Người đặt nền móng của chủ nghĩa không tưởng Pháp là ai?

  1. Triết học

Từ khóa: 

triết học

1. Khái niệm Chủ nghĩa xã hội không tưởng

Chủ nghĩa xã hội không tưởng là một hệ thống những quan điểm, tư tưởng về giải phóng xã hội, giải phóng con người; xây dựng một xã hội mới tốt đẹp không có áp bức, bóc lột, đảm bảo cho mọi người thực sự có cuộc sống bình đẳng, hạnh phúc, nhưng lại đưa ra con đường, biện pháp sai lầm, đó là bằng giáo duc, thuyết phục và tuyên truyền hòa bình…cho lý tưởng của họ.

2. Nền móng của chủ nghĩa không tưởng Pháp là ai?

Mình cũng không biết, nhưng có tài liệu thu gom được ở trên mạng thì cung cấp thông tin như sau.

Từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp về cơ bản hoàn thành ở nước Anh và sau đó tiếp diễn ở một số nước Tây Âu. Đây là giai đoạn chủ nghĩa tư bản chiến thắng chế độ phong kiến, giai cấp tư sản đã bắt đầu bộc lộ bản chất cố hữu của nó: phản động và bóc lột áp bức nhân dân lao động vì quyền lợi của giai cấp mình; Đây cũng là giai đoạn giai cấp vô sản hiện đại hình thành và bắt đầu thức tỉnh về chính trị.

Trong điều kiện lịch sử ấy, đã xuất hiện những đại biểu mới của chủ nghĩa xã hội không tưởng. Đó là các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng – phê phán vĩ đại:

C.H. Xanh Ximông, Ph.S. Phuriê, R Ôoen.

1. Côlôđơ Hăngri Đơ Xanh Ximông (1760 – 1825)

C.H. Xanh Ximông xuất thân từ một gia đình quý tộc Pháp. Ông là một nhà tư tưởng vĩ đại, một nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng – phê phán nổi tiếng.

Một trong những nội dung quan trọng trong học thuyết của C.H. Xanh Ximông là lý luận về giai cấp và xung đột giai cấp. Ông có sự nhận xét khá độc đáo về cuộc Cách mạng tư sản Pháp. Tai họa của nó là ở chổ giai cấp tư sản đã thay thế giai cấp phong kiến và giành quyền thống trị xã hội, nó chưa thiết lập được một chế độ phù hợp với quyền lợi “giai cấp đông đảo nhất và nghèo khổ nhất”. Ông đòi hỏi phải làm một cuộc cách mạng mới vì hạnh phúc của toàn xã hội nhằm xóa bỏ những điều kiện bất công và phi lý, song ông lại chủ trương giải quyết bằng con đường thuần túy hòa bình, thực hiện sự tuyên truyền để thúc đẩy các vua chúa sử dụng quyền lực mà nhân dân giao phó cho họ để thực hiện những biến đổi. Ông muốn xây dựng xã hội mới trên nguyên tắc điều hòa giai cấp và không chủ trương xóa bỏ chế độ tư hữu. Nhưng với những tư tưởng bình đẳng xã hội, nhân đạo chủ nghĩa và nhiều dự kiến độc đáo về xã hội tương lai mà C.H. Xanh Ximông được thừa nhận là một nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng vĩ đại.

2. Phrăngxoa Mari Sáclơ Phuriê (1772 – 1837)

Ph.S. Phuriê là một nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng, một nhà phê phán và lên án xã hội tư sản một cách xuất sắc, một nhà tư tưởng tiến gần đến chủ nghĩa Mác.

Một trong những tư tưởng nổi bật của chủ nghĩa Phuriê là sự phê phán và lên án xã hội tư sản một cách sâu sắc. Ph.S. Phuriê thẳng tay lột trần cảnh khốn cùng, sự nghèo nàn về vật chất và tinh thần của xã hội tư sản. Ông cho rằng, sự nghèo khổ sinh ra từ chính bản thân sự dồi dào, hạnh phúc của thiểu số người này gây ra sự khổ ải cho đa số người khác. Từ đó, Ph.S. Phuriê đòi hỏi phải thay thế xã hội tư sản bằng một xã hội mới cao hơn. Xã hội mới, trong đó có sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, mỗi con người riêng biệt chỉ có thể tìm thấy điều có lợi cho họ trong cái lợi của toàn thể mọi người, mọi người đều có quyền lao động và quyền sống.

