[Chuyện nghề] Học các ngành khoa học (Toán, Lý, Hoá, Địa chất, Vật liệu,...) ra đời làm gì?

  1. Khoa học

  2. Hướng nghiệp

  3. Thấu Ngành Hiểu Nghề

  4. Xã hội

https://cdn.noron.vn/2022/03/08/668026271326671-1646750268.png

Chào mọi người, mình là Minh Tiến, hôm nay mình sẽ chia sẻ 1 số thông tin bổ ích cho mấy bạn về định hướng nghề nghiệp lỡ như bạn đam mê khoa học, và bạn bắt đầu suy nghĩ xem sau này ra đời thì làm gì nếu bản thân mình học cái ngành đó. Bạn sẽ luôn tự hỏi là học khoa học ra để làm gì? Thực ra có rất nhiều hướng cho bạn lựa chọn sau khi tốt nghiệp các ngành khoa học. Khoa học là 1 từ chỉ để nói chung cho các ngành đặc thù hơn so với các ngành còn lại ngoài xã hội.

Ví dụ như ngành Quản trị kinh doanh, bạn đọc cái tên là bạn biết bạn ra đời sẽ làm liên quan đến các lĩnh vực như Marketing, Truyền Thông, Quản trị nhân lực, chuyên gia đàm phán thương mại,... hoặc nếu các bạn có cái "lưng" vững chắc thì các bạn có thể tự khởi nghiệp để bắt đầu con đường của mình. Vậy rồi còn cái ngành khoa học thì sao? Ví dụ như ngành Vật Lý Học hay ngành Toán học. Nếu các bạn học bên sư phạm thì sẽ có các ngành như Sư phạm Vật lý, Sư Phạm Toán,... Chỉ cần đọc tên là biết sau này làm những ngành nghề liên quan đến sư phạm. Vậy đối với các ngành như Vật Lý hay Toán thì sao?

https://cdn.noron.vn/2022/03/08/668026271326592-1646747780.jpg

Thì có rất nhiều các hướng đi cho các bạn, các bạn có thể làm rất nhiều các công việc khác nhau, từ giảng dạy cho đến làm nghiên cứu khoa học, cho đến ra đời và đi làm các công việc trong ngành, thậm chí là trái ngành. Cái câu chuyện làm trái ngành không còn là chuyện hiếm trong thế giới này nữa rồi, nhưng câu hỏi đặt ra là học để làm gì trong khi ra làm trái ngành? Làm trái ngành là 1 sự lựa chọn của các bạn để nhằm mục đích kiếm sống. Khi cái ngành của bản thân học ra nhưng không kiếm được việc thì các bạn buộc phải làm trái ngành để kiếm sống.

Vậy nếu không làm trái ngành thì các bạn làm gì? Lấy ví dụ ngành Vật Lý học. Thì sau khi tốt nghiệp các bạn sẽ có nhiều hướng để lựa chọn, các bạn có thể lựa chọn học tiếp lên thạc sĩ và học tiếp lên tiến sĩ, sau đó các bạn ra đời có thể làm nhiều công việc khác nhau (mình sẽ giới thiệu ở dưới). Nếu không học tiếp thì các bạn có thể lựa chọn đi làm, ngành Vật Lý học có rất nhiều hướng đi cho các bạn lựa chọn. Ngành Vật Lý Ứng Dụng (Quang học) hay Vật Lý Chất Rắn, các bạn ra đời có thể làm nhiều về lĩnh vực quang học (Optics), bán dẫn (Semiconductor) hoặc là làm về lập trình(IT) mô phỏng,...các lĩnh vực về quang học hay bán dẫn có rất nhiều công ty tuyển dụng, ví dụ như Bosch, Intel, SamSung, Mitsuba, On Semiconductor,.... Ngành Vật Lý Tin Học hoặc Vật Lý Điện Tử, chỉ cần nghe tên là biết ra đời sẽ làm về các lĩnh vực liên quan đến điện tử, nhúng, lập trình, thiết bị,... Nếu thích làm giáo viên thì các bạn sẽ được hỗ trợ học thêm 1 khoá về giảng dạy. Vậy rồi nếu là ngành Vật Lý Lý Thuyết thì sao nhỉ:)) Đây là 1 ngành đặc thù của vật lý vì ở đây các bạn chỉ học thiên về lý thuyết hoàn toàn. Tuy nhiên nếu các bạn thật sự giỏi ở trong này thì đảm bảo các bạn sẽ có 1 cái profile rất đỉnh vì thông thường, những bạn giỏi trong nhóm lý thuyết đều được đưa sang nước ngoài để học tập và các bạn có thể tự do phát triển từ đó. Bật mí nhỏ là profile của dân vật lý lý thuyết không có ai tầm thường cả đâu:v Còn nữa là các bạn có thể làm trong các viện nghiên cứu hoặc trong các trường đại học tại Việt Nam và cả ở nước ngoài. Ngành Vật Lý học dự kiến sẽ mở thêm ngành Công nghệ Điện tử và Tin học để cạnh tranh với bên IT và Điện tử:>

