Ngoài Chí Phèo ra, bạn còn đọc những tác phẩm ấn tượng nào của nhà văn Nam Cao và bạn học được gì từ đó?

  1. Văn hóa

Ngoài Chí Phèo ra, ai cũng học và phân tích nát cả giấy ở Trung học rồi thì bạn còn từng đọc những tác phẩm nào của Nam Cao nữa?

Vì sao bạn ấn tượng nhất với tác phẩm đó và bài học nào bạn rút ra được từ tác phẩm?

(chia sẻ nhanh thui chứ đây không phải là đề thi ngữ văn nha hehehe)

Từ khóa: 

nhà văn nam cao

,

tinh hoa việt nam

,

văn học việt nam

,

văn hóa

Mình thì ấn tượng với Đời thừa. Nhân vật nhà văn Hộ (hay có thể nói chính là Nam Cao) với cái suy nghĩ muốn "đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có" nhưng vì cơm áo gạo tiền, miếng cơm manh áo mà viết nên toàn những thứ bỏ đi. Với một nhà văn, đó là điều khổ tâm, rất khổ tâm. Vì để sống được, họ đã biến mình thành những thợ viết, dù là thợ viết khéo tay đi nữa thì cũng không phải là con người mà họ muốn hướng đến.
Trả lời
Mình thì ấn tượng với Đời thừa. Nhân vật nhà văn Hộ (hay có thể nói chính là Nam Cao) với cái suy nghĩ muốn "đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có" nhưng vì cơm áo gạo tiền, miếng cơm manh áo mà viết nên toàn những thứ bỏ đi. Với một nhà văn, đó là điều khổ tâm, rất khổ tâm. Vì để sống được, họ đã biến mình thành những thợ viết, dù là thợ viết khéo tay đi nữa thì cũng không phải là con người mà họ muốn hướng đến.

-Sơ lược : Nam Cao là một nhà văn hiện thực lớn, tiêu biểu cuả văn học Việt Nam ở TK XX.

+Các tác phẩm truyện ngắn,... cuả ông đều phản ánh rõ nét hiện thực cuả xã hội, người nông dân, lao động và số phận cuả những con người khác nhau trong xã hội (đó có thể là anh Chí Phèo từ người lao động hiền lành nhưng bị gia đình Bá Kiến hãm hại để rồi sau này bị tha hoá,...) Kết thúc thì ta lại thấy sau cái tàn bạo, lưu manh ấy thì con người vẫn còn bản tính lương thiện, cái kết cuả Chí Phèo lại rất buồn nhưng nó đã thể hiện rõ xã hội đương thời. 

+Nam Cao rất xuất sắc trong việc xây dựng hình tượng, qua đó thể hiện chân thực đầy đủ, rất hiện thực. Có lẽ vì ông đề cao khuynh hướng, quan điểm nghệ thuât ''vị nhân sinh'' trong hầu hết tác phẩm cuả mình.

-Sáng tác cuả Nam Cao thì rất nhiều tác phẩm hay, riêng mình thì ấn tượng nhất với hai truyện ngắn ''Lão Hạc'' (tác phẩm này mình chắc chắn ai cũng biết và học qua nên không nêu cảm nhận rõ) và tác phâm còn lại là ''Một bữa no''

Nội dung cuả Một Bữa No: (Chắc là mọi người ít nhiều cũng biết)

Tác phẩm Một bữa no là câu chuyện về một người đàn bà gặp nhiều biến cố trong cuộc sống. Chồng mất sớm, một mình bà tần tảo nuôi con những mong lớn lên sẽ cưu mang bà. Thế nhưng, lớn lên hắn bỏ bà mà đi, đứa con dâu thì bỏ lại đứa con cho bà nuôi dưỡng. Bà cơ cực, bà thê thảm, nghèo khổ cùng cực phải đi ăn xin, trông chờ bữa cơm thương hại của người khác. Sau bao ngày nhịn đói, tay chân rã rời không còn sức lực, cuối cùng bà cũng có bữa ăn và bà như đứa trẻ mới tập cầm đũa, không thể gắp thức ăn, làm đổ cả ra mâm.
Dù bị chê cười, chỉ trỏ suốt buổi cơm nhưng bà mặc kệ và cố ăn một cách ngon lành. Bà ăn quên cả no, ăn như chưa bao giờ được ăn. Nhưng bà đâu ngờ đó là buổi ăn cuối cùng của mình. Bà về nhà với cái bụng no căng rồi bị đau bụng thổ tả kéo dài hơn nữa tháng thì bà chết.
Bà chết no nhưng ôi chao đớn đau, hèn hạ, tủi nhục làm sao. Bà không còn giữ được phẩm giá của con người khi cơn đói khát hành hạ. 

=>>Qua đó thể hiện số phận của người nông dân trong sự áp bức, bóc lột đến cùng cực của bọn cầm quyền hà khắc, ác độc không cho con người quyền được sống. Do bần cùng hóa nên con người đặt miếng ăn cuả mình lên hàng đầu (Đọc truyện đầy đủ chúng ta sẽ thấy điều này, dưới ngòi bút cuả Nam Cao thì càng thấy rõ). Nếu Lão Hạc chon kết thúc cuộc đời mình bằng bã chó thì bà lão lại chọn bữa cơm ngon nhất trong đời mình. Hai nhân vật đã gợi cho mình nhiều suy nghĩ: xã hội đã nhấn chìm mọi hy vọng con người, và con người không hề có sự lựa chọn cuộc sống cho bản thân (...)

Mình chỉ có vài ấn tượng tóm gọn thế !

* Nghệ thuật ''Vị nhân sinh'' : là lý thuyết khẳng định bản chất xã hội của nghệ thuật, chủ trương nghệ thuật gắn với đời sống xã hội và chính trị, chống lại các khuynh hướng nghệ thuật thoát ly cuộc sống, “nghệ thuật thuần tuý” coi hình thức là trên hết (...) 

*Vị nhân sinh cuả Nam Cao có thể hiểu là phai viết về con người và hướng đến những điều tốt đẹp về con người

*Mọi người có thể tìm đọc thêm trên Internet 

Chí Phèo và Lão Hạc thì không nói rồi, ở trường đã học và phân tích rất nhiều. Nhưng ở nhà mình có một quyển tuyển tập truyện ngắn của Nam Cao, mình đã đọc hết và ấn tượng với thêm hai truyện nữa là Một Bữa NoTừ Ngày Mẹ Chết. Bạn nào chưa đọc thì nên đọc thử nhé, ngoài ra còn Trẻ Con Không Được Ăn Thịt Chó, cũng là một truyện khó quên. Truyện của ông đọc lúc nào cũng để lại sự day dứt, đau đớn, chua chát mà nó cứ lẩn quẩn mãi trong óc không thoát ra được. Vừa là nỗi buồn thương cho các nhân vật, vừa là nỗi tức giận thay cho số phận của họ nữa. Để mà phân tích ra từng tác phẩm thì dài lắm. :(

Ngoài Chí Phèo, mình còn nhớ đến tác phẩm Lão Hạc nữa vì lúc học giáo viên phân tích nghe thấm và ý nghĩa lắm. Mà giờ thì mình quên hết rồi =)))) chỉ nhớ mang mang thôi huhu