Nhìn nhận về motip tôn vinh trong sử Việt cũng như giá trị của nó?

  1. Lịch sử

Trong văn học dân gian xưa nay đều xuất hiện những motip để tôn vinh các danh nhân. Tùy thời đại khác nhau, vùng miền khác nhau, văn hóa khác nhau, thị hiếu khác nhau, mà motip này cũng đổi khác. Ví dụ: - khi nền văn hóa Đông Sơn và tín ngưỡng phồn thực chưa bị lụi tàn, thì người ta tôn vinh vĩ nhân bằng hình ảnh “ vú dài ba thước”. Đây là 1 lối tôn vinh rất kỳ cục đối với người hiện đại, đến nỗi người Việt ngày nay tin chắc rằng nó “ là do bọn Tàu bịa đặt để bôi nhọ dân ta”. - Đến khi nền Nho giáo tràn ngập Việt Nam, thì motip tôn vinh lại biến thành “ văn võ toàn tài”, “ tinh thông Bách gia chư tử”. Motip này được áp dụng cho hàng loạt các thành hoàng trên cả nước, thậm chí cả những vị mà thần tích tuyên bố là sống thời….Hùng Vương thứ 6. - Cũng tương tự, về vấn đề võ nghệ thì Đông Á tôn vinh người chiến binh bằng câu “ tên bắn trăm lần không sai”, “ cưỡi ngựa như đi trên đất bằng”, “ thập bán ban võ nghệ đều tinh thông”. Trong khi những nước trọng tượng binh như Thái, Miến thì “ mới 10 tuổi đã cưỡi được voi dữ”. Hay những dân tộc như Bana ở Tây Nguyên thì “ múa khiên vun vút như bão tố”. Tôn vinh chỉ là 1 cách tôn vinh. Ngày xưa thì lan truyền bằng miệng, ngày nay thì có giấy bút, máy in. Hình thức khác nhau, bản chất chỉ một. Có khác chăng là ngày nay ta biết được rõ tên họ của kẻ “ chém gió thành bão” là ông Trần ông Đỗ, chứ không còn là “ tác giả vô danh” nữa. Mặt khác, qua motip tôn vinh, ta cũng có thể thấy được sự đổi thay của những chuẩn mực xã hội, về quan niệm về “ người thành công là như thế nào”. Ở thời nay, quan niệm “ biết nhiều thứ tiếng” + “ được quốc tế công nhận” rõ ràng là phản ánh của 1 xu thế hội nhập hơn vào thế giới, không còn chỉ là “ tinh thông Nho giáo” + “ được vua Tàu phê là “ lưỡng quốc trạng nguyên”” nữa. Nói theo kiểu kim cổ, nó gần với vị anh hùng Hang Tuah ( biết 12 thứ tiếng) của xứ Malaysia “ buôn bán thông thương tới tận bờ Đông Phi” hơn là mấy anh Nho vườn ngồi trong ao làng mà phán “ thiên hạ 4 bồ chữ, tớ giữ hai bồ”. Như vậy, điều này có thể coi là một sự tiến bộ, phải không? Hẳn ai nhìn vào cũng thấy rõ “ biết 12 thứ tiếng”/ “ được quốc tế công nhận” nó hữu ích hơn nhiều “ tin thông…Nho giáo”/ “ được thiên triều tấn phong”. Truyền thuyết và giai thoại luôn luôn lưu truyền và rất khó xóa bỏ hoàn toàn ( và phần “ tôn vinh vĩ nhân” cũng chỉ là 1 dúm rất nhỏ của nó). Nó có thể là 1 kết quả tuyên truyền, 1 nhầm lẫn vì thiếu thốn thông tin, hoặc đơn giản là thiên kiến của 1 ai đó tạo ra. Thế nhưng trong thời hiện đại, với internet, google, wikia, facebook, những truyền thuyết này thường khó tồn tại lâu. Càng phát triển văn hóa tranh luận nghiêm túc trên cơ sở tìm kiếm chân lý, người ta có thể hạn chế sự lan truyền những lời đồn, dù sẽ không bao giờ xóa bỏ được nó.

Harvard, bốn rưỡi sáng” cũng lả 1 dạng truyền thuyết khác do người hiện đại ( bên Tàu) nặn ra đấy thôi.

_Theo: Phach Ho Nguyen_

Từ khóa: 

lịch sử

Đầu tiên nói về ý nghĩa của việc tôn vinh; mình nghĩ tôn vinh nhằm mục đích kể các câu chuyện tốt đẹp - truyền tụng & ca ngợi các nhân vật tốt đẹp (đôi khi thần thánh hóa họ lên) nhằm thể hiện về ước mơ & những giá trị mà họ hướng tới, thứ mà xã hội mong muốn, khát khao .