Đây là ví dụ 1 thầy trong nhóm Vật Lý Lý Thuyết

https://cdn.noron.vn/2022/03/08/thaytuyen-1646747211.jpg

Đây là thầy Vũ Quang Tuyên, thầy là tiến sĩ Đức, thầy là 1 người cực kỳ giỏi, trình độ của thầy có thể gần như đạt đến học hàm Giáo sư. Mình sẽ giới thiệu sơ về thầy: đầu tiên, hiện tại thầy đang là CEO của 1 công ty về STEM. Thứ 2, các bạn lên google search cũng sẽ ra 1 số thông tin về thầy. Thứ 3, thầy là học trò của 1 vị giáo sư người Đức đã từng nhận giải Nobel Vật Lý cách đây hơn 10 năm về trước, vị giáo sư đó là người hướng dẫn của thầy, có lẽ trong cái giải Nobel đó có 1 phần công sức của thầy vì thầy Tuyên học sau Tiến sĩ tại Đức từ năm 2006. Thứ 4, thầy giảng dạy rất nhiều môn: Cơ lượng tử, Lý Thuyết Chất Rắn, Quang lượng tử, Lập trình mô phỏng cho Vật Lý Lý Thuyết, Phương pháp giảng dạy, Tâm Lý học,... Nói chung thầy có 1 profile rất đỉnh. Bật mí 1 chút xíu cho các bạn biết, thầy cũng là 1 lập trình viên đó:))

Đối với các ngành khác cũng như vậy, ví dụ ngành toán học, các bạn có thể làm giáo viên hoặc làm nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề trong lĩnh vực toán học, cùng lắm thì làm về DATA Science hoặc IT

Ví dụ như ngành CNTT đi, các bạn nghĩ học xong rồi là đi làm IT thế là hết rồi hả:)) Không có nhé, ngành IT, lĩnh vực nghiên cứu rất rộng, rộng như thế nào thì các bạn phải đi sâu mới biết được

Có rất nhiều hướng đi để các bạn lựa chọn sau khi ra đời

Như mình hiện tại là làm về nghiên cứu khoa học:)) Nhiều đứa bạn của mình cũng từ ngành vật lý ra bây giờ cũng có nhiều công việc khác nhau, có người làm về lĩnh vực quang học, có người làm về bán dẫn, có người thì làm về logistics, có người làm về IT, điện tử... rất nhiều. Có người thì đi du học ở các trường đại học như Thanh Hoa, Đại học Quốc gia Đài Loan, Seoul, Tokyo, hoặc các đại học ở Châu Âu và Mỹ như MIT chẳng hạn:>

Các bạn có thể vào đây để tham khảo:

Hoặc là Khoa Vật Lý của HUS

 

Từ khóa: 

thaunganhhieunghe

,

chiasenghenghiep

,

hướng nghiệp

,

review nghề

,

review

,

khoa học

,

hướng nghiệp

,

thấu ngành hiểu nghề

,

xã hội

úi cuối cùng cũng dược đọc chia sẻ từ anh, em tin là bài viết sẽ rất bổ ích cho những bạn đam mê về lĩnh vực này nhưng vẫn còn mông lung về hướng đi trong tương lai.😄 😄

Trả lời

úi cuối cùng cũng dược đọc chia sẻ từ anh, em tin là bài viết sẽ rất bổ ích cho những bạn đam mê về lĩnh vực này nhưng vẫn còn mông lung về hướng đi trong tương lai.😄 😄

Em rất hứng thú với vật lý, kể cả xem qua youtube hay tiktok nhưng cứ lên lớp cô giảng lại ngáp ngắn ngáp dài

cám ơn anh rất nhiều vì đã đóng góp một bài viết chất lượng như vậy về chia sẻ nghề nghiệp, bài viết hữu ích quá ạ, mong các bạn đang có định hướng theo lĩnh vực này có thể tiếp cận được!

Tự dưng nhớ nyc em cũng là học bá của môn Vật lý :)) Hồi cấp 3 suốt ngày nhìn thấy nó cắm mặt vào giải đề, hỏi thêm thầy cô, học trên mạng, tự học r đi thi toàn Nhất thấy nể thật :))