Người trẻ thì không nên tiêu xài phung phí?

  1. Kiến thức chung

Mới đây mình có được nghe chia sẻ của triệu phú Canada, ông Kevin O'Leary cho biết dù đã là tỷ phú dù việc bỏ ra 4 USD để mua một cốc cà phê sống ảo là không cần thiết. Bên cạnh đó Kevin còn cho biết người trẻ chỉ nên có 3 chiếc quần jeans và không quá 4 đôi giày trong tủ quần áo.

Được biết "lương trung bình của người Mỹ là 58.000 USD, nếu để ra 10% là bạn sẽ có ngay 1,25 triệu USD trong ngân hàng lúc 65 tuổi".

Bạn nghĩ sao về quan điểm này? Đâu là ranh giới giữa KEO KIỆT, TIẾT KIỆM và HOANG PHÍ? Và làm thế nào để cân bằng các chỉ số tiêu dùng trong tháng nhỉ?

Ảnh: Pinterest

d4349964ea6da4758432d5be739bba6f
Từ khóa: 

dùng tiền

,

quản lý tài chính

,

phung phí

,

tiết kiệm

,

quản lý tiền bạc

,

kiến thức chung

Khi đọc sách hay đọc báo, thì cần xác định đối tượng độc giả mà tác giả nhắm tới là ai. Thường thì mình sẽ ngầm hiểu nhận định đó là xã hội xung quanh ta, nhưng không hẳn, đa số các trường hợp là tác giả đề cập tới xã hội Mỹ, các kết quả thăm dò, phân tích, dẫn chứng đều đúng tại Mỹ, ở Việt Nam khác. (Hôm qua vợ mình cũng dính phải bẫy này, khi tác giả rất thuyết phục nói về khẩu phần dinh dưỡng của thời nay khi so sánh với người tiền sử, nhưng dữ liệu mà tác giả có là dựa vào thói quen ăn uống của người Mỹ, chứ không phải ở nước nông nghiệp như Việt Nam, nên không áp dụng luận điểm đó được).

Mức $4 một cốc cafe là rất cao ở Việt Nam, nếu dùng hình ảnh tương đương, có thể coi như 40k một cốc trà sữa. Thì luận điểm rằng giới trẻ dành quá nhiều tiền mua trà sữa đâu đó cũng có người nói rồi.

Mình không đọc đầy đủ bài viết trên, nhưng đọc qua phần bạn dẫn thì mình đồng ý.

Quan điểm về hoang phí của mình giống Huyền Chíp, rằng thứ gì mua mà không dùng (hết công năng) thì là đồ xa xỉ, chứ không phải đắt tiền là xa xỉ.

Trả lời

Khi đọc sách hay đọc báo, thì cần xác định đối tượng độc giả mà tác giả nhắm tới là ai. Thường thì mình sẽ ngầm hiểu nhận định đó là xã hội xung quanh ta, nhưng không hẳn, đa số các trường hợp là tác giả đề cập tới xã hội Mỹ, các kết quả thăm dò, phân tích, dẫn chứng đều đúng tại Mỹ, ở Việt Nam khác. (Hôm qua vợ mình cũng dính phải bẫy này, khi tác giả rất thuyết phục nói về khẩu phần dinh dưỡng của thời nay khi so sánh với người tiền sử, nhưng dữ liệu mà tác giả có là dựa vào thói quen ăn uống của người Mỹ, chứ không phải ở nước nông nghiệp như Việt Nam, nên không áp dụng luận điểm đó được).

Mức $4 một cốc cafe là rất cao ở Việt Nam, nếu dùng hình ảnh tương đương, có thể coi như 40k một cốc trà sữa. Thì luận điểm rằng giới trẻ dành quá nhiều tiền mua trà sữa đâu đó cũng có người nói rồi.

Mình không đọc đầy đủ bài viết trên, nhưng đọc qua phần bạn dẫn thì mình đồng ý.

Quan điểm về hoang phí của mình giống Huyền Chíp, rằng thứ gì mua mà không dùng (hết công năng) thì là đồ xa xỉ, chứ không phải đắt tiền là xa xỉ.

Link bài tham khảo cho0 mọi người đây nhé:

Không riêng người trẻ, tất cả mọi người đều không nên phung phí.

Cùng là mua một cái áo. Có người gọi nó là phung phí có người gọi nó là đầu tư hiệu quả. Vậy ranh giới là gì?

Ranh giới chính là mục đích mua, mua vì con bạn có cái áo đó đắt tiền, mình cũng phải mua cho bỏ ghét mặc dù mình không thích cái áo đó thì gọi là phung phí. Còn nếu vì bạn cảm thấy chiếc áo đó đẹp, mua để đi hội nghị, gặp gỡ khách hàng, hay dạo phố cùng người yêu để tăng sức hấp dẫn thì gọi là đầu tư hiệu quả.

Hiểu rõ mục đích tiêu tiền, nó phục vụ cho việc đạt được mục tiêu thì cứ mạnh tay mà tiêu. 

Chuẩn
Những đồng tiền đầu tiên kiếm được sẽ rất khó khăn. Còn sau khi đã có tiền, thì việc kiếm tiền sẽ dễ hơn rất nhiều.