Những đặc trưng của truyện cổ tích?

  1. Sáng tác

Mình đọc truyện cổ tích rất nhiều, nhưng vẫn chưa thể hình dung rõ những đặc trưng của nó, và thậm chí đôi khi còn bị nhầm giữa cổ tích và truyền thuyết hay thần thoại nữa.

Từ khóa: 

sáng tác

Truyện cổ tích còn chia ra làm 3 loại nữa, mỗi thể loại lại có đặc trưng riêng.

Truyện cổ tích thần kỳ

Truyện cổ tích thần kỳ giai đoạn đầu thường gắn với thần thoại và có ý nghĩa ma thuật. Có thể bắt gặp các đề tài như dũng sĩ diệt trăn tinh (rắn, rồng v.v.) cứu người đẹp; quan hệ dì ghẻ và con riêng; đoạt báu vật thần thông; người con gái đội lốt thú kỳ dị bí mật giúp đỡ chồng; v.v.

Truyện cổ tích phiêu lưu

Truyện cổ tích phiêu lưu thường trình bày các cuộc phiêu lưu kỳ lạ của nhân vật chính, và việc giải thích các cuộc phiêu lưu này thường mang tính giả tưởng.

Truyện cổ tích loài vật

Có nhân vật chính là các loài vật, truyện cổ tích loài vật là một trong những thể loại truyện cổ tích phổ biến nhất, có ở hầu hết các dân tộc trên thế giới. Nhiều tác phẩm trong số đó xuất xứ từ giai đoạn xã hội chưa phân chia giai cấp, còn gắn với tín ngưỡng vật tổ. Truyện cổ tích loài vật, theo thời gian, dần dần mất đi tính chất thần thoại và ma thuật, tiệm cận với thể loại truyện ngụ ngôn giáo huấn ở giai đoạn về sau.

Trả lời

Truyện cổ tích còn chia ra làm 3 loại nữa, mỗi thể loại lại có đặc trưng riêng.

Truyện cổ tích thần kỳ

Truyện cổ tích thần kỳ giai đoạn đầu thường gắn với thần thoại và có ý nghĩa ma thuật. Có thể bắt gặp các đề tài như dũng sĩ diệt trăn tinh (rắn, rồng v.v.) cứu người đẹp; quan hệ dì ghẻ và con riêng; đoạt báu vật thần thông; người con gái đội lốt thú kỳ dị bí mật giúp đỡ chồng; v.v.

Truyện cổ tích phiêu lưu

Truyện cổ tích phiêu lưu thường trình bày các cuộc phiêu lưu kỳ lạ của nhân vật chính, và việc giải thích các cuộc phiêu lưu này thường mang tính giả tưởng.

Truyện cổ tích loài vật

Có nhân vật chính là các loài vật, truyện cổ tích loài vật là một trong những thể loại truyện cổ tích phổ biến nhất, có ở hầu hết các dân tộc trên thế giới. Nhiều tác phẩm trong số đó xuất xứ từ giai đoạn xã hội chưa phân chia giai cấp, còn gắn với tín ngưỡng vật tổ. Truyện cổ tích loài vật, theo thời gian, dần dần mất đi tính chất thần thoại và ma thuật, tiệm cận với thể loại truyện ngụ ngôn giáo huấn ở giai đoạn về sau.

