Nhà Trần phối hôn con cháu với nhau ?

  1. Lịch sử

theo mình được biết thời đại nhà Trần là thời đại kì lạ nhất trong lịch sử Việt Nam, bởi việc hôn phối trong gia tộc và theo mình biết mục đích cho việc đó là tránh lọt tay ngôi vị cho người ngoại tộc. Nhưng tại sao hôn phối như việc liệu có xảy ra cận huyết hay không ? Việc hôn phối đó có trái với luân thường đạo lí hay không ? Xin mọi người giải đáp.

Từ khóa: 

,

lịch sử

Vấn đề này là một trong các vấn đề tế nhị khi đề cập tới vương triều Trần. Đầu tiên, việc này là có thật, lịch sử nước ta không phủ nhận và che giấu điều này. Mục đích như bạn nói là do tránh nạn ngoại thích , nhưng cuối cùng né hoài né mãi vẫn dính Hồ Quý Ly. Còn vấn đề huyết thống cận huyết thì bạn có thể hiểu khả năng sinh ra những vấn đề về cận huyết nhất là đời của Trần Quốc Tuấn,Trần Quang Khải, Trần Thánh Tông (đời đầu tiên hôn nhân cận huyết). Nhưng lúc này khả năng dị tật vẫn là 50-50 do tương đồng huyết thống tầm 30-50%. Bên cạnh đó vẫn tính tới khả năng đột biến siêu việt do hôn nhân cận huyết mang lại nên 4 đời đầu vua Trần ai cũng là các vị vua anh minh (riêng mình thì minh nghi Trần Nhân Tông là một đột biến siêu việt).

Hơi lạc đề rồi. Tóm lại là, hôn nhân cận huyết có khả năng dị tật lớn nhất là khi 2 bên cùng cha mẹ sinh sản với nhau, những trường hợp khác tỉ lệ này sẽ hạ xuống. Bên cạnh đó, có thể coi bộ gen của Trần Liễu và Trần Cảnh rất khỏe mạnh nên truyền một bộ gen tốt cho con cháu nên dù 2 chi ăn qua ăn lại ít trường hợp sinh ra dị thể.

Hiện nay khoa học đã chứng minh là hôn nhân huyết thống nguy hiểm khi 2 bên máu mủ với nhau trong vòng 3 đời. Sang đời thứ 4 thì an toàn. Ai có hứng thú thì tự nghiên cứu vì đó là vấn đề sinh học, không phải lịch sử. Chủ đề cũng nhạy cảm.

 

Gửi mọi người bài mình tìm được trên mạng, nguồn bên dưới.

Trần Liễu - Thuận Thiên

An Sinh Vương Trần Liễu, anh Trần Cảnh (vua Trần Thái Tông), con Thượng hoàng Trần Thừa, lấy Thuận Thiên công chúa, con vua Lý Huệ Tông và Thuận Trinh. Thuận Trinh là em ruột Trần Thừa, nên Trần Liễu và Thuận Thiên là con cô con cậu.

Trần Cảnh - Chiêu Hoàng - Thuận Thiên

Mối quan hệ này là em rể - chị vợ cũng đúng, mà em chồng - chị dâu cũng đúng; song điều quan trọng nhất vẫn là hôn nhân con cô con cậu.

Vua Trần Thái Tông (1225-1258)

Năm 1225, Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng (do Trần Thủ độ dàn xếp), em Thuận Thiên. Và của hồi môn mà công chúa nhà Lý trao cho Trần Cảnh chính là “thiên hạ về tay nhà Trần”. Tuy nhiên, khi lên ngôi vua được một thời gian, năm 1237, với lý do Chiêu Hoàng không có con, Trần Thủ Độ đã ép Trần Thái Tông phế truất hoàng hậu họ Lý và lấy chị ruột của vợ (cũng là vợ của anh ruột) là Thuận Thiên khi bà đang có mang đứa con ba tháng của Trần Liễu.

Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) - Thiên Thành công chúa

Trần Quốc Tuấn là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu. Còn công chúa Thiên Thành là em gái của Trần Liễu và Trần Thái Tông. Như vậy, hôn nhân của họ là cháu lấy cô.

Trần Hoảng (Trần Thánh Tông) - Thiên Cảm công chúa

Năm 1258, Trần Hoảng là con trai Trần Cảnh, lấy Thiên Cảm công chúa là con gái Trần Liễu. Vợ chồng này là quan hệ con cháu con bác.

Trần Quốc Nghiễn - Thiên Thụy công chúa

Quốc Nghiễn là con trai Trần Hưng Đạo - Thiên Thành, cháu nội Trần Liễu, cháu ngoại Trần Cảnh. Thiên Thụy là con gái Trần Thánh Tông - Thiên Cảm, cháu nội Trần Cảnh, cháu ngoại Trần Liễu. Cặp đôi này vừa là con cô - con cậu, vừa là con chú - con bác kết hôn.

