Thà không làm mẹ còn hơn trở thành một người mẹ tồi?

  1. Giới tính

Gần đây mình có theo dõi một bộ phim về giáo dục giới tính khá hot là "Sex Education". Trong đó có phân đoạn cô gái trẻ 16 tuổi (Maeve) đi đến bệnh viện phụ sản để phá thai vì không có khả năng chi trả cho hai mẹ con. Ở đó cô gặp một người phụ nữ lớn tuổi đã trên 2 lần phá thai, có phát biểu trong sự đau khổ, rằng:

"Thà không phải làm mẹ còn hơn là một người mẹ tồi".

Đại ý cô này cho rằng việc sinh con mà không làm tròn trách nhiệm cho con, không mang lại cuộc sống tốt cho con thì tốt nhất hãy để nó... ra đi.

Bạn nghĩ sao về quan niệm này? Phá thai hay không phá thai, đâu mới là điều nên làm và làm trong hoàn cảnh nào thì mới hợp tình? Điều này sẽ ảnh hưởng sức khỏe sinh sản của người mẹ như thế nào trong tương lai?

Screenshot_1
Từ khóa: 

giới tính

,

giáo dục giới tính

,

phá thai

,

sức khỏe sinh sản

,

giới tính

Ngay-Cua-Me-14294935

Vừa hôm trước mình cũng có nghe qua chủ đề này, mình cũng đồng tình. Yêu là cảm xúc nhất thời, nhưng nuôi con là chuyện cả đời, ảnh hưởng đến những thế hệ sau. Nếu cảm thấy bản thân chưa đủ trưởng thành để làm điểm tựa cho ai đó, thì tốt nhất đừng nên làm mẹ.

Trả lời
Ngay-Cua-Me-14294935

Vừa hôm trước mình cũng có nghe qua chủ đề này, mình cũng đồng tình. Yêu là cảm xúc nhất thời, nhưng nuôi con là chuyện cả đời, ảnh hưởng đến những thế hệ sau. Nếu cảm thấy bản thân chưa đủ trưởng thành để làm điểm tựa cho ai đó, thì tốt nhất đừng nên làm mẹ.

Câu hỏi của bạn làm mình liên tượng đến chiến dịch gây ầm ĩ "Mẹ ơi đừng giết con" thời gian qua về việc lên án tại sao nhiều phụ nữ chọn cách phá thai - được coi là cách rất ích kỷ. Cùng thời điểm đó, cũng có chiến dịch "Bố ơi nhớ đeo bao cao su" như cách nhạo báng chiến dịch trên. Phải, mọi người dường như vô tình quên mất một điều trước thời điểm đưa ra quyết định có thể đánh mất quyền sống của người khác: Đứa trẻ được hình thành do sự kết hợp của cả ba và mẹ. Trước phân cảnh này, phim có một phân cảnh có đôi vợ chồng cầm bảng khuyên răn mọi người đừng nên phá thai. Mình tự hỏi vậy tại sao không có ai cầm bảng "nếu đi phá thai, nhất định hãy có cả cha và mẹ cùng đi". Trong cả phân đoạn này, những người bệnh nhân đến cũng là những phụ nữ đi-một-mình, đây có thể là một thông điệp khác mà phim muốn truyền tải không?

Tóm lại, quan điểm của mình là mình không phán xét quyền quyết định phá thai của bất kì phụ nữ nào. Họ chính là mẹ của đứa bé đó nên họ có toàn quyền quyết định, người cha cũng vậy. Nói cho "hợp tình" thì quyết định nào họ cảm thấy tốt nhất thì quyết định đó chính là hợp tình. Ảnh hưởng sức khỏe của người mẹ là chắc chắn có. Ví von đây giống như phẫu thuật thẩm mỹ, có sự can thiệp của bác sĩ thì rủi ro vẫn có. Đó là lí do vì sao bác sĩ luôn bắt buộc bệnh nhân và người thân ký giấy "miễn trừ trách nhiệm" trước khi phẫu thuật mà thật buồn những ca phá thai thì chỉ có chữ ký của bệnh nhận chứ không có chữ ký người thân. 

