Nhà nước là gì ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Nhà nước là một thiết chế quyền lực đặc biệt, là một công cụ do Đảng chính trị và giai cấp thống trị lập ra nhằm duy trì sự thống trị và đảm bảo quyền lợi của giai cấp đó, đồng thời chấn áp giai cấp, tầng lớp khác. Về hình thức, tuỳ vào từng quan hệ sản xuất xã hội khác nhau trong lịch sử mà tồn tại các kiểu và các hình thức Nhà nước khác nhau. Ở xã hội chiếm hữu nô lệ, có bốn phương thức hình thành Nhà nước gồm: Phương thức Aten, Phương thức Roma cổ đại, phương thức Giec - manh và phương thức phương Đông cổ đạiỞ xã hội phong kiến, quyền lực tập trung mạnh mẽ vào một vị vua được gọi là "thiên tử". Do đó, vua là người đứng đầu nắm toàn bộ quyền hành điều khiển Nhà nước, tiếp đến là hệ thống quan lại, quý tộc từ trung ương đến địa phương. Sang chế độ tư bản chủ nghĩa thì Nhà nước được tổ chức theo học thuyết Tam quyền phân lập với nhiều hình thức khác nhau: Chính thể quân chủ lập hiến, chính thể cộng hoà tổng thống, chính thể cộng hoà đại nghị. Đặc điểm chung của Nhà nước tư sản là sự phân chia quyền lực nhà nước thành các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các quyền này độc lập, đối trọng, kiềm chế và kiểm soát lẫn nhau. Nhà nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên nền tảng quyền lực Nhà nước là thống nhất thuộc về nhân dân, nhưng có sự phân chia với nhau trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng, là trụ cột của hệ thống chính trị. Thông qua các cơ chế quyền lực, Nhà nước quản lý toàn bộ các mặt của đời sống xã hội: Quyền lập pháp giúp Nhà nước ban hành pháp luật, quyền hành pháp giúp Nhà nước tổ chức và thực thi pháp luật, quản lý nền sản xuất, quản lý đời sống xã hội, quyền tư pháp giúp Nhà nước kiểm sát và xét xử các hành vi vi phạm pháp luật, chống lại chế độ kinh tế, chính trị của quốc gia, dân tộc..Hoạt động của Nhà nước chính là trung tâm của sự vận hành hệ thống chính trị.
Trả lời
Nhà nước là một thiết chế quyền lực đặc biệt, là một công cụ do Đảng chính trị và giai cấp thống trị lập ra nhằm duy trì sự thống trị và đảm bảo quyền lợi của giai cấp đó, đồng thời chấn áp giai cấp, tầng lớp khác. Về hình thức, tuỳ vào từng quan hệ sản xuất xã hội khác nhau trong lịch sử mà tồn tại các kiểu và các hình thức Nhà nước khác nhau. Ở xã hội chiếm hữu nô lệ, có bốn phương thức hình thành Nhà nước gồm: Phương thức Aten, Phương thức Roma cổ đại, phương thức Giec - manh và phương thức phương Đông cổ đạiỞ xã hội phong kiến, quyền lực tập trung mạnh mẽ vào một vị vua được gọi là "thiên tử". Do đó, vua là người đứng đầu nắm toàn bộ quyền hành điều khiển Nhà nước, tiếp đến là hệ thống quan lại, quý tộc từ trung ương đến địa phương. Sang chế độ tư bản chủ nghĩa thì Nhà nước được tổ chức theo học thuyết Tam quyền phân lập với nhiều hình thức khác nhau: Chính thể quân chủ lập hiến, chính thể cộng hoà tổng thống, chính thể cộng hoà đại nghị. Đặc điểm chung của Nhà nước tư sản là sự phân chia quyền lực nhà nước thành các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các quyền này độc lập, đối trọng, kiềm chế và kiểm soát lẫn nhau. Nhà nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên nền tảng quyền lực Nhà nước là thống nhất thuộc về nhân dân, nhưng có sự phân chia với nhau trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng, là trụ cột của hệ thống chính trị. Thông qua các cơ chế quyền lực, Nhà nước quản lý toàn bộ các mặt của đời sống xã hội: Quyền lập pháp giúp Nhà nước ban hành pháp luật, quyền hành pháp giúp Nhà nước tổ chức và thực thi pháp luật, quản lý nền sản xuất, quản lý đời sống xã hội, quyền tư pháp giúp Nhà nước kiểm sát và xét xử các hành vi vi phạm pháp luật, chống lại chế độ kinh tế, chính trị của quốc gia, dân tộc..Hoạt động của Nhà nước chính là trung tâm của sự vận hành hệ thống chính trị.