Người trầm cảm quen và muốn ở lại trong nỗi buồn?

  1. Tâm lý học

Có phải khi bị trầm cảm, ta cảm thấy quen gặm nhấm những nỗi tuyệt vọng này và vì vậy khó tự thoát ra được. Nói cách khác là nỗi buồn, dù nó ảnh hưởng tiêu cực, người trầm cảm một cách nào đó như một "con nghiện"?

Mình chỉ trả qua một thời điểm trầm cảm nhẹ nhưng mình cảm thấy như vậy. Sau đó mình có cố gắng tìm sự trợ giúp và dần thoát ra được.

Từ khóa: 

trầm cảm

,

bệnh trầm cảm

,

tâm lý học

Trầm cảm và nỗi buồn khác nhau. Dù hai điều này thường bị nhầm là hai trạng thái giống nhau, tuy nhiên, "buồn bã là một trạng thái cảm xúc bình thường của con người, hầu như ai trong chúng ta cũng từng trải qua trạng thái này, còn trầm cảm là một loại bệnh lý cần được điều trị, nó là một trạng thái tâm thần bất thường, một rối loạn tâm lý ảnh hưởng hoàn toàn và lâu dài đến suy nghĩ, tình cảm và nhận thức hành vi. Nhìn bên ngoài, một người với căn bệnh trầm cảm có thể dường như không có vấn đề gì với cuộc đời họ, và ngay cả họ cũng có thể nghĩ như vậy, nhưng họ vẫn cảm thấy tồi tệ không hiểu vì sao. Tâm trạng của họ ngày càng tệ dần đi trong mọi tình huống, ngay cả khi họ tham gia những hoạt động mà họ từng yêu thích. Tâm trạng chán nản buồn bã gây ảnh hưởng mạnh đến đời sống cá nhân, công việc hay học tập của họ. Những việc tưởng chừng đơn giản như rời khỏi giường, chải đầu, hay thay đồ cũng trở nên quá sức."

Đây là đoạn trích mình lấy từ phần mở đầu của cuốn Sổ tay Rối loạn trầm cảm của trang Beautiful Mind Việt Nam - một chuyên trang tiếng Việt đầu tiên và uy tín về vấn đề sức khỏe tâm thần. Dù hiện nay team không còn hoạt động nhưng mình vẫn coi đây là nguồn tiếng Việt hiếm hoi và đáng tin cậy để tìm hiểu thông tin về các căn bệnh tâm thần, tâm lý. Các bạn nên tìm hiểu trầm cảm là gì trước khi đánh đồng nó như một trạng thái tâm lý bình thường.

Và có lẽ riêng đoạn trích ở trên cũng đã đủ để trả lời cho câu hỏi của bạn. Người bị trầm cảm họ không kiểm soát được hành vi và suy nghĩ của mình, đó là một loại bệnh mà không ai muốn mắc phải và cần được can thiệp y tế đúng đắn để vượt qua, nó như một loại bệnh ung thư có thể dẫn đến chết người chứ không phải là vì ai đó muốn ở lại trong nỗi buồn. Bản thân những người bị trầm cảm cũng cần được chăm sóc, cần có người thân bên cạnh, tuy nhiên, cái nguy hiểm nữa của bệnh này là nó có thể khiến cho những người thân chăm sóc bạn cũng rơi vào trạng thái trầm uất.

Ngoài ra, bạn có thể tìm đọc thêm cuốn Đại dương đen của Tiến sỹ Đặng Hoàng Giang - đây là cuốn sách khoa học thường thức bằng tiếng Việt đầu tiên đi sâu để có cái nhìn đúng đắn về căn bệnh. Đọc những câu chuyện, những con người đa dạng trong đó, ta hiểu rằng căn bệnh này không chừa một ai, một bối cảnh, một tầng lớp, một kiểu người nào, nó có thể tấn công chúng ta vào bất cứ lúc nào và sức tàn phá, nguy hiểm của nó đến mức nào để ngưng lãng mạn hóa căn bệnh nguy hiểm này.

Trả lời

Trầm cảm và nỗi buồn khác nhau. Dù hai điều này thường bị nhầm là hai trạng thái giống nhau, tuy nhiên, "buồn bã là một trạng thái cảm xúc bình thường của con người, hầu như ai trong chúng ta cũng từng trải qua trạng thái này, còn trầm cảm là một loại bệnh lý cần được điều trị, nó là một trạng thái tâm thần bất thường, một rối loạn tâm lý ảnh hưởng hoàn toàn và lâu dài đến suy nghĩ, tình cảm và nhận thức hành vi. Nhìn bên ngoài, một người với căn bệnh trầm cảm có thể dường như không có vấn đề gì với cuộc đời họ, và ngay cả họ cũng có thể nghĩ như vậy, nhưng họ vẫn cảm thấy tồi tệ không hiểu vì sao. Tâm trạng của họ ngày càng tệ dần đi trong mọi tình huống, ngay cả khi họ tham gia những hoạt động mà họ từng yêu thích. Tâm trạng chán nản buồn bã gây ảnh hưởng mạnh đến đời sống cá nhân, công việc hay học tập của họ. Những việc tưởng chừng đơn giản như rời khỏi giường, chải đầu, hay thay đồ cũng trở nên quá sức."

