Nếu đời là bể khổ, thì việc sinh con ra trên đời này là một tội lỗi?

  1. Triết học

..

Từ khóa: 

triết học

Câu hỏi này nghe qua thấy khá hay, trùng hợp thay mình vừa sinh con không lâu, nên trả lời cho bạn.
Câu hỏi này có hai vế, có lẽ bạn muốn hỏi việc sinh con ra trên đời này có phải tội lỗi hay không; nhưng mình thấy điều đó phụ thuộc vào vế trước, nên mình trả lời vế trước. Đời này có phải là bể khổ hay không?
Người chỉ có thể nằm một chỗ, tầm nhìn mù mịt, âm thanh u mê, không thể nói năng, sinh hoạt dựa hết vào người thân, thậm chí không thể nghiêng người qua bên, bạn có thấy khổ không? Thế nhưng em gái mình đã ước được như vậy, đó là quay lại thời kỳ sơ sinh của con người.
Trẻ con rất quấy, có những đêm khóc ngặt trên tay. Bé khóc lớn nên chồng không ngủ được, anh choàng dậy: "Đưa con cho anh!". Mình lắc đầu, "Anh qua phòng khác ngủ đi, để con cho em". Đêm đó chồng mình ngủ ngon, hôm sau đi làm, còn mình trông tới sáng, cho con ngủ thì mình ngủ.
Cũng câu chuyện đó, có những cặp vợ chồng, khi vợ gắng ôm con dỗ, chồng cáu bảo: "Có việc dỗ con thôi cũng không làm nổi!". Vợ vặc lại, chồng bỏ qua chỗ khác ngủ, hôm sau đi làm, vợ trông con tới sáng, cả hai hậm hực không yên.
Khởi đầu và kết thúc câu chuyện đều giống nhau, nhưng bên trong ẩn chứa nhiều điều khác.
Bạn thấy đó, cuộc đời này không dễ dàng. Nhưng việc thấy khổ hay không còn tùy thuộc vào tâm thế và hành động cá nhân. Khi trẻ lên năm, điều hạnh phúc đơn giản là đi được xe đạp. Khi người đã chín mươi lăm, điều hạnh phúc đơn giản là đi được xe đạp. Hãy hân hưởng đắng cay chua mặn ngọt bùi của cuộc sống này trao cho bạn.
Mình không nghĩ đời là bể khổ. Vậy nên mình vui vẻ chào mừng con mình đến với cuộc sống này.
Trả lời
Câu hỏi này nghe qua thấy khá hay, trùng hợp thay mình vừa sinh con không lâu, nên trả lời cho bạn.
Câu hỏi này có hai vế, có lẽ bạn muốn hỏi việc sinh con ra trên đời này có phải tội lỗi hay không; nhưng mình thấy điều đó phụ thuộc vào vế trước, nên mình trả lời vế trước. Đời này có phải là bể khổ hay không?
Người chỉ có thể nằm một chỗ, tầm nhìn mù mịt, âm thanh u mê, không thể nói năng, sinh hoạt dựa hết vào người thân, thậm chí không thể nghiêng người qua bên, bạn có thấy khổ không? Thế nhưng em gái mình đã ước được như vậy, đó là quay lại thời kỳ sơ sinh của con người.
Trẻ con rất quấy, có những đêm khóc ngặt trên tay. Bé khóc lớn nên chồng không ngủ được, anh choàng dậy: "Đưa con cho anh!". Mình lắc đầu, "Anh qua phòng khác ngủ đi, để con cho em". Đêm đó chồng mình ngủ ngon, hôm sau đi làm, còn mình trông tới sáng, cho con ngủ thì mình ngủ.
Cũng câu chuyện đó, có những cặp vợ chồng, khi vợ gắng ôm con dỗ, chồng cáu bảo: "Có việc dỗ con thôi cũng không làm nổi!". Vợ vặc lại, chồng bỏ qua chỗ khác ngủ, hôm sau đi làm, vợ trông con tới sáng, cả hai hậm hực không yên.
Khởi đầu và kết thúc câu chuyện đều giống nhau, nhưng bên trong ẩn chứa nhiều điều khác.
Bạn thấy đó, cuộc đời này không dễ dàng. Nhưng việc thấy khổ hay không còn tùy thuộc vào tâm thế và hành động cá nhân. Khi trẻ lên năm, điều hạnh phúc đơn giản là đi được xe đạp. Khi người đã chín mươi lăm, điều hạnh phúc đơn giản là đi được xe đạp. Hãy hân hưởng đắng cay chua mặn ngọt bùi của cuộc sống này trao cho bạn.
Mình không nghĩ đời là bể khổ. Vậy nên mình vui vẻ chào mừng con mình đến với cuộc sống này.

