Nghĩa bóng và nghĩa đen là gì?

  1. Ngoại ngữ

Từ khóa: 

ngoại ngữ

Nghĩa đen là nghĩa của từ ngữ theo cách hiểu bình thường nhất trên mặt chữ nghĩa. Nghĩa bóng là nghĩa xa, nghĩa chuyển, trừu tượng,... thường phải dựa vào ngữ cảnh. Từ ngữ hay câu cú có thể mang nghĩa bóng, nghĩa đen, hoặc cả 2 một lúc.

Ví dụ 1: "Cười rớt hàm" hiểu theo nghĩa đen tức là cười mà cái hàm bị rớt ra thật luôn, nghĩa bóng thì đơn giản là cười nhiều, cười sặc sụa. Trong trường hợp này, ta phải hiểu theo nghĩa bóng.

Ví dụ 2: "Tôi ngấu nghiến cuốn sách vì tôi là người thích ăn giấy". Ngấu nghiến ở đây phải hiểu theo nghĩa đen, vì trong ví dụ, tôi ăn giấy ngấu nghiến (chứ không phải đọc cuốn sách một cách say mê).

Ví dụ 3: "Có con cáo già nọ lẻn vào ăn gà nhân lúc chủ đi vắng, chủ bèn chửi nó: 'Đồ cáo già!'" Con cáo này già thật, nên câu này hiểu theo nghĩa đen cũng đúng. Ngoài ra, ông chủ nhà ý chửi con cáo này khôn ranh xảo quyệt, đó cũng là nghĩa bóng của chữ "cáo già". Trong ví dụ trên, "cáo già" có thể mang cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Trả lời

Nghĩa đen là nghĩa của từ ngữ theo cách hiểu bình thường nhất trên mặt chữ nghĩa. Nghĩa bóng là nghĩa xa, nghĩa chuyển, trừu tượng,... thường phải dựa vào ngữ cảnh. Từ ngữ hay câu cú có thể mang nghĩa bóng, nghĩa đen, hoặc cả 2 một lúc.

Ví dụ 1: "Cười rớt hàm" hiểu theo nghĩa đen tức là cười mà cái hàm bị rớt ra thật luôn, nghĩa bóng thì đơn giản là cười nhiều, cười sặc sụa. Trong trường hợp này, ta phải hiểu theo nghĩa bóng.

Ví dụ 2: "Tôi ngấu nghiến cuốn sách vì tôi là người thích ăn giấy". Ngấu nghiến ở đây phải hiểu theo nghĩa đen, vì trong ví dụ, tôi ăn giấy ngấu nghiến (chứ không phải đọc cuốn sách một cách say mê).

Ví dụ 3: "Có con cáo già nọ lẻn vào ăn gà nhân lúc chủ đi vắng, chủ bèn chửi nó: 'Đồ cáo già!'" Con cáo này già thật, nên câu này hiểu theo nghĩa đen cũng đúng. Ngoài ra, ông chủ nhà ý chửi con cáo này khôn ranh xảo quyệt, đó cũng là nghĩa bóng của chữ "cáo già". Trong ví dụ trên, "cáo già" có thể mang cả nghĩa đen và nghĩa bóng.