Nhập cư bất hợp pháp cho một cuộc sống tốt đẹp hơn?

  1. Tin Tức

Vụ việc 39 người chết trong thùng lạnh khi cố tình nhập cư bất hợp pháp vào Anh quốc : vài bài báo nói về cô gái bỏ ra 30k bảng Anh "for a better life"

Một vài tờ báo bình luận: họ đã chết ở ngưỡng cửa thiên đường , vì thiên đường vốn chật chội không đủ chỗ cho tất cả mọi người.
Mình khá ám ảnh vì những điều này? Cuộc sống tốt đẹp hơn mà họ đang hướng tới là cuộc sống như thế nào?
Từ khóa: 

tin tức

Hồi còn ở Anh, e đã từng tiếp xúc trực tiếp với rất nhiều trường hợp người Việt nhập cư trái phép qua Anh "for a better life". Hồi đó e làm việc cho Hội Chữ thập đỏ London.
Trong những lần trò chuyện, e để ý thấy không ít những nạn nhân này đều xuất thân từ những gia đình có tiền án chính trị tại VN (bố/mẹ họ có thể từng phạm tội, hoặc là thành phần phản động), hoặc vướng vào nợ nần, hoặc là cả 2 điều trên. Thế nên với họ, việc xuất ngoại không còn là một điều họ "ao ước", mà là một việc họ không thể không làm, nếu không muốn rơi vào cảnh lao lý tại VN sau này.
Con đường mà hầu hết các nạn nhân này đều lựa chọn là leo lên những chiếc xe tải, hoặc các thùng container (như trong tin tức mới đây về 39 người chết do bị đông lạnh) của những băng đảng buôn người, thường là xuất phát tại Trung Quốc, mà cụ thể hơn nữa là một địa phận hoang vu rừng rú nào đó thuộc quốc gia này. Họ cứ thế di chuyển trên xe cho đến khi tới Pháp, và đi phà qua eo biển Mange để tới Anh.
Những băng buôn người có tai mắt ở khắp nơi. Khi những nạn nhân này đến Anh (trong trường hợp họ sống sót), thì những đầu mối ở Anh (của bọn buôn người) sẽ tiếp cận và đưa những nạn nhân này vào làm việc không công tại các tiệm nail, hoặc những nơi trồng & buôn bán cần sa. Có một sự thật đáng buồn là tại Anh, khi nói đến "người VN" ("Vietnamese"), không thiếu người sẽ liên tưởng ngay đến 2 thứ: nail & cần sa!
Tại sao lại làm việc không công!? Vì đó là một cách để họ trả dần món nợ 30.000 bảng Anh kia, trong trường hợp gia đình họ không có đủ tiền để trả trước (và thực ra, đa số trường hợp là như vậy). Quá trình làm việc không công trả nợ có thể kéo dài đến hàng năm trời. Nếu họ không muốn làm việc & bỏ trốn, bọn buôn người sẽ tìm đến gia đình của họ tại VN và thủ tiêu. Và các nạn nhân này hầu hết đều còn rất nhỏ tuổi, chưa đến tuổi trưởng thành, nên rất dễ bị bọn buôn người thao túng, dắt mũi.
Thế cho nên, họ ở lại VN cũng không được, mà dứt áo ra đi cũng là cả một ván cược, đôi khi là cược cả tính mạng. :-(
Trả lời
Hồi còn ở Anh, e đã từng tiếp xúc trực tiếp với rất nhiều trường hợp người Việt nhập cư trái phép qua Anh "for a better life". Hồi đó e làm việc cho Hội Chữ thập đỏ London.
Trong những lần trò chuyện, e để ý thấy không ít những nạn nhân này đều xuất thân từ những gia đình có tiền án chính trị tại VN (bố/mẹ họ có thể từng phạm tội, hoặc là thành phần phản động), hoặc vướng vào nợ nần, hoặc là cả 2 điều trên. Thế nên với họ, việc xuất ngoại không còn là một điều họ "ao ước", mà là một việc họ không thể không làm, nếu không muốn rơi vào cảnh lao lý tại VN sau này.