Đó cũng là lý do ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử, motip tôn vinh nó có thể khác nhau do bị chi phối bởi yếu tố văn hóa, con người tại thời điểm đó. Nó cũng thể hiện trong phân tích của bạn trong bài, ví dụ người tài giỏi thời Nho giáo là Văn võ song toàn; còn ngày nay thì giá trị khác - thế giới phẳng hơn - thì yếu tố công dân toàn cầu lại được đặt cao hơn.

Với thời đại mạng xã hội như hiện nay, thời fast-food , thông tin vô cùng nhiều, MXH và công nghệ biến con người trở thành một thế hệ "seflfie" - thế hệ đề cao cái tôi cá nhân, đề cao bản thân. Các chuẩn mực xã hội là chuẩn mực số đông, các câu chuyện được kể, được viral ko hướng tới câu chuyện đẹp mà người ta quan tâm nhiều hơn tới những khía cạnh ít đẹp. Những câu chuyện quá đẹp ko còn nhiều chỗ đứng, "tôn vinh" ko có giá trị "viral" bằng ném đá. Đâu đó cũng sẽ có vài câu chuyện "vượt khó" làm xúc động lòng người, lan tỏa cộng đồng. Nhưng rất nhanh chóng, nó sẽ bị chìm nghỉm trong mớ thông tin bà 8, ném đá, scandal câu like mỗi ngày.

Bạn nghĩ xem, xã hội ngày nay thì giá trị gì nên được đề cao và tôn vinh?

Trả lời

Đầu tiên nói về ý nghĩa của việc tôn vinh; mình nghĩ tôn vinh nhằm mục đích kể các câu chuyện tốt đẹp - truyền tụng & ca ngợi các nhân vật tốt đẹp (đôi khi thần thánh hóa họ lên) nhằm thể hiện về ước mơ & những giá trị mà họ hướng tới, thứ mà xã hội mong muốn, khát khao .

Đó cũng là lý do ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử, motip tôn vinh nó có thể khác nhau do bị chi phối bởi yếu tố văn hóa, con người tại thời điểm đó. Nó cũng thể hiện trong phân tích của bạn trong bài, ví dụ người tài giỏi thời Nho giáo là Văn võ song toàn; còn ngày nay thì giá trị khác - thế giới phẳng hơn - thì yếu tố công dân toàn cầu lại được đặt cao hơn.

Với thời đại mạng xã hội như hiện nay, thời fast-food , thông tin vô cùng nhiều, MXH và công nghệ biến con người trở thành một thế hệ "seflfie" - thế hệ đề cao cái tôi cá nhân, đề cao bản thân. Các chuẩn mực xã hội là chuẩn mực số đông, các câu chuyện được kể, được viral ko hướng tới câu chuyện đẹp mà người ta quan tâm nhiều hơn tới những khía cạnh ít đẹp. Những câu chuyện quá đẹp ko còn nhiều chỗ đứng, "tôn vinh" ko có giá trị "viral" bằng ném đá. Đâu đó cũng sẽ có vài câu chuyện "vượt khó" làm xúc động lòng người, lan tỏa cộng đồng. Nhưng rất nhanh chóng, nó sẽ bị chìm nghỉm trong mớ thông tin bà 8, ném đá, scandal câu like mỗi ngày.

Bạn nghĩ xem, xã hội ngày nay thì giá trị gì nên được đề cao và tôn vinh?

”Thế nhưng trong thời hiện đại, với internet, google, wikia, facebook, những truyền thuyết này thường khó tồn tại lâu.”

Câu này phản ánh một điều mà mình thấy đáng suy nghĩ trong thời điểm hiện tại. Trong một thời đại thông tin cập nhật liên tục, tính chính xác tương đối cao, mọi thứ đều được lưu giữ trên mạng Internet thì những thứ như truyền thuyết, cổ tích, giai thoại được xây dựng dựa trên những sự kiện lịch sử và được truyền từ đời này qua đời khác sẽ dần biến mất.

Giống như việc sáng nay mình có trả lời một câu hỏi về ông Yết Kiêu. Giả sử bây giờ có một thiên tài bơi lội, có công với đất nước, cũng như ông Yết Kiêu thời xưa, thông tin của anh ta sẽ lưu rõ ràng từ năm sinh năm mất, chiều cao cân nặng đến cả đã yêu những ai, chia tay bao nhiêu lần trên Wiki hay Bio. Kể cả có tới 100 năm sau thì thông tin vẫn rõ ràng ở đấy. Nào ai phải hư cấu hẳn một cái giai thoại gì về anh ta để kể lại cho con cháu nghe? Làm gì tồn tại một câu chuyện ông Yết Kiêu thời @ nuốt lông trâu thần rồi thành “kình ngư”?

Mình đồng ý về ý kiến càng phát triển thì càng hạn chế lời đồn đại. Tuy nhiên những lời đồn đại khi truyền từ đời này qua đời khác, trở thành những giai thoại, truyền thuyết thì sẽ là nét văn hoá thi vị hơn, thơ hơn, mơ mộng hơn cho đời sau.