Không liên quan nhưng mình vừa mới xem bộ phim "Hai Phượng" hiện chiếu rạp và cũng có phân cảnh gần tương tự câu hỏi của bạn. Khi Hai Phượng tìm sự giúp đỡ của người anh ruột nhưng cắt đứt tình nghĩa từ lâu để cứu con thì bị anh ruột chửi thẳng mặt là "người mẹ tồi", "người như mày xứng đáng xuống địa ngục". Hai Phượng trả lời: "Đúng, tui là người mẹ tồi. Tui là đứa chửa hoang... Nhưng tui vẫn tìm đến anh vì tui muốn cứu con và con là tất cả của tui..." Mình chỉ để ở đây để bạn suy nghĩ thêm và đây cũng có thể là hoàn cảnh nuôi con lớn nếu người mẹ trong phim quyết định giữ con và một mình nuôi con khôn lớn. Đó có khi cũng là lí do người mẹ không dám giữ con lại vì sợ con không thể chịu đựng dèm pha của người đời. Không phải tự nhiên dạo gần đây phong trào "nữ quyền" lại nổi lên vì thực tế luôn tồn tại những vấn đề khắc nghiệt mà chỉ có phụ nữ chịu đựng. Hông đẻ bị nói là ác mà đẻ thì xúc phạm mẹ lẫn con người ta, không cho người ta sống cuộc đời lương thiện, rồi ai cho người ta sống lương thiện, haiz...

Mỗi nguười có mỗi quan điểm trong việc này. Khi bạn trở thành người trong cuộc thì mới có cái nhìn chính xác về việc này.

Giống như trong bài toán tâm lý hy sinh 1 người để cứu 5 người. Khi bạn là người đứng ngoài thì thường có xu hướng là sẽ hy sinh 1 người trên tàu để cứu 5 người trên đường ray. Nhưng khi bạn chính là 1 người trên tàu đó thì liệu bạn có nhảy xuống hy sinh để cứu 5 người trên đường ray. Trong chuyện này cũng như vậy, khi bạn là người ngoài cuộc thì có xu hướng là sẽ không phá thai vì sẽ ảnh hưởng sức khỏe, đạo đức và nhiều vấn đề khác nữa. Nhưng khi bạn là người mẹ thì lại là vấn đề khác, bạn sẽ phải có trách nhiệm kèm theo khi đứa bé ra đời.

Tóm lại là không nên phán xét quyết định của người khác khi bạn không phải là người trong cuộc bởi vì bạn không có rằng buộc như họ.

Mình đồng ý với quan điểm này nhưng ở góc độ để nhắc nhở các bạn nữ nếu đã không thể lo cho con được thì hãy cố gắng đừng để có thai.

Nếu đã biết mình không muốn có con ở thời điểm này nhưng vẫn vô trách nhiệm để sơ xảy dẫn tới mang bầu mới đáng trách.

Nhưng vạn sự vô thường, không ai nói trước được điều gì. Mình từng có một người chị hơn mình nhiều tuổi. Chị là một người tốt, suy nghĩ chín chắn, hiểu biết, có trách nhiệm. Nhà chị cũng không phải là không phải quá khó khăn. Rồi vô tình chị mang bầu. Và quyết định bỏ đứa bé. Chị đưa con về làm một phần mộ chôn ở quê gần ông bà. Vì sao chị quyết định vậy mình cũng không gặng hỏi. Với những gì mình hiểu về con người chị ý, mình biết chị làm vậy chỉ vì bất đắc dĩ thôi.

Xét về khía cạnh sức khỏe thì Ko tốt cho phụ nữ trong tương lai, rất nhiều ảnh hưởng .

Xét về khía cạnh đạo Đức mình không đồng tình với vụ phá thai.

Xét về quan điểm cá nhân, mình đồng tình với quan điểm "thà k làm mẹ chứ Ko đc là một bà mẹ tôi" . Nhưng nếu nhận thức thế thì phải tự bảo vệ mình, đừng để có bầu. Có rồi thì con cái đến với mình Là nhân duyên , phải giữ. Và bạn cần chịu trách nhiệm chứ k được để đứa bé chịu trách nhiệm.

Cuối cùng thì Ko có bà mẹ nào tồi đâu, tước đi quyền sống của đứa bé mới là tồi tệ.