Ph.S. Phuriê là người đầu tiên đã cho rằng, trình độ giải phóng phụ nữ là mực thước tự nhiên để đo trình độ giải phóng chung. Ông quan niệm về lịch sử xã hội phát triển qua bốn giai đoạn: mông muội, dã man, gia trưởng, văn minh.

Ph.S. Phuriê chủ trương xây dựng xã hội mới vẫn còn chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Ông phản đối bạo lực cách mạng, xã hội mới hình thành bằng thực hiện việc tuyên truyền cho người ta hiểu biết những “dục vọng” của mình.

3. Rôbớt Ôoen (1771 – 1858)

R. Ôoen là một nhà tư tưởng nổi tiếng, một nhà nhân đạo chủ nghĩa, một nhà cộng sản thực nghiệm.

Khác với C.H. Xanh Ximông và S. Phuriê, điểm nổi bật của học thuyết Ôoen là khuynh hướng phủ nhận và lên án chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất một cách toàn diện và sâu sắc nhất. Ông cho rằng, chế độ tư hữu đã và đang là nguyên nhân của vô số tội phạm và tai họa mà con người phải chịu đựng. Nó là nguyên nhân gây ra sự lừa đảo, gian lận, nạn mãi dâm, đói nghèo, tội lỗi, đau khổ và bao nhiêu tệ nạn xã hội khác. Đó là một xã hội bất chính và bất hợp lý trong thực tiễn cần phải xóa bỏ, thay thế bằng một xã hội hoàn mỹ – xã hội xã hội chủ nghĩa.

R. Ôoen đã tiến hành thực nghiệm xã hội, bằng cách xây dựng các công xã lao động. Nổi bật là ở Niu La Nác (Anh) và Inđiana (Mỹ). Trong tổ chức cơ sở của xã hội mới, mọi thành viên sẽ sống như trong một gia đình. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của công xã được xây dựng trên cơ sở lao động tập thể, cộng đồng sở hữu, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi giữa tất cả các thành viên…

Nhưng để có xã hội mới tốt đẹp, R. Ôoen cho rằng, cần phải có sự giúp đỡ của những người lãnh đạo đất nước, những người giàu có.

Qua thông tin trên thì có lẽ không phải 1 người mà cả 3 đại biểu trên đã cùng nhau đặt nền móng cho chủ nghĩa xã hội không tưởng tại Pháp.

Trả lời

1. Khái niệm Chủ nghĩa xã hội không tưởng

Chủ nghĩa xã hội không tưởng là một hệ thống những quan điểm, tư tưởng về giải phóng xã hội, giải phóng con người; xây dựng một xã hội mới tốt đẹp không có áp bức, bóc lột, đảm bảo cho mọi người thực sự có cuộc sống bình đẳng, hạnh phúc, nhưng lại đưa ra con đường, biện pháp sai lầm, đó là bằng giáo duc, thuyết phục và tuyên truyền hòa bình…cho lý tưởng của họ.

2. Nền móng của chủ nghĩa không tưởng Pháp là ai?

Mình cũng không biết, nhưng có tài liệu thu gom được ở trên mạng thì cung cấp thông tin như sau.

Từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp về cơ bản hoàn thành ở nước Anh và sau đó tiếp diễn ở một số nước Tây Âu. Đây là giai đoạn chủ nghĩa tư bản chiến thắng chế độ phong kiến, giai cấp tư sản đã bắt đầu bộc lộ bản chất cố hữu của nó: phản động và bóc lột áp bức nhân dân lao động vì quyền lợi của giai cấp mình; Đây cũng là giai đoạn giai cấp vô sản hiện đại hình thành và bắt đầu thức tỉnh về chính trị.

Trong điều kiện lịch sử ấy, đã xuất hiện những đại biểu mới của chủ nghĩa xã hội không tưởng. Đó là các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng – phê phán vĩ đại:

C.H. Xanh Ximông, Ph.S. Phuriê, R Ôoen.

1. Côlôđơ Hăngri Đơ Xanh Ximông (1760 – 1825)

C.H. Xanh Ximông xuất thân từ một gia đình quý tộc Pháp. Ông là một nhà tư tưởng vĩ đại, một nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng – phê phán nổi tiếng.

