Nghèo đói có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tư duy của não bộ?

  1. Tư duy

Có một lượng đáng kể bằng chứng cho thấy nghèo đói có tác động tiêu cực đến chỉ số IQ. Đáng chú ý, Noble và các đồng nghiệp của bà có thể chứng minh một cách dứt khoát rằng lớn lên trong nghèo khó có thể khiến não bộ của trẻ không phát triển. Vậy tại sao nghèo đói lại khiến con người bị ảnh hưởng tiêu cực như thế này?

Từ khóa: 

tư duy

vật chất quyết định ý thức triết học Marx-Lenin dạy rồi! Ở bất cứ một loài động vật nào thì môi trường sống cũng có tác động rất lớn tới chúng, và con người không phải ngoại lệ. Lấy ví dụ trong xã hội này, thiếu liêm sỉ sống được nhưng thiếu ăn có sống được không? Mà cho mình hỏi không có tiền thì lấy gì mà ăn? Bản thân cái ăn không lo nổi thì muốn nghĩ đến nhu cầu hạnh phúc và các nhu cầu khác á? Mơ đi nha! Những người nghèo đơn giản là họ phải tìm mọi cách để thoát nghèo hoặc để có cái ăn cho qua ngày nên là thường người ta sẽ bỏ qua sĩ diện của mình làm mọi việc để có cái ăn kể cả những việc khốn nạn như trộm cắp chẳng hạn. Thế nên suy ra những người nghèo về vật chất hay nghèo về tư duy lắm:))))

Trả lời

vật chất quyết định ý thức triết học Marx-Lenin dạy rồi! Ở bất cứ một loài động vật nào thì môi trường sống cũng có tác động rất lớn tới chúng, và con người không phải ngoại lệ. Lấy ví dụ trong xã hội này, thiếu liêm sỉ sống được nhưng thiếu ăn có sống được không? Mà cho mình hỏi không có tiền thì lấy gì mà ăn? Bản thân cái ăn không lo nổi thì muốn nghĩ đến nhu cầu hạnh phúc và các nhu cầu khác á? Mơ đi nha! Những người nghèo đơn giản là họ phải tìm mọi cách để thoát nghèo hoặc để có cái ăn cho qua ngày nên là thường người ta sẽ bỏ qua sĩ diện của mình làm mọi việc để có cái ăn kể cả những việc khốn nạn như trộm cắp chẳng hạn. Thế nên suy ra những người nghèo về vật chất hay nghèo về tư duy lắm:))))

Gửi bạn bài mình tham khảo được nè:

Tình trạng nghèo đói có thể làm xói mòn năng lực trí tuệ của một người, thậm chí có thể làm giảm chỉ số IQ tới 13 điểm. Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ công bố ngày 29/8 trên tạp chí Science.

Tuy nhiên, kết luận trên không thể hiện người nghèo kém thông minh hơn người giàu mà chỉ ra sự liên quan giữa tình hình tài chính và khả năng tư duy của não bộ. Theo đó, việc suy nghĩ quá nhiều về tình hình tài chính khiến người nghèo không thể tập trung vào những vấn đề khác, thậm chí có thể đưa ra những quyết định khiến tình hình tồi tệ thêm.

Cuộc trắc nghiệm được tiến hành tại một trung tâm mua sắm ở New Jersey (Mỹ) với khoảng 400 người tham gia. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một tình huống giả định người tham gia bị hỏng xe buộc phải tốn một số tiền để sửa theo mức giá nhất định. Sau đó những người tham gia phải hoàn thành một loạt bài tập tư duy đơn giản như sắp xếp các khối hình hoặc nhấp vào đúng mặt của một màn hình máy tính.

Theo phân tích của các nhà nghiên cứu, kết quả hoàn thành bài tập kém nhất thuộc về những người có mức thu nhập thấp và được biết số tiền sửa xe cao hơn nhiều mức họ dự tính. Trong khi đó, kết quả ở những người có thu nhập thấp nhưng được biết số tiền sửa xe không cao và của những người có mức thu nhập cao lại tương đương. Như vậy, áp lực tài chính tạo ra những mối quan tâm nổi bật khiến bộ não bị lôi kéo vào giải quyết mối quan tâm đó và không thể tập trung vào những vấn đề khác.

Các nhà nghiên cứu Mỹ cũng tiến hành một cuộc trắc nghiệm khác đối với 464 nông dân trồng mía ở Ấn Độ vào hai thời điểm trước và sau vụ thu hoạch. Kết quả cho thấy, những người tham gia hoàn thành bài kiểm tra tốt hơn vào thời điểm sau vụ thu hoạch, khi họ có tiền bán nông sản.

Từ kết quả trên, các nhà nghiên cứu đưa ra lời khuyên rằngthay vì tập trung suy nghĩ về những khó khăn rất mông lung như thiếu tiền, người ta nên lựa chọn tập trung giải quyết những mối quan tâm lớn nhất.

Nguồn: Khoahoc.tv

Bạn tưởng tượng, khi mà người ta sống trong hoàn cảnh nghèo đói, thiếu thốn cơ sở vật chất, đặc biệt là về thức ăn. Họ không có đủ thức ăn và thậm chí những bữa ăn của họ không có đủ chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện về thể chất. Với điều kiện ăn uống như vậy, đa số người nghèo đều bị thiếu dinh dưỡng, năng lượng, sức lực bị suy kiệt, kết quả lao động giảm sút, khả năng chống bệnh tật kém, sự phát triển về thể lực, trí lực, nhất là trẻ em bị suy giảm, thiếu những điều kiện cơ bản trong học tập. Họ cũng không có điều kiện để tham gia vào các hoạt động vui vơi giải trí, phát triển trí tuệ, nên có nguy cơ cao bị. Hạn chế về sự phát triển các mặt văn hoá tinh thần.