Ngành nào sẽ bị cắt giảm biên chế nhiều nhất?

  1. Tin Tức

Với khoảng gần 3 triệu viên chức và 11 triệu người hưởng lương từ ngân sách, bộ máy của chúng ta bị xem là quá cồng kềnh và nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng, việc giảm biên mạnh mẽ là hợp lý trong giai đoạn này.

Theo bạn ngành nào nên giảm mạnh trong thời gian tới. Theo mình đó nên là công an, và viên chức nhà nước.

Từ khóa: 

tin tức

Muốn giảm thì trước hết cần giảm các thủ tục trước đã. Bộ máy cồng kềnh thì đúng là vậy nhưng nó cồng kềnh là có lý do cả. Ko ai tuyển ng vào để ngồi chơi xơi nước (mặc dù vẫn có một số trường hợp như vậy). Nhưng theo mình thấy công chức thực tế làm cũng ko phải là ít. Tất cả đều do các thủ tục hành chính rườm rà phức tạp, lại liên quan đến quá nhiều ban ngành. Nội các cuộc họp thôi đã chiếm rất nhiều thời gian, nhất là của các lãnh đạo. Họp đến nỗi ko có thời gian phổ biến lại cho cấp dưới. Chỉ cần nảy sinh một việc là phải có các cuộc họp của tất cả các bên liên quan. Vì đâu ai dám chịu trách nhiệm một mình. Thế là mỗi ban ngành phải cắt cử người đi họp. Mà một năm biết bao nhiêu công việc nảy sinh. Một thành phố tí tẹo như nơi mình sống, 1 năm riêng các quyết định của UBND thành phố thôi đã là gần 3000, chưa kể các văn bản khác.

Vì vậy, muốn giảm biên chế, hay giảm bộ máy gì, trước hết cần giảm các thủ tục hành chính, pháp lý. Giao việc rõ ràng cho từng ban ngành đoàn thể. Thời đaij 4.0 các văn bản nên được số hoá, các thủ tục được hoàn thành qua mạng, chỉ cần trực tiếp đến nhận kết quả (tránh Indentity theft). Rà soát tất cả các khâu để loại bỏ các khâu thừa cùng với đó là những “ng thừa”. Đến lúc đó thì tha hồ tinh giảm bộ máy. Chứ thật, giờ mà đột giảm các viên chức, dồn việc sang các nhân viên còn lại, ai làm cho nổi? Ko khéo các công việc của ng dân bị đình trệ, họ làm loạn thì mệt chuyện 😂😂

Trả lời
Muốn giảm thì trước hết cần giảm các thủ tục trước đã. Bộ máy cồng kềnh thì đúng là vậy nhưng nó cồng kềnh là có lý do cả. Ko ai tuyển ng vào để ngồi chơi xơi nước (mặc dù vẫn có một số trường hợp như vậy). Nhưng theo mình thấy công chức thực tế làm cũng ko phải là ít. Tất cả đều do các thủ tục hành chính rườm rà phức tạp, lại liên quan đến quá nhiều ban ngành. Nội các cuộc họp thôi đã chiếm rất nhiều thời gian, nhất là của các lãnh đạo. Họp đến nỗi ko có thời gian phổ biến lại cho cấp dưới. Chỉ cần nảy sinh một việc là phải có các cuộc họp của tất cả các bên liên quan. Vì đâu ai dám chịu trách nhiệm một mình. Thế là mỗi ban ngành phải cắt cử người đi họp. Mà một năm biết bao nhiêu công việc nảy sinh. Một thành phố tí tẹo như nơi mình sống, 1 năm riêng các quyết định của UBND thành phố thôi đã là gần 3000, chưa kể các văn bản khác.

Vì vậy, muốn giảm biên chế, hay giảm bộ máy gì, trước hết cần giảm các thủ tục hành chính, pháp lý. Giao việc rõ ràng cho từng ban ngành đoàn thể. Thời đaij 4.0 các văn bản nên được số hoá, các thủ tục được hoàn thành qua mạng, chỉ cần trực tiếp đến nhận kết quả (tránh Indentity theft). Rà soát tất cả các khâu để loại bỏ các khâu thừa cùng với đó là những “ng thừa”. Đến lúc đó thì tha hồ tinh giảm bộ máy. Chứ thật, giờ mà đột giảm các viên chức, dồn việc sang các nhân viên còn lại, ai làm cho nổi? Ko khéo các công việc của ng dân bị đình trệ, họ làm loạn thì mệt chuyện 😂😂

Vấn đề này được nói nhiều trong nhiều năm nay, nhà nước cũng có những quy định chung và trong từng ngành nghề cũng phổ biến mạnh chính sách này "tinh giản biên chế". Các ý kiến nêu lên và thảo luận khá hay, "khâu thủ tục hành chính", "loại bỏ các khâu thừa" -> suy cho cùng "bộ máy của chúng ta bị xem là quá cồng kềnh", đúng người đúng việc và nâng cao ý thức của người trong biên chế đều nhằm làm sao để bộ máy của chúng ta gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực. Cũng nằm trong nội dung câu hỏi này, chủ trương "bỏ biên chế suốt đời, không có biên chế mãi mãi" mới đây liên quan tới rất nhiều chính sách của các ban, ngành. Theo tôi giống như một cuộc đua, ai về đích sớm sẽ là lá cờ tiên phong để mọi người học tập noi theo, xây dựng đất nước và phát biểu ý kiến, nêu ý kiến là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân
Thêm một bài viết để cụ thể quan điểm của tôi:

ĐÔI ĐIỀU LUẬN BÀN

Cách đây chưa lâu, Nhà nước có chính sách đưa trí thức trẻ về làm cán bộ xã. Theo chủ trương này, nhiều cử nhân về làm các chức vụ như phó chủ tịch. Những người được đào tạo chính quy, muốn hoàn thành tốt công việc và được địa phương sở tại ủng hộ cần phải hòa nhập được ở nơi đây, có năng lực quản lý. Được biết tấm gương tiêu biểu như trường hợp một thanh niên xuất thân từ địa phương, được đào tạo đại học, anh đã về chính nơi mình sinh ra và làm nhiều điều thiết thực cho đồng bào dân tộc. Tráng Seo Pao là một trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2014.
Hiện nay, Nhà nước ta đang đưa lực lượng công an chính quy về đảm nhiệm chức danh trưởng công an tại cấp xã. Phản hồi ban đầu của một số địa phương nhất là từ phía các cử tri cao tuổi đều rất mừng, phấn khởi. Tuy nhiên, cấp cơ sở là địa bàn phức tạp. Các mối quan hệ ở nông thôn, miền núi thường mang nặng tính địa phương với các phong tục, tập quán, lề lối, các sống, cách nghĩ của người dân còn lạc hậu chưa nói là các hủ tục. Để làm việc được, người làm cán bộ xã mà cụ thể là các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch hay trưởng công an phải là người nắm rõ tình hình cơ sở, tài năng, hòa đồng với nhân dân, xuất sắc… mới có thể làm yên lòng nhân dân, được nhân dân tin tưởng, mọi người cảm mến, công việc mới hiệu quả được.
Tôi lại liên hệ tới chính sách đưa những cán bộ đã có thâm niên công tác lâu năm về nghỉ để tạo cơ hội cho cán bộ trẻ của Đà Nẵng. Việc đưa công an chính quy về các xã cũng một phần có nét tương đồng với chính sách này. Những cán bộ lâu năm đa phần vẫn đang nắm những chức vụ lãnh đạo tại các cơ quan hành chính. Chủ trương của Nhà nước ta hướng tới nâng tuổi nghỉ hưu của nam lên 65, nữ lên 60. Nếu bây giờ để một số cán bộ có năng lực nghỉ sớm sẽ là phương án chưa khả thi. Cán bộ trẻ đa phần được đào tạo tốt, chuyên môn cao, xông xáo và nhiệt tình. Tuy nhiên, kinh nghiệm còn ít, va chạm thực tế chưa nhiều. Ở các vị trí thích hợp, cần có sự bố trí hợp lí. Theo ý kiến tôi, cần căn cứ vào từng hoàn cảnh cụ thể. Cán bộ có kinh nghiệm công tác, nếu chưa đến tuổi nghỉ hưu, năng lực làm việc giỏi ta cần giữ lại. Cán bộ trẻ có thể đảm nhiệm xuất sắc nhiệm vụ thì ta mới nên đưa về các địa phương.
Trên đây là một số boăn khoăn và suy nghĩ của tôi về một số vấn đề như “trí thức trẻ”, “công an chính quy về địa phương”, “để cán bộ có thâm niên công tác nghỉ sớm”. Cách nhìn cũng mong sao chủ chương và chính sách của Nhà nước hiệu quả tích cực, chủ động đối với đời sống nhân dân.

Mình đồng ý với quan điểm của a

Nguyễn Quang Vinh
bên dưới luôn, chỉ bổ sung thêm một chút phần ý kiến của mình như sau:

Việc cắt giảm biên chế lao động hưởng lương nhà nước phải bắt đầu từ việc tinh giảm các khâu "thừa" của thủ tục hành chính trước. Chứ bảo là hiện tại đang có thừa công chức là chưa đúng, mà thậm chí là còn đang thiếu nếu so với công việc sinh ra từ các thủ tục hành chính chồng chéo như hiện nay.

Cách đây mấy hôm, anh mình (đang là P.GĐ kho bạc Quận 1, HCM) có ngồi nói chuyện với mình về vụ này. Hiện tại là ngành kho bạc đang làm "căng" nhất vụ này (như trong bài báo), và bản chất là việc nghiên cứu để tinh giảm các khâu "thừa" của thủ tục hành chính đã bắt đầu thực hiện từ năm 2015 rồi. Sau gần 4 năm nghiên cứu và thử nghiệm thì mới thấy là thực chất số lượng viên chức không hề "thừa" nhiều, chính xác thừa nhiều nhất là ở cấp quản lý (như trưởng phòng, phó phòng, thậm chí là giám đốc, phó giám đốc Kho bạc cấp quận huyện,...), nghĩa là tính "phân quyền" trong bộ máy quản lý nhà nước của mình đang khá cao (so với hiệu quả kỳ vọng), phương hướng trong giai đoạn tới sẽ là sát nhập và "tập quyền". Nói vui là bây giờ "sếp" thì nhiều, mà lính thì ít ấy.

Nên bây giờ để mà phán xem ngành nào cần giảm biên chế thì hơi khó, vì có nhiều tiêu chí phải tính toán, mà chúng ta (chỉ là những người dân thường) thì không đủ cơ sở. Nhưng quan điểm của mình là những ngành cần cắt giảm biên chế nhiều nhất là những ngành đang có nhiều các khâu thủ tục hành chính "thừa" nhất, và theo mình nghĩ thì đó có thể là ngành Kho bạc và Hải quan (Xuất nhập khẩu).

Và khi một thứ đang cân bằng, bạn giảm một thứ thì bạn phải tăng một thứ khác lên. Cái "tăng" ở đây chính là tính "trách nhiệm" và khả năng quản lý - "giám sát".