Tại sao nỗi buồn thì thường ở lại lâu hơn niềm vui?

  1. Tâm lý học

  2. Tâm sự cuộc sống

Nỗi buồn nói chung, tức là cả đau khổ và đau đớn cũng vậy, những cảm xúc tiêu cực thì thường hằn sâu trong tâm trí của chúng ta hơn. Niềm vui thì chỉ là thoáng chốc, sự vui sướng, hân hoan chỉ diễn ra vài giây, vài phút, vài ngày nhưng nỗi buồn, đau khổ thì khéo dài đến hàng năm được. Đó là lý do tại sao chúng ta thường chỉ nhớ đến những gì làm chúng ta đau, buồn hơn là những gì làm chúng ta vui. Tại sao lại như vậy?

Từ khóa: 

tâm lý học

,

tâm sự cuộc sống

Câu hỏi rất hay.

Đúng! Nỗi buồn có sức nặng hơn niềm vui rất nhiều.

Bởi vì: Ý chí sâu thẳm trong con người gây ra điều đó. 
Ví dụ, một người khỏe mạnh về thân thể, tuy nhiên có một vết đau nhỏ trên cơ thể thì nó cũng đủ thu hút hết tâm trí người đó vào cái vết đau kia, khiến anh ta cảm thấy khổ sở khó chịu. Cuộc sống tinh thần cũng vậy, khi mọi sự của ta đều thành công trong cuộc sống, nhưng chỉ có 1 thứ bất thành, dù là nhỏ nhặt, nó cũng đủ khiến ta rất buồn bực, phiền lòng dài lâu, khiến tâm trí ta chỉ nghĩ về nó mà quên đi hết tất cả những thứ chúng ta đã thành công.

Trong cả hai trường hợp trên, điều đã gặp phải sự phản kháng là ý chí. 
Trường hợp đầu tiên, nó được khách thể hóa trong cơ thể, trong trường hợp thứ hai, khi nó thể hiện chính nó trong cuộc đấu tranh của sự sống; và trong cả hai, rõ ràng là sự thỏa mãn của ý chí không có gì khác hơn là nó không gặp phải sự phản kháng nào.
Tất cả niềm vui chỉ bao gồm việc loại bỏ sự cản trở này — nói cách khác, giải thoát chúng ta khỏi tác động của nó; và do đó, khoái cảm là một trạng thái không bao giờ có thể tồn tại được lâu.
Vì vậy, sự thật trên dẫn dắt chúng ta tới 1 điều rằng: đừng nhắm mục đích của cuộc sống tới những gì là sự sung sướng, điều vui thích.., mà hãy nhắm mục đích tới việc tránh vô số những đau khổ càng nhiều càng tốt. Chúng ta không bao giờ nên theo đuổi niềm vui với cái giá của đau khổ, hoặc thậm chí là một nguy cơ có thể xảy ra đau khổ.
Trả lời

Câu hỏi rất hay.

Đúng! Nỗi buồn có sức nặng hơn niềm vui rất nhiều.

Bởi vì: Ý chí sâu thẳm trong con người gây ra điều đó. 
Ví dụ, một người khỏe mạnh về thân thể, tuy nhiên có một vết đau nhỏ trên cơ thể thì nó cũng đủ thu hút hết tâm trí người đó vào cái vết đau kia, khiến anh ta cảm thấy khổ sở khó chịu. Cuộc sống tinh thần cũng vậy, khi mọi sự của ta đều thành công trong cuộc sống, nhưng chỉ có 1 thứ bất thành, dù là nhỏ nhặt, nó cũng đủ khiến ta rất buồn bực, phiền lòng dài lâu, khiến tâm trí ta chỉ nghĩ về nó mà quên đi hết tất cả những thứ chúng ta đã thành công.