Trần Khâm (Trần Nhân Tông) - Bảo Thánh

Năm 1274, Trần Khâm là con trai Trần Thánh Tông, cháu nội Trần Thái Tông, lấy Bảo Thánh - con gái Trần Hưng Đạo, cháu nội An Sinh Vương Trần Liễu. Quan hệ hôn nhân này là vừa là con cô - con cậu, vừa là con chú - con bác.

Trần Thuyên (Trần Anh Tông) - Thuận Thánh

Trần Thuyên là con Trần Nhân Tông - Bảo Thánh, cháu nội của Trần Thánh Tông, cháu ngoại Trần Hưng Đạo, chắt nội Trần Thái Tông; lấy Thuận Thánh - con gái Trần Quốc Tảng, là cháu nội của Trần Hưng Đạo, chắt Trần Liễu. Vợ chồng này là quan hệ cháu cô cháu cậu (Trần Hưng Đạo và Thiên Cảm là con Trần Liễu) hay chắt chú chắt bác lấy nhau.

Trần Thuận Tông - Thánh Ngẫu công chúa

Trần Thuận Tông là con út của Trần Nghệ Tông; lấy Thánh Ngẫu công chúa - con gái lớn của Hồ Quý Ly và Huy Ninh công chúa. Huy Ninh là em Trần Nghệ Tông, tức là con cô con cậu lấy nhau. Trần Thuận Tông lại là cháu nội của Đôn Từ, cô của Quý Ly, lấy con gái Quý Ly, tức anh em họ lấy nhau.

Việc Trần Thuận Tông (ông vua thứ 11 của nhà Trần) lập Thánh Ngẫu công làm hoàng hậu là mấu chốt nhen nhúm nạn ngoại thích, lặp lại biến cố lịch sử nhà Trần đã sử dụng với nhà Lý. Năm 1398, Hồ Quý Ly đã ép Trần Thuận Tông nhường ngôi cho Thái tử An (Trần Thiếu Đế, cháu ngoại của Hồ Quý Ly), sau đó cũng dùng mọi cách để giết chết Thuận Tông vào năm 1399.

Năm 1400, Hồ Quý Ly chính thức phế Trần An làm Bảo Ninh đại vương và lập ra nhà Hồ.

Nguồn:

http://baodatviet.vn/van-hoa/nguoi-viet/nhung-cuoc-hon-nhan-ki-cuc-trieu-tran-2265050/

Trả lời

Vấn đề này là một trong các vấn đề tế nhị khi đề cập tới vương triều Trần. Đầu tiên, việc này là có thật, lịch sử nước ta không phủ nhận và che giấu điều này. Mục đích như bạn nói là do tránh nạn ngoại thích , nhưng cuối cùng né hoài né mãi vẫn dính Hồ Quý Ly. Còn vấn đề huyết thống cận huyết thì bạn có thể hiểu khả năng sinh ra những vấn đề về cận huyết nhất là đời của Trần Quốc Tuấn,Trần Quang Khải, Trần Thánh Tông (đời đầu tiên hôn nhân cận huyết). Nhưng lúc này khả năng dị tật vẫn là 50-50 do tương đồng huyết thống tầm 30-50%. Bên cạnh đó vẫn tính tới khả năng đột biến siêu việt do hôn nhân cận huyết mang lại nên 4 đời đầu vua Trần ai cũng là các vị vua anh minh (riêng mình thì minh nghi Trần Nhân Tông là một đột biến siêu việt).

Hơi lạc đề rồi. Tóm lại là, hôn nhân cận huyết có khả năng dị tật lớn nhất là khi 2 bên cùng cha mẹ sinh sản với nhau, những trường hợp khác tỉ lệ này sẽ hạ xuống. Bên cạnh đó, có thể coi bộ gen của Trần Liễu và Trần Cảnh rất khỏe mạnh nên truyền một bộ gen tốt cho con cháu nên dù 2 chi ăn qua ăn lại ít trường hợp sinh ra dị thể.

Hiện nay khoa học đã chứng minh là hôn nhân huyết thống nguy hiểm khi 2 bên máu mủ với nhau trong vòng 3 đời. Sang đời thứ 4 thì an toàn. Ai có hứng thú thì tự nghiên cứu vì đó là vấn đề sinh học, không phải lịch sử. Chủ đề cũng nhạy cảm.

 

Gửi mọi người bài mình tìm được trên mạng, nguồn bên dưới.

Trần Liễu - Thuận Thiên

An Sinh Vương Trần Liễu, anh Trần Cảnh (vua Trần Thái Tông), con Thượng hoàng Trần Thừa, lấy Thuận Thiên công chúa, con vua Lý Huệ Tông và Thuận Trinh. Thuận Trinh là em ruột Trần Thừa, nên Trần Liễu và Thuận Thiên là con cô con cậu.