Con đường mà hầu hết các nạn nhân này đều lựa chọn là leo lên những chiếc xe tải, hoặc các thùng container (như trong tin tức mới đây về 39 người chết do bị đông lạnh) của những băng đảng buôn người, thường là xuất phát tại Trung Quốc, mà cụ thể hơn nữa là một địa phận hoang vu rừng rú nào đó thuộc quốc gia này. Họ cứ thế di chuyển trên xe cho đến khi tới Pháp, và đi phà qua eo biển Mange để tới Anh.
Những băng buôn người có tai mắt ở khắp nơi. Khi những nạn nhân này đến Anh (trong trường hợp họ sống sót), thì những đầu mối ở Anh (của bọn buôn người) sẽ tiếp cận và đưa những nạn nhân này vào làm việc không công tại các tiệm nail, hoặc những nơi trồng & buôn bán cần sa. Có một sự thật đáng buồn là tại Anh, khi nói đến "người VN" ("Vietnamese"), không thiếu người sẽ liên tưởng ngay đến 2 thứ: nail & cần sa!
Tại sao lại làm việc không công!? Vì đó là một cách để họ trả dần món nợ 30.000 bảng Anh kia, trong trường hợp gia đình họ không có đủ tiền để trả trước (và thực ra, đa số trường hợp là như vậy). Quá trình làm việc không công trả nợ có thể kéo dài đến hàng năm trời. Nếu họ không muốn làm việc & bỏ trốn, bọn buôn người sẽ tìm đến gia đình của họ tại VN và thủ tiêu. Và các nạn nhân này hầu hết đều còn rất nhỏ tuổi, chưa đến tuổi trưởng thành, nên rất dễ bị bọn buôn người thao túng, dắt mũi.
Thế cho nên, họ ở lại VN cũng không được, mà dứt áo ra đi cũng là cả một ván cược, đôi khi là cược cả tính mạng. :-(
Tất cả mọi thứ đều có cái lý do của nó, và phần lớn trường hợp thì người ngoài không thể hiểu được hết. Ngược lại, người trong cuộc thì họ chỉ hiểu câu chuyện của họ mà không có cái nhìn khái quát để có thể rút ra một câu trả lời xác đáng cho vấn đề này.
Nếu muốn được gói gọn lại, tôi nghĩ nó tuỳ thuộc vào quan điểm của người ta về khái niệm "thiên đường".
Bạn có nghĩ VN là một thiên đường? Bạn có cho rằng Anh (hoặc một nước nào đó khác) thì tốt đẹp hơn VN? Và quan trọng nhất, cái độ lệch "tốt đẹp" đó có lớn đến mức để đánh đổi tất cả?
Ai cũng hiểu mà, mỗi người một quan điểm mà thôi...
Và tôi nói về quan điểm của tôi, khi rời VN mà đi: Tôi là người yêu thích các thách thức lớn của nhân loại, VN không quy tụ nổi các nhân vật sừng sỏ thế giới, và vì thế tôi đi tìm nơi khác.
Tôi không phải là người yêu nước. Và tôi cũng chẳng quan tâm đến chuyện có lòng yêu nước hay không. Tôi chỉ thích truy cầu chân lý, biến mình thành công dân toàn cầu, đối mặt và chung tay giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu.
Và vì tôi có suy nghĩ như vậy, nên tôi rất mong muốn nước VN sử dụng tiếng Anh như là một ngôn ngữ hành chính. Đây là một cuộc tranh cãi lớn, và đi ra ngoài vấn đề của thread này, chỉ đề cập để nói rằng: Sẽ cực kỳ khó để một chuyên gia đầu ngành ở Mỹ/Anh/Đức/Úc/Nhật/... đến VN làm việc, đơn giản vì rào cản ngôn ngữ. Và vì thiếu các chuyên gia đầu ngành, những người như tôi sẽ không thể tiếp tục ở VN được nữa, mà phải ra đi để tìm nơi đầy chông gai và thách thức hơn.
Đúng. Với tôi, nơi đầy chông gai và thách thức về mặt kỹ thuật là thiên đường.
Cái cuộc sống tốt đẹp đấy là bọn buôn người nó vẽ ra cho người ta thôi chị.
