Người Việt xưa có tục tuẫn táng hay không?

  1. Lịch sử

Chúng ta thường hay được nghe về tục tuẫn táng tàn nhẫn của người Chăm thông qua câu chuyện về công chúa Huyền Trân. Gần đây có ý kiến cho rằng công chúa không đủ điều kiện để tuẫn táng, vì không phải là Vương hậu chính thức của vua Chăm; rồi còn cả người Chăm lúc đó chưa chắc đã có tục tuẫn táng... Chưa rõ thực hư ở bên Chăm thế nào nhưng mà ở ngay đất Việt thì lại thấy dấu vết của tục tuẫn táng tàn nhận được ghi chép trong chính sử. Như trong Đại Việt sử ký toàn thư có những chỗ ghi chép về việc tuẫn táng xảy ra ở triều Lý:

Ghi chép về việc Nguyên Phi Ỷ Lan bức chết Dương Thái Hậu và hơn 70 cung nhân - buộc họ bị chôn theo Thánh Tông hoàng đế: "Quý Sửu, Thái Ninh năm thứ 2 (1073), (Tống Hy Ninh năm thứ 6) Giam Hoàng thái hậu họ Dương, tôn Hoàng thái phi làm Linh Nhân hoàng thái hậu. Linh nhân có tính ghen, cho mình là mẹ đẻ mà không được dự chính sự, mới kêu với vua rằng: "Mẹ già khó nhọc mới có ngày nay, mà bây giờ phú quý người khác được hưởng thế thì sẽ để mẹ già vào đâu?". Vua bèn sai đem giam Dương thái hậu và bảy mươi sáu người thị nữ vào cung Thượng Dương, rồi bức phải chết chôn theo lăng Thánh Tông." Ghi chép về cái chết của Nguyên phi Ỷ Lan, có 3 người hầu gái bị tuẫn táng theo: "Đinh Dậu, (Hội Tường Đại Khánh) năm thứ 8 (1117), (Tống Chính Hòa năm thứ 7) Mùa thu, tháng 7, ngày 25, Lan hoàng thái hậu băng, Hỏa táng, bắt ba người hầu gái chôn theo. Tôn dâng tên thuy là Phù Thánh Linh Nhân Hoàng Thái Hậu."

Ghi chép về việc phu nhân của Thành Khánh hầu tự tử theo chồng: "Giáp Thìn, (Thiên Phù Duệ Vũ) năm thứ 5 (1124), (Tống Tuyên Hòa năm thứ 6) Tháng 9, Thành Khánh hầu (không rõ tên) chết. Tháng 12, phu nhân của Thành Khánh hầu là Hà Thị uống thuốc độc chết theo chồng."

Ghi chép về việc vua Lý Thần Tông ngự giá đi xem các cung nữ tuẫn táng theo vua cha Lý Nhân Tông: "Ngày Ất Dậu, vua bắt đầu ngự điên Thiên An coi chầu. xuống chiếu cho các quan bỏ áo trở. Ngày hôm ấy vua ngự giá đi Na Ngạn xem các cung nữ lên dàn thêu để chết theo Đại Hành Hoàng Đế." Như vậy thì có lẽ nào là người Việt xưa có tồn tại tục tuẫn táng, hoặc ít nhất là trong hoàng tộc nhà Lý?

Từ khóa: 

,

lịch sử

Quan điểm cá nhân của mình là có. Tục này cũng tương đối phổ biến ở nhiều đế chế hùng mạnh trong lịch sử nhân loại. Nếu như tùy táng là chôn theo các vật dụng, đồ đạc, thì tuẫn táng là chôn theo người hầu, thị thiếp ...

Trong một số truyện cổ của Việt Nam còn có phong tục chôn người còn sống (gái đồng trinh) trong các kho tàng, hầm chứa bảo vật để làm thần giữ của.

Theo quan điểm hiện đại những việc đó đều rất độc ác, thiếu tính nhân văn. Nhưng với quan niệm văn hóa cổ đại thì nó là chuyện tương đối thường tình.

Trả lời

Quan điểm cá nhân của mình là có. Tục này cũng tương đối phổ biến ở nhiều đế chế hùng mạnh trong lịch sử nhân loại. Nếu như tùy táng là chôn theo các vật dụng, đồ đạc, thì tuẫn táng là chôn theo người hầu, thị thiếp ...

Trong một số truyện cổ của Việt Nam còn có phong tục chôn người còn sống (gái đồng trinh) trong các kho tàng, hầm chứa bảo vật để làm thần giữ của.

Theo quan điểm hiện đại những việc đó đều rất độc ác, thiếu tính nhân văn. Nhưng với quan niệm văn hóa cổ đại thì nó là chuyện tương đối thường tình.

ảnh hưởng quá lớn từ văn hoá Trung Hoa