Người Hồ trong con mắt người Việt?

  1. Lịch sử

Một thời gian dài trong quá khứ, dân An Nam đã học tập theo mô hình Trung Hoa. Họ tự nhận mình mới là kế thừa của Hán chính gốc, coi thường các sắc dân khác là di rợ:

Hịch đánh động Ma Sa của vua Lý Nhân Tông: "Trẫm nối nghiệp một Tổ, hai Tông mà trị muôn dân; coi trăm họ trong bốn biển đều như con đỏ. Nhờ đó, Cõi lạ mến nhân mà quy phụ; phương xa mộ nghĩa mà tới chầu. Vả chăng, dân đông Ma-sa sinh sông trong bờ cõi nước ta; động trưởng Ma-sa đời đời làm phiên thần của trẫm. Nay tên tù trưởng ngu hèn, phụ lời ước của tiên thần khi trước; dám quên việc triều cống, thiếu sót lệ thường hàng năm"

Ma nhai kỷ công bia văn là tấm văn bia khắc trực tiếp trên núi đá tại núi Thành Nam, xã Chi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, khắc vào mùa đông nhuần năm Ất Hợi, niên hiệu Khai Hựu thứ 7 tức 1335 viết: "Đời vua thứ sáu triều Trần nước Đại Việt, Thái thượng hoàng đế Chương Nghiêu Văn Triết nhận được trời ban mệnh, giữ đất Trung Hạ, trong khắp bốn bể, đâu cũng thuần phục, thế mà Ai Lao cỏn con, dám chống giáo hóa. Cuối thu năm Ất Hợi, Thượng hoàng thống lĩnh sáu sư đi tuần ở cõi Tây. Thế tử nước Chiêm Thành, nước Chân Lạp, và tù trưởng đạo thần là Quỳ, Cầm, Xa, Lặc rồi các bộ mán mới phụ thuộc là tù trưởng rợ Bôi Bồn và rợ Thanh Xa đều dâng sản vật của địa phương mình và tranh nhau đón rước. Chỉ một mình tên giặc Bổng cứ giữ thói u mê, sợ tội mà chưa tới chầu ngay. Đến cuối đông, Thượng hoàng đóng quân ở cánh đồng Cự Đồn thuộc Mật Châu rồi lệnh cho các tướng cùng với quân lính mọi rợ vào tận nơi ở của chúng".

Thái ý Đỗ Anh Vũ nhà Lý Viết: "Để bọn man di quấy Hạ là tội của thần... Nay cấm chỉ thói mọi, chắp tay mà chịu mặc hình, trộm cắp ven dân, mất mặt mà theo hoàng hóa"

Đvsktt viết: "Trước đây Lý Giác trốn sang Chiêm. Thành, nói tình hình hư thực ở trung quốc (1104)"

Hồ Quý Ly khi trả lời người phương Bắc về xứ An Nam: "Dục vấn An Nam sự, An Nam phong tục thuần. Y quan Đường chế độ, Lễ nhạc Hán quân thần..." Nghĩa là: "Muốn hỏi về chuyện nước An Nam ư ? Nước An Nam phong tục vốn thần hậu. Áo mũ không khác chế độ nhà Đường, Lễ nhạc tương tự vua quan nhà Hán..."

Đại Việt Lam Sơn Chiêu lăng bi, được khắc vào cuối thế kỉ 15, viết: “Lũ mọi Bồn Man chống lại giáo hóa thì ta sai tướng cày gốc rễ của nó, mọi Sơn Man quấy rối biên thùy thì ta cất quân quét hang ổ của nó. Chiêm Thành là giống chó lợn, tội ác đầy rẫy thì ta ruổi thuyền rồng, suất sáu quân, trói cổ Trà Toàn, san thành Đồ Bàn, khiến dân nó mặc xiêm áo của ta, đất nó thành quận huyện ta…“

Năm 1805, Vua Gia Long gọi Việt Nam là "trung quốc" (dịch nghĩa đen là "nước ở giữa"), "vương quốc ở giữa", Campuchia thường xuyên được gọi là Cao Miên, đất nước của "rợ trên". Năm 1815, Gia Long cho rằng 13 quốc gia là chư hầu của Việt Nam, bao gồm cả Luang Prabang, Vạn Tượng, Miến Điện, Pháp, Anh, cao nguyên Trấn Ninh ở miền đông Lào, và hai nước được gọi là Thủy Xá và Hỏa Xá...

Tuy nhiên nhìn trong lịch sử thì tình cảm của dân An Nam giành cho các tộc người Hồ dường như có vẻ là không tồi:

Khương Tăng Hội (? - 280) là một thiền sư sinh tại Giao Chỉ và được xem là thiền sư đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Có ý kiến cho rằng ông là ông tổ của Thiền tông Việt Nam. Ông có gốc gác cha mẹ ông là người Hồ nước Khương Cư (Sogdiana), họ cư trú tại Giao Chỉ để buôn bán và sinh ra ông ở đây.

Thời nhà Lý có người Hồ tộc Nữ Chân chiếm cứ miền Bắc Trung Hoa, lập ra nhà Kim và thường xuyên uy hiếp Nam Tống nhưng bất phân thắng bại. Sau khi đã có hòa bình với Nam Tống, năm 1168, vua của người Hồ tộc Nữ Chân là Kim Thế Tông sai sứ giả vượt qua lãnh thổ Nam Tống đến nước Đại Việt. Mục đích có lẽ là nhằm thăm dò khả năng kết đồng minh, hẹn ước hai mặt giáp công cùng đánh chiếm và chia chác Nam Tống.

