Tại sao gọi đời là bể khổ?

  1. Tâm linh

Đa số con người sinh ra, sống cuộc sống đầy gian truân đau đớn, cực khổ rồi qua đời. Vậy nguyên nhân đó từ đâu ?

Từ khóa: 

tâm linh

Bạn nghĩ xem trong cuộc đời bạn có nhiều không những giây phút hạnh phúc, vui vẻ, những giây phút hân hoan.... chỉ là niềm vui ngắn ngủi, người ta thích trầm trong hoá nỗi buồn hơn cả việc tận hưởng niềm vui.

Đức Phật nhận định: Đời là bể khổ. Khổ từ đâu mà ra, có tự nhiên xuất hiện hay mất đi, hay truyền từ dạng thức này sang một dạng thức khác? Là món quà, là thử thách, hay sự trừng phạt? Hay là đời cay đắng nên muốn người cũng đắng cay? Đời đâu có cay nghiệt hay chúng ta cay nghiệt với đời???

Đức Phật cho rằng đời người ai cũng phải chịu “Bát Khổ” tức Tám nỗi khổ khác nhau:

Thứ nhất, Sinh Khổ: Là sự khổ đau của người sinh và người được sinh.

Thứ hai, Lão Khố: Là sự khổ đau lúc tuổi già

Thứ ba, Bệnh Khổ: Là sự khổ đau khi mang tật bệnh.

Thứ tư, Tử Khổ: Là sự khổ đau trong lúc chết.

Thứ năm, Ái Ly Biệt Khổ: Là nỗi khổ đau khi phải xa người mình thương yêu.

Thứ sáu, Oán Tăng Hội Khổ: Là sự khổ đau về oan gia hội ngộ.

Thứ bảy, Cầu Bất Đắc Khổ: Là sự bất toại nguyện khi mong muốn mà không được.

Thứ tám, Ngũ Uẩn Khổ: Là sự khổ đau về năm ấm hưng thạnh.

Đức Phật chỉ ra nỗi đau khổ của con người và ngài cũng chỉ ra BÁT CHÁNH ĐẠO giúp con người thoát khổ.

Mình không theo đạo Phật, nhưng có biết qua, Mình chỉ nghĩ dù sao mình đã có mặt trên cuộc đời, đừng qua mãi tập trung vào nỗi khổ đau mà lay lắt qua ngày, hãy xem những bất hạnh mà bản thân đã đang và sắp đối mặt như là một gia vị của cuộc sống. Giống như chocolate, ngọt quá thì ngấy, đắng quá thì khó ăn. Cuộc sống phải mang đủ tư vị mới đáng sống, phải “có ngày cười, có ngày khóc, và có ngày hoan ca”. Trên bức tranh sóng xô triều vỗ mà cuộc đời vẽ lên, những nỗi khổ tuy nhiều nhưng chỉ là màu nền mà không hề là tâm điểm. Nỗi buồn ấy góp phần làm sáng rõ những niềm vui, khiến ta thêm trân quý những khoảnh khắc đáng giá. Bởi có những ngày mưa ta mới yêu thêm những ngày nắng, có chia ly mới quý phút giây sum vầy, có mất mát mới trân trọng những điều đang có, có khổ nghèo mới biết quý những bữa ăn.

Trả lời

Bạn nghĩ xem trong cuộc đời bạn có nhiều không những giây phút hạnh phúc, vui vẻ, những giây phút hân hoan.... chỉ là niềm vui ngắn ngủi, người ta thích trầm trong hoá nỗi buồn hơn cả việc tận hưởng niềm vui.

Đức Phật nhận định: Đời là bể khổ. Khổ từ đâu mà ra, có tự nhiên xuất hiện hay mất đi, hay truyền từ dạng thức này sang một dạng thức khác? Là món quà, là thử thách, hay sự trừng phạt? Hay là đời cay đắng nên muốn người cũng đắng cay? Đời đâu có cay nghiệt hay chúng ta cay nghiệt với đời???

Đức Phật cho rằng đời người ai cũng phải chịu “Bát Khổ” tức Tám nỗi khổ khác nhau:

Thứ nhất, Sinh Khổ: Là sự khổ đau của người sinh và người được sinh.

Thứ hai, Lão Khố: Là sự khổ đau lúc tuổi già

Thứ ba, Bệnh Khổ: Là sự khổ đau khi mang tật bệnh.

Thứ tư, Tử Khổ: Là sự khổ đau trong lúc chết.

Thứ năm, Ái Ly Biệt Khổ: Là nỗi khổ đau khi phải xa người mình thương yêu.

Thứ sáu, Oán Tăng Hội Khổ: Là sự khổ đau về oan gia hội ngộ.

Thứ bảy, Cầu Bất Đắc Khổ: Là sự bất toại nguyện khi mong muốn mà không được.

Thứ tám, Ngũ Uẩn Khổ: Là sự khổ đau về năm ấm hưng thạnh.

Đức Phật chỉ ra nỗi đau khổ của con người và ngài cũng chỉ ra BÁT CHÁNH ĐẠO giúp con người thoát khổ.

Mình không theo đạo Phật, nhưng có biết qua, Mình chỉ nghĩ dù sao mình đã có mặt trên cuộc đời, đừng qua mãi tập trung vào nỗi khổ đau mà lay lắt qua ngày, hãy xem những bất hạnh mà bản thân đã đang và sắp đối mặt như là một gia vị của cuộc sống. Giống như chocolate, ngọt quá thì ngấy, đắng quá thì khó ăn. Cuộc sống phải mang đủ tư vị mới đáng sống, phải “có ngày cười, có ngày khóc, và có ngày hoan ca”. Trên bức tranh sóng xô triều vỗ mà cuộc đời vẽ lên, những nỗi khổ tuy nhiều nhưng chỉ là màu nền mà không hề là tâm điểm. Nỗi buồn ấy góp phần làm sáng rõ những niềm vui, khiến ta thêm trân quý những khoảnh khắc đáng giá. Bởi có những ngày mưa ta mới yêu thêm những ngày nắng, có chia ly mới quý phút giây sum vầy, có mất mát mới trân trọng những điều đang có, có khổ nghèo mới biết quý những bữa ăn.

Con người sinh ra ai cũng khổ, không khổ Đông thì khổ Tây, không khổ kiểu này thì khổ kiểu khác. Tôi không hiểu tôi có mặt trên cái cuộc đời này làm cái gì! Sống sao cho mình vui nhất là được.

Nguyên nhân khổ đau là cũng từ mình mà ra cũng chẳng do ai khác cả.

Mình không tin vào tín ngưỡng tôn giáo nhưng mà thấy câu này cũng đúng. Vì cuộc đời này quá nhiều nỗi khổ:
- Nỗi khổ học hành
- Nỗi khổ trong công việc
- Nỗi khổ sức khoẻ
- Nỗi khổ mất người thân
- Sự ganh tỵ với những người xung quanh
Vậy nên người sinh ra tới lúc mất đi, hầu như giây phút tận hưởng rất ít. Một năm du lịch tận hưởng được vài ngày thì 300 ngày còn lại phải làm việc.

Nói ngắn gọn thì khổ có thể được định nghĩa là muốn có thêm là khổ, có mà không giữ được là khổ, giữ rồi lại chán cũng khổ. Nguyên nhân của khổ chỉ bởi ở 1 chữ "cần", cần có, cần giữ, cần làm mới. Vậy giờ muốn thoát khổ thì mình "bất cần" thôi. Bất cần ở đây không phải là phủ định mọi thứ mà là trân trọng hiện tại mình đang có mà không có nhu cầu ham muốn nhiều hơn.