Nhìn bức hình để giúp bạn đánh giá mức độ stress của bản thân

  1. Tâm lý học

Bức vẽ gồm một hình cầu dường như đang trượt mang lại ảo giác khác nhau, được các nhà thần kinh học dùng làm bài kiểm tra tâm lý.

Nhìn bức tranh, bạn có thể thấy vòng tròn đang chuyển động một cách chậm rãi. Người khác lại cho biết họ thấy hình ảnh chuyển động rất nhanh và đau đầu khi nhìn chúng quá lâu.

danh-gia-stress

Bức tranh kiểm tra stress được tiến sĩ Alice Proverbio giới thiệu. (Ảnh: BBC).

Theo giáo sư thần kinh Yamamoto, Nhật Bản, nếu nhìn thấy hình ảnh không chuyển động, cơ thể bạn đang khỏe mạnh. Khi ảnh di chuyển từ từ, bạn hơi căng thẳng và mệt mỏi. Nếu thấy quả cầu quay liên tục, bạn đang bị stress và có thể mắc vấn đề về tâm lý.

Tiến sĩ thần kinh học Alice Mado Proverbio, Đại học Milano-Bicocca, Italy, người đăng tải bức ảnh này, đảm bảo rằng đây không phải là GIF hay ảnh động. "Bức ảnh chính xác là một hình ảnh tĩnh 100%", bà Alice nói.

Theo BBC, là người chuyên nghiên cứu về cách thức hoạt động của bộ não con người, tiến sĩ Alice giải thích tâm trí của chúng ta đang bị lừa dối để nghĩ rằng hình ảnh đang chuyển động. Hiệu ứng này được tạo ra trong vỏ não thị giác, có trách nhiệm xử lý mọi thứ con người thấy.

Trong vùng vỏ não thị giác có các V1, V2, V3, V4 và V5. Trong đó, V4 chịu trách nhiệm về màu sắc và hình dạng, ưu tiên nhận thức về hình xoắn ốc và hình cầu; V5 (được gọi là MT) là một khu vực xử lý các chuyển động và những hình ảnh 3D. Hiệu ứng này được kích hoạt bởi độ bão hòa của các tế bào thần kinh V4 khiến tốc độ các nơron V5 di chuyển được hiểu là tín hiệu cảm giác.

"Hai hình ảnh khác nhau chiếu vào võng mạc của mỗi mắt là một tương tác rất phức tạp. Về cơ bản, nó là một ví dụ về sự cạnh tranh trong vỏ não thị giác. Khi một tín hiệu suy yếu hoặc bị ức chế vì bất kỳ lý do gì, các yếu tố khác có thể được biểu diễn ở mức nhận thức cao hơn", bà Alice nói.

hieu-ung-ben-trong-nao

Hiệu ứng diễn ra bên trong não khi nhìn thấy hình ảnh. (Ảnh: BBC).

Theo tiến sĩ Alice, xem bức vẽ nếu không thấy bất kỳ chuyển động nào, hãy thử nhìn bằng góc mắt khác hoặc có thể do bạn sử dụng màn hình chưa đủ lớn. Hiệu ứng cũng có thể thay đổi tùy vào khoảng cách mà người đó nhìn thấy hình ảnh.

Khi nhìn hình ảnh này quá lâu, vòng tròn dường như chuyển động nhanh hơn khiến bạn đau đầu, chóng mặt. Điều này lý giải vì sao nhiều chuyên gia tâm lý đánh giá mức độ căng thẳng qua cách chuyển động nhanh dần của bức ảnh.

Bạn có đang bị stress không? Thử nhìn bức hình và đánh giá nhé!

Nguồn thông tin: Khoahoc.tv


Từ khóa: 

stress management

,

stress

,

tâm lý học

Haizzz.... Lại là Khoahoc.tv :)))

Hôm trước có mấy bài đính chính vụ này rồi bạn ơi, bác Shigeru Yamamoto không phải là giáo sư Thần kinh học, mà là giáo sư về Dinh dưỡng và Khoa học ẩm thực. Hiện tại đang làm việc ở Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Ẩm thực và Dinh dưỡng Châu Á, Đại học Jumonji, Nhật Bản.