Một trong những nội dung quan trọng trong học thuyết của C.H. Xanh Ximông là lý luận về giai cấp và xung đột giai cấp. Ông có sự nhận xét khá độc đáo về cuộc Cách mạng tư sản Pháp. Tai họa của nó là ở chổ giai cấp tư sản đã thay thế giai cấp phong kiến và giành quyền thống trị xã hội, nó chưa thiết lập được một chế độ phù hợp với quyền lợi “giai cấp đông đảo nhất và nghèo khổ nhất”. Ông đòi hỏi phải làm một cuộc cách mạng mới vì hạnh phúc của toàn xã hội nhằm xóa bỏ những điều kiện bất công và phi lý, song ông lại chủ trương giải quyết bằng con đường thuần túy hòa bình, thực hiện sự tuyên truyền để thúc đẩy các vua chúa sử dụng quyền lực mà nhân dân giao phó cho họ để thực hiện những biến đổi. Ông muốn xây dựng xã hội mới trên nguyên tắc điều hòa giai cấp và không chủ trương xóa bỏ chế độ tư hữu. Nhưng với những tư tưởng bình đẳng xã hội, nhân đạo chủ nghĩa và nhiều dự kiến độc đáo về xã hội tương lai mà C.H. Xanh Ximông được thừa nhận là một nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng vĩ đại.

2. Phrăngxoa Mari Sáclơ Phuriê (1772 – 1837)

Ph.S. Phuriê là một nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng, một nhà phê phán và lên án xã hội tư sản một cách xuất sắc, một nhà tư tưởng tiến gần đến chủ nghĩa Mác.

Một trong những tư tưởng nổi bật của chủ nghĩa Phuriê là sự phê phán và lên án xã hội tư sản một cách sâu sắc. Ph.S. Phuriê thẳng tay lột trần cảnh khốn cùng, sự nghèo nàn về vật chất và tinh thần của xã hội tư sản. Ông cho rằng, sự nghèo khổ sinh ra từ chính bản thân sự dồi dào, hạnh phúc của thiểu số người này gây ra sự khổ ải cho đa số người khác. Từ đó, Ph.S. Phuriê đòi hỏi phải thay thế xã hội tư sản bằng một xã hội mới cao hơn. Xã hội mới, trong đó có sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, mỗi con người riêng biệt chỉ có thể tìm thấy điều có lợi cho họ trong cái lợi của toàn thể mọi người, mọi người đều có quyền lao động và quyền sống.

Ph.S. Phuriê là người đầu tiên đã cho rằng, trình độ giải phóng phụ nữ là mực thước tự nhiên để đo trình độ giải phóng chung. Ông quan niệm về lịch sử xã hội phát triển qua bốn giai đoạn: mông muội, dã man, gia trưởng, văn minh.

Ph.S. Phuriê chủ trương xây dựng xã hội mới vẫn còn chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Ông phản đối bạo lực cách mạng, xã hội mới hình thành bằng thực hiện việc tuyên truyền cho người ta hiểu biết những “dục vọng” của mình.

3. Rôbớt Ôoen (1771 – 1858)

R. Ôoen là một nhà tư tưởng nổi tiếng, một nhà nhân đạo chủ nghĩa, một nhà cộng sản thực nghiệm.

Khác với C.H. Xanh Ximông và S. Phuriê, điểm nổi bật của học thuyết Ôoen là khuynh hướng phủ nhận và lên án chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất một cách toàn diện và sâu sắc nhất. Ông cho rằng, chế độ tư hữu đã và đang là nguyên nhân của vô số tội phạm và tai họa mà con người phải chịu đựng. Nó là nguyên nhân gây ra sự lừa đảo, gian lận, nạn mãi dâm, đói nghèo, tội lỗi, đau khổ và bao nhiêu tệ nạn xã hội khác. Đó là một xã hội bất chính và bất hợp lý trong thực tiễn cần phải xóa bỏ, thay thế bằng một xã hội hoàn mỹ – xã hội xã hội chủ nghĩa.

R. Ôoen đã tiến hành thực nghiệm xã hội, bằng cách xây dựng các công xã lao động. Nổi bật là ở Niu La Nác (Anh) và Inđiana (Mỹ). Trong tổ chức cơ sở của xã hội mới, mọi thành viên sẽ sống như trong một gia đình. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của công xã được xây dựng trên cơ sở lao động tập thể, cộng đồng sở hữu, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi giữa tất cả các thành viên…

Nhưng để có xã hội mới tốt đẹp, R. Ôoen cho rằng, cần phải có sự giúp đỡ của những người lãnh đạo đất nước, những người giàu có.

Qua thông tin trên thì có lẽ không phải 1 người mà cả 3 đại biểu trên đã cùng nhau đặt nền móng cho chủ nghĩa xã hội không tưởng tại Pháp.

Đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa không tưởng Pháp là Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê ở Pháp và Ô-oen. Không biết có phải 3 ông này đặt nền móng cho chủ nghĩa này ko nữa.