Đời là bể khổ là đúng vì trên đời có được mấy ai dám nói mình thoát lục dục thất tình, đắc đạo, an nhiên, chỉ là được vài phần; đó là với người có học, có đọc sách còn với người thường 90% còn bị lôi dẫn vào mạnh mẽ. Vì thế nên dưới con mắt nhà tu hành gần như ai cũng khổ, có người còn không nhận ra mình khổ, vì chưa từng được hạnh phúc.

Tương tự nói mạt pháp là vì thời này tất cả tôn giáo đã bị chính trị hoá, hầu như tất các sư tu online, trụ trì làm tình báo, lên đại tá trung tướng.., rất rất nhiều; nguỵ tạo kinh sách làm truyền thông, nhét chữ vào mồm phật gần như 99%; một số không liên quan nhưng cũng vì ngu muội mà làm theo nên coi như mạt pháp còn gì.

Câu hỏi này làm mình nhớ đến câu chuyện 1 anh chàng nào đó ở Ấn Độ từng đâm đơn kiện bố mẹ của anh ta vì tội sinh anh ta trên cuộc đời này.

Mình thì không tán thành với quan điểm ''Đời là bể khổ'', hiện tại mình đang cảm thấy rất hài lòng với cuộc sống hiện tại. Mình biết ơn vì được sinh ra trên cuộc đời này.

Sướng khổ có lẽ là do bản thân, nếu bạn bất hạnh sinh ra trong gia cảnh khó khăn thì cuộc đời vẫn luôn cho bạn rất nhiều cơ hội để thoát khỏi cảnh khốn khổ đó. Mình tin ông trời không bao giờ triệt mọi đường sống của ai đó, chỉ là họ có chịu tìm kiếm và nắm bắt lấy cơ hội đó không thôi.

