Nguồn gốc Kinh Dịch

  1. Lịch sử

  2. Tâm linh

Truy tìm một thực tại từ trong huyền thoại!...

Và đó cũng là tư duy đỉnh cao của nền khoa học vật lý đương đại. Bởi chỉ có mô hình huyền thoại mới có thể mô tả gần nhất đến mô hình thực tại của vũ trụ.

Ví như sự thoát thai của vũ trụ hoàn toàn được mô tả và dựa vào Thuyết Bigbang! Một vụ nổ còn nằm trong sự giả định mà tư duy nhân loại chúng ta đã hoàn toàn dễ dãi chấp nhận bỏ qua!!

Cũng dựa trên nguyên tắc của nền khoa học. Tôi lập một giả định, hy vọng dựa trên đó để xây dựng một giả thiết hầu truy lùng đến những giá trị còn tiềm ẩn. Đó là tôi chưa nói đến những sự thật bị chôn vùi hàng ngàn năm qua mà thế hệ chúng ta hôm nay có trách nhiệm phải đưa ra trước ánh sáng. Chúng ta cùng tham khảo chung nhé:

Ngay từ một trong những buổi bình minh đầu tiên của nhân loại. Phục Hy (một vị Vua trong thần thoại của người Trung Quốc) đã đóng vai trò của một quan sát viên, quan sát vũ trụ vạn vật… “ngẫng lên xem tượng trời, cuối xuống xét thế đất, dáng vẽ của chim muông. Gần thì lấy ở thân mình, xa thì lấy ở vạn vật…”.

Và rồi Người chợt quan sát thấy trên lưng con Long Mã có một bức đồ hình mang 55 dấu điểm trắng đen. Rồi Người bèn “chép lại”… thành một bức đồ hình gọi là Hà Đồ. Trong đó mô tả vũ trụ vạn vật vận động theo chiều thuận. Với quan niệm Khí trời từ núi tuôn ra không bao giờ dứt nên liền lý hội, mới đặt tên là Liên Sơn Dịch.

Thế rồi sau đó khoảng 500 năm… Khoảng gián cách thời gian luôn có tính xóa nhòa những cột mốc của thực tại, nên yếu tố chính xác của thời gian chúng ta chấp nhận được lướt qua cho đủ để được gọi là khoa học. Vua Đại Vũ ở vào thời điểm khai sông trị thủy…

Người cũng bất chợt nhìn thấy một con Thần Quy nổi lên trên sông Lạc trong lúc khai nước ra biển. Lạ thay! Trên lưng Thần Quy cũng có mang một một bức đồ khác. Bức đồ này mô tả vũ trụ vạn vật vận hành theo chiều nghịch lại so với bức đồ ngày trước của Phục Hy! Và Chính Vua Đại Vũ ngày ấy cũng photocopy nguyên bản gốc trên lưng của Thần Quy ngày ấy lại. Người cho rằng vạn vật được sinh ra từ đất, sau đó sẽ lại quay trở về với đất, cho nên mới đặt tên là Quy Tàng Dịch.

Đó là những gì chắt lọc từ sử sách xưa chép lại và lưu truyền đến mãi tận hôm nay đối với Kinh Dịch. Như những dẫn chứng trên đây. Chúng ta thấy nhất thiết phải xem xét toàn bộ vấn đề một cách nghiêm túc và thật sự nghiêm túc lại như… những gì trình bày tiếp sau đây:

Qua những gì diễn giải vừa rồi. Chúng ta thấy cả hai Vị Vua ngày đó là Phục Hy và Đại Vũ đều “sao y bản chính” từ trên lưng của cả hai linh vật kia. Mà điều này khẳng định rằng Trời đã chép hai bức đồ sẵn và ban cho hai linh vật kia từ trước rồi. Điều này tổ tiên nước Việt đã có từng nhắc đến trong bản tuyên ngôn đầu tiên: “…Rành rành đã định tại sách trời…”! mà cả thế giới này từ ngàn xưa cho đến giai đoạn hôm nay, không ai không thể công nhận cho được.

Sùng Lãm; theo như cách gọi của người miền nam thì đó chính là tên “cúng cơm” của Lạc Long Quân! Trong khi tướng tinh của Lạc Long Quân chính là Rồng (Long Thần)! thì tướng tinh của Âu Cơ không phải bất kỳ linh vật nào khác hơn là Rùa (Thần Kim Quy)!! (Thật đau lòng và bất hạnh thay, khi biết chúng ta hôm nay vốn lạc mất cội nguồn giống nòi. Trong khi quá khứ thì hoàn toàn mù mịt, còn mơ gì đến định hướng tương lai nữa).

Nhìn chung trên bình diện thế giới xưa nay; mọi quốc gia, dân tộc nào cũng hãnh diện, tôn sùng Linh Vật tổ tiên của họ. Gẫm lại mình mà tự hỗ thẹn thay… Trong khi hầu hết thế giới ai cũng suy tôn đồng thời dành một sự tôn trọng đặt biệt vị trí tôn nghiêm của Rồng là một hiện thực. Nhưng thôi, những việc đó tạm để hậu xét.