Và bác Yamamoto thì không hề phát biểu câu nào về việc xác định stress qua tấm hình này. 

Về kỹ thuật thì cái hình trên là một trong rất nhiều các ảnh ví dụ trong môn thần kinh học về ảo giác của mắt, như trong bài có giải thích một phần về V1-2-3-4-5, các mảng màu đối lập trong hình khiến nhiều tế bào trong não bộ phản ứng. Nếu mình thay đổi điểm nhìn liên tục thì sẽ thấy nó di chuyển, còn nếu tập trung nhìn vào 1 điểm sẽ thấy nó đứng yên. Còn nếu muốn nó đứng yên hẳn thì chỉ có 3 cách:

  • Dí sát mắt vào hình.
  • Đặt tấm hình xa ra.
  • Tập trung nhìn vào đúng 1 điểm trên tấm hình.

Lý do rất nhiều bạn bảo thấy nó chuyển động, rất đơn giản. Là do quy tắc điểm nhìn thôi, khi đọc các dòng chữ phía trên thì mắt phải luôn thay đổi điểm nhìn.

Nghĩa là tấm hình này chỉ có tác dụng đo mức độ tập trung của mắt mà thôi. Và vì mắt đang đọc chữ, nên không thể tập trung nhìn vào một điểm được, nên ai nhìn vào ít nhiều cũng thấy cái hình này di chuyển.

À, quy tắc trên chỉ áp dụng cho người có thị giác bình thường thôi nhé, chứ mù màu đồ là không còn đúng nữa đâu :)))

Trả lời

Haizzz.... Lại là Khoahoc.tv :)))

Hôm trước có mấy bài đính chính vụ này rồi bạn ơi, bác Shigeru Yamamoto không phải là giáo sư Thần kinh học, mà là giáo sư về Dinh dưỡng và Khoa học ẩm thực. Hiện tại đang làm việc ở Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Ẩm thực và Dinh dưỡng Châu Á, Đại học Jumonji, Nhật Bản.

Và bác Yamamoto thì không hề phát biểu câu nào về việc xác định stress qua tấm hình này. 

Về kỹ thuật thì cái hình trên là một trong rất nhiều các ảnh ví dụ trong môn thần kinh học về ảo giác của mắt, như trong bài có giải thích một phần về V1-2-3-4-5, các mảng màu đối lập trong hình khiến nhiều tế bào trong não bộ phản ứng. Nếu mình thay đổi điểm nhìn liên tục thì sẽ thấy nó di chuyển, còn nếu tập trung nhìn vào 1 điểm sẽ thấy nó đứng yên. Còn nếu muốn nó đứng yên hẳn thì chỉ có 3 cách:

  • Dí sát mắt vào hình.
  • Đặt tấm hình xa ra.
  • Tập trung nhìn vào đúng 1 điểm trên tấm hình.

Lý do rất nhiều bạn bảo thấy nó chuyển động, rất đơn giản. Là do quy tắc điểm nhìn thôi, khi đọc các dòng chữ phía trên thì mắt phải luôn thay đổi điểm nhìn.

Nghĩa là tấm hình này chỉ có tác dụng đo mức độ tập trung của mắt mà thôi. Và vì mắt đang đọc chữ, nên không thể tập trung nhìn vào một điểm được, nên ai nhìn vào ít nhiều cũng thấy cái hình này di chuyển.

À, quy tắc trên chỉ áp dụng cho người có thị giác bình thường thôi nhé, chứ mù màu đồ là không còn đúng nữa đâu :)))

Thấy hơi hơi di chuyển,tầm tối nên mình thử nghĩ đến ma quỷ mà ko thấy nó chạy nhanh :))
Có vẻ không chính xác lắm nhỉ 

Sao nhìn nó quay mòng mòng thế này @@