Đây là đoạn trích mình lấy từ phần mở đầu của cuốn Sổ tay Rối loạn trầm cảm của trang Beautiful Mind Việt Nam - một chuyên trang tiếng Việt đầu tiên và uy tín về vấn đề sức khỏe tâm thần. Dù hiện nay team không còn hoạt động nhưng mình vẫn coi đây là nguồn tiếng Việt hiếm hoi và đáng tin cậy để tìm hiểu thông tin về các căn bệnh tâm thần, tâm lý. Các bạn nên tìm hiểu trầm cảm là gì trước khi đánh đồng nó như một trạng thái tâm lý bình thường.

Và có lẽ riêng đoạn trích ở trên cũng đã đủ để trả lời cho câu hỏi của bạn. Người bị trầm cảm họ không kiểm soát được hành vi và suy nghĩ của mình, đó là một loại bệnh mà không ai muốn mắc phải và cần được can thiệp y tế đúng đắn để vượt qua, nó như một loại bệnh ung thư có thể dẫn đến chết người chứ không phải là vì ai đó muốn ở lại trong nỗi buồn. Bản thân những người bị trầm cảm cũng cần được chăm sóc, cần có người thân bên cạnh, tuy nhiên, cái nguy hiểm nữa của bệnh này là nó có thể khiến cho những người thân chăm sóc bạn cũng rơi vào trạng thái trầm uất.

Ngoài ra, bạn có thể tìm đọc thêm cuốn Đại dương đen của Tiến sỹ Đặng Hoàng Giang - đây là cuốn sách khoa học thường thức bằng tiếng Việt đầu tiên đi sâu để có cái nhìn đúng đắn về căn bệnh. Đọc những câu chuyện, những con người đa dạng trong đó, ta hiểu rằng căn bệnh này không chừa một ai, một bối cảnh, một tầng lớp, một kiểu người nào, nó có thể tấn công chúng ta vào bất cứ lúc nào và sức tàn phá, nguy hiểm của nó đến mức nào để ngưng lãng mạn hóa căn bệnh nguy hiểm này.

Có thể mỗi ngươid sẽ có những biểu hiện khác nhau của trầm cảm nhưng đối với mình thì trầm cảm luôn làm cho bạn cảm thấy rất rất buồn và chán nản như thể bạn bị trói lại bởi những suy nghĩ tiêu cực do chính mình tạo ra, không thể thoát ra được dù cho có cố gắng thế nào. Mình tự nhủ rằng mình không bị trầm cảm vì mình biết nó rất đáng sợ nhưng những suy nghĩ tiêu cực và đôi khi muốn giải thoát lại làm cho mình tin rằng mình phải đối mặt với nó. Mình càng muốn thoát khỏi nó thì mức độ càng tăng lên chứ không phải là quen với nỗi buồn

Đọc câu chuyện của bạn tự nhiên nghĩ lại bản thân, đang trải qua những điều tương tự, chỉ khác là mình vẫn thoát ra được. =((( Lúc nào cũng muốn sống mãi trong những nỗi buồn, nỗi lo sợ của bản thân, không muốn thoát ra.

https://cdn.noron.vn/2022/02/16/27383390211458799661848209040037357836716332n-1644997162.jpg

Mình nghĩ, người trầm cảm, không phải người trầm cảm, họ chỉ muốn ở lại mãi trong nỗi buồn mà họ không có cách nào mà thoát ra khỏi nó, và cũng không ai có thể kéo họ ra cái vực sâu đấy. Vượt qua trầm cảm, dù là nhẹ hay nặng thì cũng là một hành động mà bản thân họ vô cùng mạnh mẽ, chiến thắng bản thân mình rồi. 

ừa, nó là 1 dạng nghiện cảm xúc đó, buồn cũng là 1 cảm xúc dễ gây nghiện mà

Mình cũng thấy như vậy. Đôi khi chúng ta sẽ quen với chính những cô đơn.

cảm giác ra ngoài thốn cực, cảm giác kiểu lấy bú gõ đầu xong bóc xọ mình ra đấy. trong cơn trầm cảm thì thật sự nó an toàn hơn