Có hai hướng
Thứ nhất:
Con cái trước khi tồn tại thì ko có mong muốn hay ý muốn được sinh ra trên cuộc đời này làm gì cả. Bỗng nhiên bị kéo đến thế gian này để sống hết cuộc đời? Nhạt nhẽo, đau khổ, vui sướng, hạnh phúc... rất nhiều mức độ cảm xúc xảy ra trong đời người. Và bố mẹ chính là người đã lôi con cái đến cái thế giới này, nên hoàn toàn có trách nhiệm với chúng, nên dùng hết sức hết khả năng nuôi nấng con cái, cho chúng đầy đủ những gì trong khả năng của mình để ít chịu khổ nhất có thể trong quãng thời gian sống trên đời. Mặc dù khổ cũng là điều rất quan trọng trong sự phát triển của một con người (đúng là thế nhưng phát triển làm gì? Trong khi phát triển đến thế nào thì cũng đến lúc chết ? Đó là câu hỏi quan trọng mà chúng ta phải tự tìm câu trả lời).
Thứ 2:
Con cái được có cơ hội tồn tại trên đời này để trải nghiệm, để có thể nhận thức được sự tồn tại của bản thân, để đi qua bao buồn vui, dù gì cũng chỉ xảy ra một lần, phải biết trân trọng hết sức cơ hội được sống 1 lần này của mình để sống một cách tuyệt vời theo ý mỗi người, nếu không có bố mẹ thì mình làm sao có thể được tồn tại. Thể xác, do bố mẹ sinh ra, nhưng cái ý thức, cái linh hồn bên trong (thực ra cũng ko chắc là có phải linh hồn ở bên teong cơ thể hay không vì đâu có ai xác định được vị trí của linh hồn) thì sinh ra từ hư vô, từ không là gì cả cho đến một tâm trí hoàn thiện đủ để nhận thức cuộc sống và bản thân mình. Cho nên phải biết ơn bố mẹ đã sinh mình ra, cố gắng báo hiếu bố mẹ.
Mỗi một hướng trên đây thì chỉ nói về trách nhiệm của một bên con cái hoặc bố mẹ, và tổng hợp lại thì chúng ra có quan hệ bố mẹ con cái như từ xưa đến bây giờ: bố mẹ yêu thương nuôi nấng con cái, và con cái yêu thương báo hiếu bố mẹ. Nói gì thì nói mỗi chúng ta tuy có quan hệ máu thịt nhưng trên phương diện ý thức thì lại là những tồn tại độc lập riêng biệt với nhau. Hãy cứ trải nghiệm cuộc đời này, giúp đỡ những người khác vì ai cũng đang phải vật lộn với cuộc sống của chính mình.
Thật ra các mệnh đề: Bể Khổ - Sinh Con - Tội Lỗi không hoàn toàn liên quan đến nhau.
Đầu tiên xin được giải thích tại sao có câu: Đời là Bể Khổ? 
Đây là một câu nói theo quan điểm của Phật giáo (theo tôi nhớ thì Công giáo và các Đạo khác không có khái niệm này). Khi Đức Phật Thích Ca thành Đạo, Ngài đã giảng bài Pháp đầu tiên cho 5 anh em Kiều Trần Như là những đệ tử đầu tiên của Ngài. Nội dung bài Pháp là về nguyên lý Tứ Diệu Đế (Tứ Thánh Đế) - 4 sự thật của Bậc Thánh Giác Ngộ. 
Thứ nhất: Khổ Đế - cuộc đời vốn chất chứa toàn là Khổ đau, Hỷ lạc cũng là khởi nguồn của Khổ đau (khi bạn mong muốn thứ gì, bạn đạt được, bạn hạnh phúc, rồi bạn sợ hãi lo lắng sẽ mất đi niềm hạnh phúc đó, sinh ra đau khổ phiền não, nội dung cụ thể còn rất nhiều ở đây mình chỉ nói sơ lược).
Thứ hai: Tập Đế - do đâu mà có sự Khổ đau (như giải thích phía trên, do Tham Ái không được thoả mãn).
Thứ ba: Diệt Đế - chỉ cần đoạn trừ Tham Sân Si Mạn Nghi và các "độc" khác trong Tâm thì sẽ Thoát Khổ, 
Thứ tư: Đạo Đế - Bát Chánh Đạo là các phương pháp tu hành để Thoát Khổ. 
Như vậy, Đời là Bể Khổ ở trên phương diện đời sống thì không hoàn toàn đúng, có lúc vui lúc buồn, việc sinh con cũng vậy, nếu đứa trẻ đủ ngày đủ tháng sinh ra khoẻ mạnh thì mang lại niềm vui cho cả gia đình, còn nếu lỡ bị dị tật bẩm sinh, sức khoẻ yếu ớt thì lại gây ra nỗi buồn cho cả gia đình. 
Việc nói Đời là Bể Khổ trên phương diện của người tu hành là để họ hiểu rõ và quán chiếu Thân - Tâm để không bao giờ vướng mắc vào những Hỷ lạc nhất thời mà quên đi việc phải chuyên tâm tu tập để được Giải Thoát khỏi sinh tử luân hồi. Còn nếu hiểu theo nghĩa, "vì sao biết Đời là Bể Khổ mà còn sinh con ra cho nó phải chịu khổ, như vậy là tội lỗi" thì không đúng, nếu vì Đời là Bể Khổ mà không sinh đẻ nữa thì xã hội, tôn giáo làm sao vận hành? Các chúng sinh, muôn loài ở cõi thấp làm sao có được thân người để tu hành? 
Nên nhớ, theo Đạo Phật, để chứng Đạo thì Như Lai phải hạ sinh làm người trong vô số A - Tăng - Kỳ kiếp để tu hành, được làm người là cơ hội để nâng cao Đạo Hạnh của người tu, cũng là để thuyết giảng hoằng dương Phật Pháp cho thế gian càng nhiều người biết đến để được đi trên con đường Giải Thoát.

Quan điểm về cuộc sống của mỗi người lại khác nhau. Bạn có thể tin vào triết lý bi quan, yếm thế của đám nào đấy rằng - đời là bể khổ, qua được bể khổ thì cũng qua đời -> sinh con ra là ném nó vào bể khổ, tội lỗi bla bla gì đó; nhưng ko phải ai cũng nghĩ thế, đừng áp cái đó lên tất cả mọi người. 

Tôi không bàn đến việc đời có phải bể khổ hay không. Tôi phân tích dựa trên 2 trường hợp: Đời là bể khổ, đời là bể vui để trả lời câu hỏi này.

NẾU BIẾT ĐỜI LÀ BỂ KHỔ, Sinh con ra chắc chắn là tội.

NẾU KHÔNG BIẾT ĐỜI LÀ BỂ KHỔ. Sinh con ra là có lỗi.

Cho nên NẾU ĐỜI LÀ BỂ KHỔ thì SINH CON RA là CÓ TỘI hoặc CÓ LỖI, NÊN PHẢI CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI NÓ.

NẾU ĐỜI LÀ BỂ VUI. Sinh con ra cũng phải có trách nhiệm. Đứa trẻ KHÔNG HỀ ĐƯỢC LỰA CHỌN. Nên dù bạn có công sinh thành thì bạn vẫn phải có trách nhiệm.

Có thể đối với bạn ĐỜI KHÔNG LÀ BỂ KHỔ, nhưng nếu bạn vô trách nhiệm thì vẫn bị pháp luật xử lý (nặng nhẹ có thể tùy vào từng quốc gia). Bạn không thể phủ nhận ĐỜI LÀ BỂ KHỔ, hay viện công lao sinh thành để mình vô tội được.