Trong cả hai trường hợp trên, điều đã gặp phải sự phản kháng là ý chí. 
Trường hợp đầu tiên, nó được khách thể hóa trong cơ thể, trong trường hợp thứ hai, khi nó thể hiện chính nó trong cuộc đấu tranh của sự sống; và trong cả hai, rõ ràng là sự thỏa mãn của ý chí không có gì khác hơn là nó không gặp phải sự phản kháng nào.
Tất cả niềm vui chỉ bao gồm việc loại bỏ sự cản trở này — nói cách khác, giải thoát chúng ta khỏi tác động của nó; và do đó, khoái cảm là một trạng thái không bao giờ có thể tồn tại được lâu.
Vì vậy, sự thật trên dẫn dắt chúng ta tới 1 điều rằng: đừng nhắm mục đích của cuộc sống tới những gì là sự sung sướng, điều vui thích.., mà hãy nhắm mục đích tới việc tránh vô số những đau khổ càng nhiều càng tốt. Chúng ta không bao giờ nên theo đuổi niềm vui với cái giá của đau khổ, hoặc thậm chí là một nguy cơ có thể xảy ra đau khổ.

Cái gì làm con người trở nên thay đổi thì điều đó tồn tại lâu hơn. Và thường thì chỉ có buồn -khổ - đau mới giúp con người trưởng thành hơn được, và niềm vui như một phần thưởng sau giông bão đó.

Khi chúng ta cảm thấy hạnh phúc, não của chúng ta sẽ tiết ra liều dopamine trong não khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu, nhưng điều đó sẽ không xảy ra nếu bạn lặp lại điều đó hàng ngày hoặc gặp nó thường xuyên, sau đó bạn sẽ quen và không còn cảm nhận được dopamine nữa bời vì nó đã được tiết ra quá nhiều, và giờ nó chỉ là một thói quen mà thôi.

Hãy thử tưởng tượng lần đầu tiên bạn sử dụng điện thoại thông minh hoặc thử nhớ lại lần đầu tiên khi bạn được mua một chiếc áo khoác mới cho mình hoặc lần đầu tiên bạn được lên thành phố so với bây giờ. Cảm xúc đều đã rất khác, và niềm vui nó sẽ không đến từ những việc đó nữa.

Điều này cũng xảy ra tương tự với nỗi buồn, nhưng để làm quen với điều khiến bạn buồn tương đối mất nhiều thời gian hơn là hạnh phúc. Và khi bạn đã quen được với nó thì thứ cảm xúc ngược lại mang cho bạn rất nhiều những thăng trầm, người vui nhiều thì sẽ cảm thấy nỗi buồn là một điều gì đấy thật đáng sợ, còn người buồn nhiều sẽ cảm thấy niềm vui là 1 điều may mắn.

Đây là lý do chính khiến bạn thường xuyên cảm thấy buồn và không vui. Một lý do khác là khi bạn buồn, thời gian trở nên tương đối chậm và khi bạn vui thì tương đối nhanh nên bạn có thể nghĩ rằng bạn buồn trong thời gian dài và vui trong thời gian ngắn nhưng đó có thể chỉ là tính tương đối của thời gian.

2 niềm vui thì mới cân bằng được với 1 nỗi buồn
Buồn bã là cảm xúc tồn tại lâu nhất trong các cảm xúc, một trong các nghiên cứu đầu tiên xem xét tại sao một số cảm xúc kéo dài lâu hơn nhiều so với những cảm xúc khác.

Khi so sánh với việc bị chọc giận, xấu hổ, ngạc nhiên, và thậm chí buồn chán; thì sự buồn bã tồn tại lâu hơn những cảm xúc khác.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Motivation and Emotion, phát hiện thấy sự buồn bã có xu hướng gắn với các sự kiện có một tác động lâu dài quan trọng lên cuộc sống của con người, như sự mất người thân (Verduyn & Lavrijsen, 2014). Saskia Lavrijsen, đồng tác giả của nghiên cứu, giải thích:

“Suy nghĩ nghiền ngẫm là yếu tố quyết định chính của việc tại sao một số cảm xúc tồn tại lâu hơn những cảm xúc khác. Những cảm xúc gắn với mức độ nghiền ngẫm cao thì sẽ tồn tại lâu nhất. Những cảm xúc có khoảng thời gian tồn tại ngắn hơn thì thường – nhưng tất nhiên, không phải luôn luôn- bị gây ra bởi những sự kiện tương đối kém quan trọng. Mặt khác, những cảm xúc tồn tại lâu có xu hướng chỉ về một điều gì đó rất quan trọng.”

Các kết quả đến từ một cuộc khảo sát với 233 sinh viên được yêu cầu nhớ lại những trải nghiệm cảm xúc và chúng kéo dài bao lâu.