Một số ko đến nơi được và phi thăng luôn trong thùng xe, số trốn sang được thì đi trồng cần, làm nails trong mấy tiệm nails của người Việt. Theo những gì e nghe thì thu nhập tầm 2-3K bảng/ tháng, nhưng chui lủi như cờ hó, suốt ngày lo bị bắt, dịch vụ gì cũng ko dùng được, bệnh cũng ko đám đi khám. Nói chung là cũng chả có gì sung sướng cả. Nếu may làm trót lọt vài năm thì trả đủ nợ và tích được ít vốn.
Em cũng đã biết về vụ việc này và có đọc thêm nhiều nguồn thông tin khác thì biết rằng những người Việt đi xuất khẩu lao động như vậy chủ yếu là do bị nợ nhiều, và ở VN thì họ không thể kiếm được số tiền lớn trong một thời gian ngắn nên mới lựa chọn con đường mạo hiểm như vậy. Những người dân Hà Tĩnh, mang món nợ vài trăm triệu, phải lo cuộc sống cho người thân trong nhà thì trong vài tháng ở VN họ chưa kịp kiếm ra tiền thì nhà đã bị siết nợ, con cái bỏ học mà nợ có khi còn tăng lên. Và rồi lại nghe người dân trong vùng đi nước này nước kia kiếm được nhiều thì họ cũng liều mà thử, chứ ở trong cái tình trạng hiện tại thì cả gia đình đều k sống ổn được.
Nên ở đây em thấy không phải là để có một cuộc sống tốt đẹp hơn, mà là một cuộc sống có thể thực sự được sống. Và ở đó cũng chẳng phải thiên đường, đi qua tới đó thì mới là thoát chết còn sống tiếp thế nào thì chưa biết vì vẫn còn món nợ trên vai, rồi những đợt quét dân nhập cư trái phép thì lại trốn tiếp, rồi muốn về cũng khó. Càng đọc những câu chuyện của người dân miền Trung phải trốn chui lủi trong rừng cả tháng trời để chờ cơ hội nhập cư lại càng thấy xót.
Cứ tạm cho số tiền hơn 1 tỷ kia là thật, thì việc họ liều tính mạng để hướng đến 1 chân trời mới cũng dễ hiểu.
Với việc các ng dắt mối cam kết về sự an toàn, 1 viễn cảnh về mức lương cao, 1 khả năng định cư lâu dài và nếu có thể, nhập quốc tịch rồi bảo lãnh gia đình sang. Được định cư lâu dài, thậm chí có thể là công dân của 1 quốc gia có an sinh xã hội tốt như ở Anh thì cuộc sống rõ là tươi đẹp hơn ở các quốc gia đang phát triển nhiều.
1 tỷ có thể nói là 1 con số lớn, nhưng ko phải là quá lớn để đáp ứng đc con người. 1 tỷ, 9 con số 0 chỉ đủ mua đc 1 ô đất và xây đc 1 cái nhà nhỏ, (sợ ko đủ ấy chứ). Nhưng có sẵn thì chưa nói, ko có thì phải vay. Và với mức lương chỉ tầm 6 con số 0, ăn tiêu còn chưa đủ, thì biết bao giờ mới trả cho hết 3 con số 0 còn lại. Vậy thì phải đi, với tương lai hứa hẹn phía trước có thể tạo ra đủ để tra 9 con số 0 đó cùng với những lợi ích theo sau. Vậy thì ai mà ko đi.
Cũng như tổ tiên ngày xưa sống du canh du cư. Nơi họ ở ko còn đáp ứng nhu cầu thì ng ta sẽ đi nơi khác, hướng tới nơi mà họ nghĩ rằng tốt hơn để an cư.
Nhưng cũng như đánh bạc với 1 tỷ và sinh mạng là cái vốn bỏ ra (sinh mạng thì chưa chắc vì họ đc đảm bảo, bằng lời, của những kẻ buôn người). Đc ăn cả, ngã về ko. Và cuối cùng về ko thật. À cũng ko còn mạng để về.
Đó có lẽ là một cuộc sống nhiều tiền mặt hơn, chứ chưa hẳn là một cuộc sống ý nghĩa, hay hạnh phúc hơn. Mình có nghe nhiều người từng đi XKLĐ về kể lại những trải nghiệm của họ, đó quả thực là những ngày đen tối mà họ đánh đổi tất cả để lấy tiền. Hi vọng một ngày sẽ có đủ tiền để: trả nợ, để tích luỹ.