Cá nhân mình đồng ý với quan điểm này, nếu bạn ko thể cho con của bạn một môi trường phát triển tốt, để nó sống trong đói khổ, ko được giáo dục đàng hoàng hoặc nát hơn là sinh nó ra xong rồi quẳng ở bviện hoặc trước cửa chùa thì tốt nhất là không nên sinh nó ra.

Mình không biết quan niệm về khái niệm trở thành "mẹ" của nhân vật trong phim là bắt đầu từ khi nào? Theo như cách trả lời của nhân vật thì maybe là sau khi đứa con được sinh ra nhỉ! Nhưng chẳng phải ta đã từng nghe rất nhiều cặp vợ chồng vẫn thường vui mừng khi biết người vợ có thai và reo lên rằng " Mình đã trở thành mẹ hoặc bố" ngay trong giai đoạn em bé trong bụng rồi sao? Và với quan điểm của mình thì định nghĩa Mẹ là từ thời kỳ có thai rồi nhé. Nên mình đồng ý với câu "Thà không làm mẹ, còn hơn là một người mẹ tồi" theo định nghĩa mẹ như trên nhé. Đó là với những tình huống chủ động

Còn đối với tình huống bất khả kháng thì khá là tệ, khi họ vừa bị sốc về tinh thần do thể xác cộng với một mối lo trong tương lai thì quyết định đó nên do họ suy nghĩ, cân nhắc với hoàn cảnh lúc đó. Chớ mình thấy ở VN rất rất nhiều đứa trẻ được sinh ra khi bố mẹ còn non choẹt, con cái không được giáo dục và hưởng tình yêu thương, vất lăn lốc, khá là thương rồi sau này có thể sẽ lại trở thành như tình trạng của bố mẹ nó, rồi các thế hệ sau cũng vậy sao? 

"Sinh con mà không làm tròn trách nhiệm cho con, không mang lại cuộc sống tốt cho con thì tốt nhất hãy để nó... ra đi"

=> tròn trách nhiệm là như thế nào bạn? Trách nhiệm trong bối cảnh bộ phim gồm những gì? Tại sao bà mẹ đó lại phá thai đến hơn 2 lần? Lý do tại sao lại có thai? 

Bạn đưa ra vấn đề thiếu thông tin nên mình không đưa ra quan điểm rõ ràng được. 

Còn việc: Tồi hay ko thì khi làm mẹ mới rõ được. Còn việc phá hay giữ suy cho cùng cũng là quyết định từ chính "cái tôi" của mình, đừng gán cho việc ko đủ điều kiện để làm tròn "trách nhiệm" mà phá thai. Cứ dũng cảm thừa nhận là việc mình đang giải quyết là từ phía mình thì mọi thứ sẽ dễ thở hơn, người phụ nữ sẽ bớt đau khổ & không tự dằn vặt nữa.

giáo dục giới tính, trong tình cảm nam nữ đều khuyên các bạn phải biết bảo vệ mình, tránh quan hệ và mang bầu khi chưa sẵn sàng. Hiện tượng phá thai và bỏ con đi dư luận và xã hội đề cập khá nhiều. Phá thai chắc chắn ảnh hưởng sức khỏe sinh sản và tinh thần của phụ nữ. Nhưng lỡ có bầu mà bạn không thể đảm bảo cuộc sống đứa trẻ khi chúng trào đời thì là bế tắc. Luật cho phép phá thai cũng vì lí do đó (hiện có nhiều thay đổi và thảo luận khác nhau). Câu nói trong bộ phim này đứng trong văn cảnh ấy, nếu chưa sẵn sàng thì không nên đẩy đứa trẻ và chính mình vào ngõ cụt. Các bạn gái, bạn nam hãy tự bảo vệ mình và chịu trách nhiệm trước người yêu của mình. Nếu không thể tránh được quan hệ trước hôn nhân, các bạn nên dùng các biện pháp phòng chống có thai ngoài ý muốn
Không nên thế! Vì rất nhiều con của người mẹ được coi là "tồi" có thể rất xuất sắc và tạo ra giá trị cho xã hội!
Một con người có ích cho xã hội không liên quan gì việc bố mẹ họ tồi hay không mà do chính bản thân con người đó. Tại sao lại bắt không cho họ sinh ra?