tộc, cội nguồn của chủ nghĩa dân tộc và tính duy nhất và đặc trưng của chủ nghĩa này. Vì thế lịch sử và kiến thức lịch sử luôn bị chính trị hoá.

--------------------------------------------------------------------------------

Nghệ thuật:

https://cdn.noron.vn/2022/03/09/668026271326879-1646761080_1024.jpg

(Tranh của Vũ Cao Đàm - Top 10 Việt Nam)

Nghệ thuật là cách con người biểu đạt cảm nghĩ và cảm xúc con người của trí tưởng tượng qua tính cá nhân của nó.

Trong lĩnh vực này gồm có hội hoạ, âm nhạc, văn học, phim ảnh, kịch diễn, v.v.

Nếu nói lĩnh vực nào ngược lại với toán học thì mình sẽ chọn nghệ thuật. Nhưng vẫn có những điểm tương đồng.

Nghệ thuật là cách con người biểu đạt cảm xúc, tư tưởng, suy nghĩ, và tưởng tượng của mình cho đôi tai, con mắt, và các giác quan của con người.

Kiến thức nghệ thuật không được định nghĩa rõ ràng và cũng mơ hồ như môn học này. Học nghệ thuật là gì?

Cả hai toán học và nghệ thuật là trừu tượng, nhưng toán được dùng để giải thích thế giới tự nhiên, còn nghệ thuật được dùng để biểu đạt, rung động, và đánh thức những thứ bên trong tiềm thức của một cá nhân.

Có thể chỉ để giải trí, có thể dùng để đại diện và thể hiện cho bản thân, tư tưởng, quan niệm, suy nghĩ, ý muốn, ham vọng, khao khát, bức xúc, v.v.

Vì quá trình sáng tác là một thứ đến từ bên trong, nó mang tính chủ quan cao hơn hết. Theo đó quy trình phân tích nghệ thuật là một quy trình phân tích sự chủ quan đó và phương thức biểu đạt. Nhận xét nghệ thuật theo đó không phải đúng hay sai, mà là có "hay" hay không.

Vì nghệ thuật cuốn hút với con người, nó là biểu tượng của văn hoá và danh tính của một tập thể, một sự tượng trưng cho nền văn minh nhân loại, và là một phiên bản của tính cách. Một thứ có tính nhân cao.

Nghệ thuật là một thứ cho công chúng thưởng thức và đánh giá, tác phẩm nghệ thuật luôn đòi hỏi cái đó từ khán giả, sự đánh giá và nhận xét, nó là một thứ mang tính chủ quan gần như toàn bộ và hành động nhận xét nghệ thuật cũng theo đó rất chủ quan.

Nhận xét nghệ thuật có thể là việc nó có "hay" với bạn không, hay là nó có thể xem qua thông điệp muốn truyền tải từ tác giả và cách biểu đạt đó nó có "hay" hay không. Vì nghệ thuật không nhất thiếc phải làm diệu tâm hồn và giác quan con người, nhưng nó chỉ cần đánh thức gì đó, muốn nói cái gì đó với bạn, cách mà nó chạm đến bạn. Đó là cách đánh giá nghệ thuật mà không dựa dẩm vào sở thích cá nhân.

Trước kia mình thường nghĩ đến kiến thức có ích và kiến thức ko có ích. Nhưng giờ thì thấy kiến thức là kiến thức, ko có loại này loại kia, tất cả đều có ích, chỉ là chưa đến lúc thể hiện ích lợi.

Còn phân chia tốt xấu thì cũng giống như phân con dao này để thái thịt, dao kia thái rau dù nó y xì nhau, đến lúc nhầm cũng ko biết.

Hay kiểu này kiểu kia như phân chia môn học thì nhớ kiến thức là sự đan xen, ko nên phân ra làm gì.

Tìm sin lấy đối chia huyền

Cosin 2 cạnh kề huyền chia nhau

...

1 bài thơ toán học, vậy nó là kiến thức văn hay kiến thức toán?

Loại ta biết và loại ta chưa biết.