Nêu học thuyết về Lễ của Khổng Tử?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Lễ theo Khổng Tử là toàn bộ những nghi lễ, chuẩn tắc trong quan hệ giữa người với người, từ hành vi ngôn ngữ cho đến trang phục, nhà cửa... - Lúc đầu lễ là cái để thờ cúng thần, lễ mang tính tôn giáo là chủ yếu. Khi người Chu lên ngôi, lễ được chia thành năm loại: + Cát lễ: những quy định về tế tự; + Hung lễ: những quy định về ma chay, thiên tai, nhân họa; + Quân lễ: những quy định phục vụ chiến tranh; + Tân lễ: những quy định về triều chính; + Gia lễ: những quy định trong sinh hoạt đời thường, tron các quan hệ huyết tộc. - Lễ còn bao hàm mọi nghi thức trong sinh hoạt xã hội, những quy định chi tiết đến cả các hoạt động cá nhân (ăn, mặc, đi đứng, chào hỏi, cưới xin, hội hè của từng loại người trong xã hội). Ai ở phận vị nào thì chỉ được dùng lễ ấy, tùy vào tính chất công việc khác nhau mà dùng lễ khác nhau. - Khi Nhan Uyên (người được Khổng Tử đánh giá là xuất sắc nhất) hỏi thế nào là người có đức Nhân, Khổng Tử nói: Là người biết sửa mình, theo điều Lễ (Khắc kỉ phục Lễ vi nhân). Và ông giải thích thêm, theo điều Lễ là: không nhìn cái không hợp Lễ, không nghe cái không hợp Lễ, không nói điều không hợp Lễ, không làm việc không hợp Lễ (Phi lễ vật thị, phi Lễ vật thính, phi Lễ vật ngôn, phi Lễ vật động). - Khổng Tử đã biến Lễ thành một phạm trù có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc, có tác dụng điều chỉnh, ước thúc cái bản tính tự nhiên (“chất”) – thường là thái quá hoặc bất cập – của con người (Ước chi dĩ Lễ - Luận ngữ, Ung dã). Ông nói: Cung kính thái quá, không hợp với Lễ là tự làm khổ nhọc thân mình; cẩn thận quá Lễ thành ra nhút nhát; dũng cảm quá Lễ sinh ra loạn nghịch; ngay thẳng quá Lễ thành ra thô thiển quê mùa (Luận ngữ, Thuật nhi). - Khổng Tử đặc biệt nhấn mạnh thái độ Thành và Kính trong khi thực hiện Lễ. Tử Du hỏi về đạo Hiếu, ông nói: “Ngày nay người ta gọi là nuôi nấng chăm sóc cha mẹ là thờ cha mẹ, nhưng đối với chó và ngựa người ta cũng nuôi nấng, chăm sóc nó. Nếu như đối với cha mẹ mà không có lòng kính thì sự săn sóc đối với cha mẹ có khác gì đối với việc chăm sóc nuôi nấng chó ngựa” (Luận ngữ, Vi chính).
Trả lời
Lễ theo Khổng Tử là toàn bộ những nghi lễ, chuẩn tắc trong quan hệ giữa người với người, từ hành vi ngôn ngữ cho đến trang phục, nhà cửa... - Lúc đầu lễ là cái để thờ cúng thần, lễ mang tính tôn giáo là chủ yếu. Khi người Chu lên ngôi, lễ được chia thành năm loại: + Cát lễ: những quy định về tế tự; + Hung lễ: những quy định về ma chay, thiên tai, nhân họa; + Quân lễ: những quy định phục vụ chiến tranh; + Tân lễ: những quy định về triều chính; + Gia lễ: những quy định trong sinh hoạt đời thường, tron các quan hệ huyết tộc. - Lễ còn bao hàm mọi nghi thức trong sinh hoạt xã hội, những quy định chi tiết đến cả các hoạt động cá nhân (ăn, mặc, đi đứng, chào hỏi, cưới xin, hội hè của từng loại người trong xã hội). Ai ở phận vị nào thì chỉ được dùng lễ ấy, tùy vào tính chất công việc khác nhau mà dùng lễ khác nhau. - Khi Nhan Uyên (người được Khổng Tử đánh giá là xuất sắc nhất) hỏi thế nào là người có đức Nhân, Khổng Tử nói: Là người biết sửa mình, theo điều Lễ (Khắc kỉ phục Lễ vi nhân). Và ông giải thích thêm, theo điều Lễ là: không nhìn cái không hợp Lễ, không nghe cái không hợp Lễ, không nói điều không hợp Lễ, không làm việc không hợp Lễ (Phi lễ vật thị, phi Lễ vật thính, phi Lễ vật ngôn, phi Lễ vật động). - Khổng Tử đã biến Lễ thành một phạm trù có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc, có tác dụng điều chỉnh, ước thúc cái bản tính tự nhiên (“chất”) – thường là thái quá hoặc bất cập – của con người (Ước chi dĩ Lễ - Luận ngữ, Ung dã). Ông nói: Cung kính thái quá, không hợp với Lễ là tự làm khổ nhọc thân mình; cẩn thận quá Lễ thành ra nhút nhát; dũng cảm quá Lễ sinh ra loạn nghịch; ngay thẳng quá Lễ thành ra thô thiển quê mùa (Luận ngữ, Thuật nhi). - Khổng Tử đặc biệt nhấn mạnh thái độ Thành và Kính trong khi thực hiện Lễ. Tử Du hỏi về đạo Hiếu, ông nói: “Ngày nay người ta gọi là nuôi nấng chăm sóc cha mẹ là thờ cha mẹ, nhưng đối với chó và ngựa người ta cũng nuôi nấng, chăm sóc nó. Nếu như đối với cha mẹ mà không có lòng kính thì sự săn sóc đối với cha mẹ có khác gì đối với việc chăm sóc nuôi nấng chó ngựa” (Luận ngữ, Vi chính).