Hiện tại chúng ta cùng tiếp tục quay trở lại chủ đề của bài tham khảo này, tiếp tục cuộc phiêu lưu còn dỡ dang sau vài dòng bức xúc trắc ẩn: Lạc Long Quân chính là hiện thân của Vua Rồng. Trên khắp thế giới, ai ai cũng mơ ước và so sánh mình với Rồng. Trong khi chúng ta chính là giống nòi ấy lại hoàn toàn không biết một tí gì cả (!?).

Có một chi tiết khác biệt đối vời các vật tổ ở chổ: Nước Mỹ thì có Ó, Anh – Sư Tử, Đức – Đại Bàng… Nga – Gấu, Pháp – Gà Trống… Hàn – Gà mái, Nhật – Hạc. Duy Trung Quốc và Việt Nam thì đều sỡ hữu hai Linh Vật trong tứ linh. Trung Quốc thì Lân + Phụng. Và Việt Nam lại là Long + Quy. Điều này chúng ta tuyệt đối không thể lầm lẫn cho được.

Như vậy; Cả Phục Hy lẫn Đại Vũ đều đã Copy Kinh Dịch từ chính bản gốc của Dân Tộc Bách Việt là một sự thật không thể chối cãi. Họ. Vâng, chính họ từ hàng ngàn năm nay vẫn luôn nuôi âm mưu xóa nhòa sự thật cũng như thôn tính cả Dân Tộc này hòng phi tang cũng như trừ hậu hoạn sau này.

Tóm lại; họ muốn nhổ cỏ tận gốc. Nhưng điều đó không hoàn toàn đơn thuần như bao đời nay họ từng nghĩ. Chẳng qua, ngược trở về quá khứ… từ cội nguồn… mãi tận thuở hồng hoang ban sơ nữa. Những rắc rối trong giai đoạn ấy thuộc những gì được gọi là “Thiên Cơ”, không phải nơi chốn cũng như đề tài cho những kẽ trần tục như chúng ta lạm bàn đến (tuy nhiên việc này sẽ hậu xét). Người Trung Quốc đã quên rằng; trong giới hạn giai đoạn của Xi Vưu, một lãnh tụ của dòng tộc Việt xưa đã từng được mệnh danh cũng như suy tôn là vị “Thần Chiến Tranh” rồi.

Là giống nòi, những thế hệ hôm nay và cả muôn ngàn sau nữa. Chúng ta không bao giờ được phép quên.

Sugiakynguyenmoi

Từ khóa: 

kinh dịch

,

nguồn gốc kinh dịch

,

sugiakynguyenmoi

,

dân tộc king

,

lịch sử

,

tâm linh

Mình nghĩ nước Việt Nam mình luôn tự hào nòi giống Tiên Rồng mà bạn! Ở các nơi đình chùa bạn sẽ thấy 2 biểu tượng là Long và Quy rất nhiều. Nhưng mình hơi thắc mắc là mình chưa thấy tài liệu nào nói tướng linh của Âu cơ là Quy. Mình chỉ nhớ truyện An Dương Vương có nhắc đến rùa thần thôi. Sau này còn có sự tích Hồ Gươm thời Lê Lợi, Lạc Long Quân sai Rùa vàng đến đòi lại gươm.

Thêm nữa, Quy cũng là một linh vật được sử dụng nhiều trong chùa, chiền nhưng chủ yếu là khu vực Bắc Bộ, Miền Trung và miền Nam mình gần như không thấy. Mình rất mong chia sẻ từ bạn!

Follow tất cả bài viết và trả lời của bạn trên Noron, rất hi vọng bạn chia sẻ thường xuyên hơn!

Trả lời

Mình nghĩ nước Việt Nam mình luôn tự hào nòi giống Tiên Rồng mà bạn! Ở các nơi đình chùa bạn sẽ thấy 2 biểu tượng là Long và Quy rất nhiều. Nhưng mình hơi thắc mắc là mình chưa thấy tài liệu nào nói tướng linh của Âu cơ là Quy. Mình chỉ nhớ truyện An Dương Vương có nhắc đến rùa thần thôi. Sau này còn có sự tích Hồ Gươm thời Lê Lợi, Lạc Long Quân sai Rùa vàng đến đòi lại gươm.

Thêm nữa, Quy cũng là một linh vật được sử dụng nhiều trong chùa, chiền nhưng chủ yếu là khu vực Bắc Bộ, Miền Trung và miền Nam mình gần như không thấy. Mình rất mong chia sẻ từ bạn!

Follow tất cả bài viết và trả lời của bạn trên Noron, rất hi vọng bạn chia sẻ thường xuyên hơn!

Anh ra thêm nhiều bài về kinh dịch đi anh, em thích về topic này lắm, đọc cứ cuốn hút kiểu gì í