Cùng với sứ nhà Kim, sứ Nam Tống cũng đến Đại Việt lúc đó. Vua Lý Anh Tông sai các quan đón tiếp sứ giả cả hai nước chu đáo nhưng không cho đoàn sứ giả hai nước gặp nhau. Điều đó cho thấy vua quan nhà Lý coi trọng người Hồ chí ít là cũng ngang bằng với người Tống.

Nhà Trần là một triều đại võ công hiển hách. Dường như triều đại này đánh giá cao con người và văn hóa Hồ.

Đại Việt sử ký toàn toàn thư có chép về việc hoàng tộc nhà Trần mê văn hóa ca múa của người Hồ: "Quốc Khang thường cùng Thánh Tông chơi đùa trước mặt Thượng hoàng. Thượng hoàng mặc áo bông trắng, Quốc Khang múa kiểu người Hồ, Thượng hoàng bèn cởi áo ban cho. Thánh Tông thấy vậy cũng múa kiểu người Hồ để đòi thưởng áo bông. Quốc Khang bèn nói: -Quý nhất là ngôi vua, tôi đã không tranh với chú hai rồi. Nay đức chí tôn cho tôi thứ nhỏ mọn này mà chú hai cũng muốn cướp sao? Thượng hoàng Thái Tông cười nói với Quốc Khang: -Vậy ra con coi ngôi vua cũng chỉ như cái áo choàng này thôi à? Thái Tông khen Quốc Khang, rồi ban áo cho ông."

Người Hồ tộc Mông Cổ 3 lần đem đại quân xuống chinh phạt Đại Việt, khiến vua tôi nhà Trần nhiều phen lâm vào nguy khốn trước sự thiện chiến của họ . Nhà Trần phải cống cả công chúa An Tư để làm chậm bước tiến của giặc chờ thời cơ. Tuy là tử thù như vậy, nhưng xưa nay anh hùng vốn trọng anh hùng, vua tôi nhà Trần vẫn dành cho quân xâm lược những sự kính trọng.

Theo Theo Đại Việt sử ký toàn thư, khi vua Trần Nhân Tông trông thấy thủ cấp của Toa Đô thì không tỏ thái độ chửi mắng gì cả mà cởi áo ngự phủ lên và nói "người làm tôi phải nên như thế này" rồi sai người khâm niệm tử tế.

Cốt Đại Ngột Lang (Uriyangqatai) là tổng chỉ huy quân đội trong cuộc xâm lược lần thứ nhất của Hồ nhân Mông Cổ. Viên tướng thiện chiến giàu kinh nghiệm trận mạc này đã đánh tan quân Trần tại trận Bình Lệ Nguyên và suýt bắt sống được 2 vua nhà Trần. Mặc dù Cốt Đãi Ngột Lang từng là kẻ thù của Đại Việt, nhưng Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn trong Dụ chư tỳ tướng hịch văn (諭諸裨將檄文) vẫn ca ngợi những phẩm chất lãnh đạo của Cốt Đãi Ngột Lang: "...Vương Công Kiên là người như thế nào ? ... mà giữ thành Điếu Ngư nhỏ như cái đấu, chống quân Mông Kha đông hàng trăm vạn, khiên cho sinh linh bên Tống, đến nay còn đội ơn sâu. Cốt Đãi Ngột Lang là người như thế nào ? Tỳ tướng của ông ta là Xích Tu Tư lại là người thế nào ? Mà xông vào lam chướng trên đường muôn dặm, đánh quân Nam Chiếu trong khoảng vài tuần, khiến cho quân trưởng người Thát đến nay vẫn còn lưu tiếng tốt!. Các ngươi ... không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, ... lúc trận mạc thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà thì cùng nhau vui cười, so với Công Kiên đãi kẻ tỳ tướng, Ngột Lang đãi người phụ tá, nào có kém gì?.."

Khi Ô Mã Nhi và nhiều tướng sĩ quân Nguyên bị quân nhà Trần bắt sống trong trận Bạch Đằng, các binh tướng khác đều được phóng thích bằng thuyền về nước khi nhà Trần xin hòa và triều cống nhà Nguyên để tránh nạn binh đao. Tuy nhiên nhà Trần đánh giá rất cao khả năng cầm quân của Ô Mã Nhi, nhất là thủy chiến. Vì vậy đã kén thợ lặn giỏi làm phu thuyền, nửa đêm lặn xuống đục thủng đáy thuyền làm cho bọn Ô Mã Nhi bị chết đuối nhằm tránh hậu họa. Không biết vua Tự Đức nhà Nguyễn có dành nhiều thiện cảm cho người Hồ hay không, nhưng trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục , phần Ngự phê, vua Tự Đức khi đọc đến việc đục thuyền của Ô Mã Nhi đã có lời nghiệt ngã sau đây dành cho tiền nhân nhà Trần: “Bất nhân bất nghĩa.”

Đàn hồ, loại nhạc cụ được dùng phổ biến trong nghệ thuật hát xẩm có xuất sứ từ người Hồ, cùng với trống cơm. Polo hay mã cầu, một môn thể thao có suất xứ từ người Hồ cũng rất được các quý tộc nhà Trần ưa chuộng.

Như vậy, có thể thấy, nhìn trong lịch sử thì tình cảm của dân An Nam giành cho người Hồ dường như có vẻ là không tồi.

Ảnh: Những bữa tiệc truyền thống với máu tươi của dân An Nam và của người Hồ tộc Nenets.

Từ khóa: 

,

lịch sử

tiết canh huyền thoại

Trả lời

tiết canh huyền thoại

Người Việt ăn món "tiết canh" là từ đây ư :D?