Trần Cảnh - Chiêu Hoàng - Thuận Thiên

Mối quan hệ này là em rể - chị vợ cũng đúng, mà em chồng - chị dâu cũng đúng; song điều quan trọng nhất vẫn là hôn nhân con cô con cậu.

Vua Trần Thái Tông (1225-1258)

Năm 1225, Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng (do Trần Thủ độ dàn xếp), em Thuận Thiên. Và của hồi môn mà công chúa nhà Lý trao cho Trần Cảnh chính là “thiên hạ về tay nhà Trần”. Tuy nhiên, khi lên ngôi vua được một thời gian, năm 1237, với lý do Chiêu Hoàng không có con, Trần Thủ Độ đã ép Trần Thái Tông phế truất hoàng hậu họ Lý và lấy chị ruột của vợ (cũng là vợ của anh ruột) là Thuận Thiên khi bà đang có mang đứa con ba tháng của Trần Liễu.

Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) - Thiên Thành công chúa

Trần Quốc Tuấn là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu. Còn công chúa Thiên Thành là em gái của Trần Liễu và Trần Thái Tông. Như vậy, hôn nhân của họ là cháu lấy cô.

Trần Hoảng (Trần Thánh Tông) - Thiên Cảm công chúa

Năm 1258, Trần Hoảng là con trai Trần Cảnh, lấy Thiên Cảm công chúa là con gái Trần Liễu. Vợ chồng này là quan hệ con cháu con bác.

Trần Quốc Nghiễn - Thiên Thụy công chúa

Quốc Nghiễn là con trai Trần Hưng Đạo - Thiên Thành, cháu nội Trần Liễu, cháu ngoại Trần Cảnh. Thiên Thụy là con gái Trần Thánh Tông - Thiên Cảm, cháu nội Trần Cảnh, cháu ngoại Trần Liễu. Cặp đôi này vừa là con cô - con cậu, vừa là con chú - con bác kết hôn.

Trần Khâm (Trần Nhân Tông) - Bảo Thánh

Năm 1274, Trần Khâm là con trai Trần Thánh Tông, cháu nội Trần Thái Tông, lấy Bảo Thánh - con gái Trần Hưng Đạo, cháu nội An Sinh Vương Trần Liễu. Quan hệ hôn nhân này là vừa là con cô - con cậu, vừa là con chú - con bác.

Trần Thuyên (Trần Anh Tông) - Thuận Thánh

Trần Thuyên là con Trần Nhân Tông - Bảo Thánh, cháu nội của Trần Thánh Tông, cháu ngoại Trần Hưng Đạo, chắt nội Trần Thái Tông; lấy Thuận Thánh - con gái Trần Quốc Tảng, là cháu nội của Trần Hưng Đạo, chắt Trần Liễu. Vợ chồng này là quan hệ cháu cô cháu cậu (Trần Hưng Đạo và Thiên Cảm là con Trần Liễu) hay chắt chú chắt bác lấy nhau.

Trần Thuận Tông - Thánh Ngẫu công chúa

Trần Thuận Tông là con út của Trần Nghệ Tông; lấy Thánh Ngẫu công chúa - con gái lớn của Hồ Quý Ly và Huy Ninh công chúa. Huy Ninh là em Trần Nghệ Tông, tức là con cô con cậu lấy nhau. Trần Thuận Tông lại là cháu nội của Đôn Từ, cô của Quý Ly, lấy con gái Quý Ly, tức anh em họ lấy nhau.

Việc Trần Thuận Tông (ông vua thứ 11 của nhà Trần) lập Thánh Ngẫu công làm hoàng hậu là mấu chốt nhen nhúm nạn ngoại thích, lặp lại biến cố lịch sử nhà Trần đã sử dụng với nhà Lý. Năm 1398, Hồ Quý Ly đã ép Trần Thuận Tông nhường ngôi cho Thái tử An (Trần Thiếu Đế, cháu ngoại của Hồ Quý Ly), sau đó cũng dùng mọi cách để giết chết Thuận Tông vào năm 1399.

Năm 1400, Hồ Quý Ly chính thức phế Trần An làm Bảo Ninh đại vương và lập ra nhà Hồ.

Nguồn:

http://baodatviet.vn/van-hoa/nguoi-viet/nhung-cuoc-hon-nhan-ki-cuc-trieu-tran-2265050/

Họ Đoàn của nước Đại Lý ở Vân Nam lúc đó cũng loạn luân như như họ Trần của nước Đại Việt. Và cả 2 quốc gia đều theo Phật giáo.

Tính ra vẫn nhẹ hơn so với kèo bên ai cập, anh chị em ruột lấy nhau cơ mà