Sau đây là khoảng thời gian mà mỗi cảm xúc tồn tại, về trung bình:

https://cdn.noron.vn/2022/10/18/emotions-1666105367.jpg

Ở mức cực đoan, trong khi sự ghê tởm và xấu hổ có xu hướng mất đi trong 30 phút, thì sự buồn bã tiếp tục tồn tại trung bình khoảng 120 giờ. Trong khi ấy, sự buồn chán có xu hướng mất đi trong một vài giờ, dù tất nhiên bạn cảm giác nó tồn tại lâu hơn!

Cũng có những kiểu mẫu thú vị trong số những cảm xúc có liên quan với nhau. Ví dụ, sự sợ hãi có xu hướng tồn tại trong một thời gian ngắn, trong khi người anh em gần gũi của nó là sự lo lắng tồn tại lâu hơn nhiều. Tương tự như vậy, sự xấu hổ qua đi tương đối nhanh, nhưng cảm giác tội lỗi có xu hướng ở lại lâu hơn nhiều.

Nguồn:

Thanh Hằng dịch

Mình không nghĩ thế. Nỗi buồn giống như tảng băng nổi, còn niềm niềm vui là tảng băng chìm. Nhưng thứ nổi bật, dễ thấy thì khiến chúng ta bị thu hút, để tâm nhiều hơn. Nhưng thực ra, niềm vui vẻ và hạnh phúc chính là sức mạnh, động lực bên trong để chúng ta cố gắng. Có bao giờ bạn sống để cảm nhận những niềm đau và nỗi buồn không?

Nỗi buồn là vết thương, còn niềm vui là thuốc. 

Nếu không có nỗi buồn thì biết đâu là niềm vui?

Mình thấy có thể là bởi vì nỗi buồn có tác động tới chúng ta sâu sắc hơn, để lại nỗi ám ảnh kéo dài hơn và ảnh hưởng đến tâm trạng chúng ta nhiều hơn nên mới khó quên như thế.

Còn niềm vui không khiến chúng ta phải day dứt, khóc lóc hay dằn vặt mỗi đêm vậy nên chúng ta có thể dễ dàng quên đi chúng hơn.

Có ai đang yên đang lành mà băng cái tay hay bó cái chân lại đâu. Tay có đứt thì mới băng lại, mà chân có gãy thì mới cần phải bó. Rồi sau đó lại cần có thời gian, thuốc men đổ vào để trở lại như cũ. Mà ngay cả khi trở lại như cũ thì chưa chắc đã hoạt động mạnh được như trước. Cũng như gương vỡ rồi thì làm sao mà lành được, mà có lau mãi, lau nữa thì cũng chỉ có thể thôi. Đó cũng là lí do vì sao mà tin dữ thì đồn xa đó:>

Chính là do quá trình chọn lọc tự nhiên đã "thiết kế" ra như vậy, phức tạp và đầy mâu thuẫn nhưng cũng chính yếu tố đó đã góp phần thúc đẩy không ngừng sự tiến hoá. 
bạn đang kết luận quy chụp, không có "chúng ta" ở đây mà chỉ có bạn, và một số người có thói quen thích lưu giữ lại những kỷ niệm buồn. nhưng cũng có những kỷ niệm đáng nhớ được lưu lại mà không phải kỷ niệm buồn, cũng không hẳn là kỷ niệm vui. giống như mùi vị của cốc kem ký mình ăn hồi mình 10 tuổi. lúc đó Hải Phòng có đường Hoàng Văn Thụ bán kem ký nổi tiếng. đến giờ vẫn chưa ăn được loại kem nào có mùi vị như vậy. hay là bát bánh đa cua Da Liễu ở phố Trần Phú những năm 1999 chỉ có rau muống chẻ, chả lá lốt, chả thịt viên và hành phi thôi, thêm tí chí chương, vắt thêm quả quất nữa là ngon quắt tai 😋 những hương vị đó thật sự đời này không bao giờ quên được.
à còn nữa, cái cảm xúc khi lần đầu được mặt đối mặt nói chuyện với Crush hồi cấp 3, hồi hộp xao xuyến lắm, giờ mình và Crush đều đã già rồi, đều 2 con rồi, nhăn nheo rồi, mà nghe giọng nói của Crush vẫn thấy xuyến xao 🤣