1) Định Nghĩa *Cổ tích là gì? -Cổ có nghĩa là cũ, tích là dấu vết còn để lại. Như vậy cổ tích là những truyện xưa còn truyền lại. -Truyện cổ tích ra đời từ sớm nhưng đặc biệt nở rộ trong xã hội có sự phân hóa giàu nghèo, xấu tốt. Qua những số phận khác nhau của nhân vật, truyện trình bày kinh nghiệm sống, quan niệm đạo đức, lí tưởng và mơ ước của nhân dân lao động về một xã hội công bằng, dân chủ, hạnh phúc. - Truyện cổ tích là sáng tác dân gian trong loại hình tự sự mà thuộc tính của nó là xây dựng trên nhữn cốt truyện. - Truyện cổ tích là tác phẩm nghệ thuật được xây dựng thông qua sự hư cấu nghệ thuật thần kì. - Truyện cổ tích là một thể loại hoàn chỉnh của văn học dân gian được hình thành một cách lịch sử. -Sự hư cấu thần kì trong truyện cổ tích do hiện thực đời sống quyết định và nó cũng chịu sự biến đổi theo tiến trình lịch sử * Khái niệm liên quan: -Type: là một thuật ngữ quốc tế, chúng ta vẫn sử dụng khái niệm tương đương là "kiểu truyện" gồm một hệ thống các cốt kể có nét cơ bản là tương đồng. Theo định nghĩa của Stith Thompson trong "Standard dictionnary of folklore", "type" là những cốt kể có thể tồn tại độc lập trong vốn truyện truyền miệng. Bất kì truyện kể nào,dù phức tạp hay đơn giản được kể như một truyện độc lập đều được xem như một type. -Motif: là "những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định, bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là trong văn học nghệ thuật dân gian." Khái niệm này được sử dụng một cách rộng rãi và có phần lỏng lẻo.Bởi vì tất cả các yếu tố tham gia vào cốt truyện đều có thể gọi là motif. Nhưng dù là đơn giản nhất thì một motif cũng phải là một yếu tố mang tính thẩm mĩ, được dân gian thừa nhận, yêu thích và được sử dụng nhiều lầ => Một type truyện có thể gồm hàng chục các motif hay cũng có khi chỉ gồm một motif *Vai trò và mối quan hệ giữa type và motif trong mối quan hệ với truyện cổ tích nói riêng và văn học dân gian nói chung. Type (kiểu truyện) giúp xem xét và sắp xếp truyện dân gian theo từng cốt kể chứ không phải theo từng mẫu truyện riêng lẻ. Trong loại hình tự sự dân gian, motif là đơn vị tham gia cấu tạo cốt truyện. Motif có tính bền vững, tính lặp lại, tính quan niệm. Trong truyện cổ tích motif là đơn vị cấu tạo cốt truyện. Kết cấu của truyện cổ tích là sự xâu chuỗi nhiều motif theo một trật tự nhất định. 2) Phân loại truyện cổ tích Gần đây, ý kiến các nhà nghiên cứu khá thống nhất trong việc chia truyện cổ tích làm ba loại: - Truyện cổ tích thần kì - Truyện cổ tích sinh hoạt - Truyện cổ tích loài vật =>Truyện cổ tích thần kì là đặc trưng và tiêu biểu nhất. *Truyện cổ tích thần kì Những đặc trưng nổi bật của truyện cổ tích đều có thể tìm thấy trong nhóm truyện này. Trong truyện cổ tích thần kì, yếu tố kì ảo đậm nét và thường tham gia vào sự phát triển của cốt truyện. Nhiều khi nếu không có yếu tố kì ảo truyện có thể đã kết thúc, nhưng nhờ yếu tố kì ảo cốt truyện được kéo dài, có thể chuyển hướng theo mong muốn của tác giả dân gian mà không theo logic thực tế. Truyện nhờ thế mà li kì, hấp dẫn và thỏa mãn tình cảm của người lao động Việt Nam. Khuynh hướng nổi bật của truyện cổ tích thần kì không phải là nhấn mạnh hiện thực (điều đang có) mà là trình bày mơ ước, nguyện vọng, lí tưởng xã hội của nhân dân (điều nên có), thông qua chiến thắng tất yếu của cái đẹp và cái thiện hoàn hảo. Kết thúc truyện cổ tích thần kì thường có hậu, mang sự vui vẻ, lạc quan, thỏa mãn mơ ước của nhân dân. Đề tài của truyện cổ tính thần kì chủ yếu hướng đến những vấn đề: + Phản ánh hiện thực xã hội phân chia giai cấp, kể về số phận của những kiểu nhân vật người con riêng, người em, người lao động bất hạnh, người dũng sĩ, người mang lốt, người thông minh, tài giỏi. + Phản ánh ước mơ công lý, ước mơ đổi thay số phận cho những nhân vật bất hạnh. + Nêu những bài học theo quan điểm đạo đức của nhân dân như nghĩa bạn bè, tình vợ chồng, lòng yêu thương con người với bức tranh phản chiếu muôn vàn nỗi éo le, phức tạp trong quan hệ xã hội: sự tích vua bếp, sự tích hòn Vọng phu, sự tích trái sầu riêng... * Truyện cổ tích sinh hoạt Khi mâu thuẫn và đấu tranh xã hội trở lên gay gắt, nhân dân không còn ảo tưởng giải quyết những vấn đề xã hội nhờ vào yếu tố kì ảo. Tinh thần thực tế đã chi phối sáng tạo nghệ thuật của nhóm truyện này. Những sinh hoạt đời thường, những quan hệ gia đình và xã hội cụ thể, phong phú khiến cho yếu tố hiện thực đậm nét hơn yếu tố hoang đường. Mặc dù mơ ước thường không được phản ánh qua yếu tố hoang đường nữa, nhưng nhiều truyện cổ tích sinh hoạt vẫn phản ánh ước mơ. Yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích sinh hoạt ít hơn truyện cổ tích thần kì và thường tập trung ở cuối truyện, thậm chí có truyện không có yếu tố kì ảo. Truyện không nhằm phản ánh ước mơ bay bổng của tác giả dân gian mà chủ trọng tô đậm hiện thực hơn. *Cổ tích loài vật Là nhóm truyện mà nhận vật là các con vật trong thế giới loài vật. Các con vật đó có thể hoang dã hoặc những vật nuôi trong nhà. Thông qua mối quan hệ với các con vật đó, tác giả dân gian gián tiếp phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người. Truyện cổ tích loài vật có những yếu tố gần với truyện ngụ ngôn, tuy nhiên chúng có những nét khác nhau đặc trưng. Truyện cổ tích thiên về nội dung giải thích nguồn gốc, đặc điểm động vật, còn ngụ ngôn thiên về việc nhấn mạnh một bài học giáo dục. Truyện cổ tích thường trình bày cả số phận nhân vật và kết thúc khi có câu trả lời chắc chắn về kết thúc của những nhân vật đó, trong khi truyện ngụ ngôn chỉ quan tâm đến một nét tính cách, một hành động hoặc mẩu đối thoại... 3) Đặc điểm nổi bật của truyện cổ tích (Nghệ thuật của cổ tích) -Quan niệm nghệ thuật trong sáng tạo cổ tích: Trong thế giới cổ tích, các tác giả dân gian quan niệm, thế giới không còn là cái gì quá xa xôi huyền ảo nữa, đó là thế giới của con người. Con người là nhân vật trung tâm. Họ chỉ có hai loại tốt và xấu. Thế giới loài người vốn tốt đẹp; đầy nhân ái, nó trở nên xấu xa, tội lỗi vì những con người tham lam độc ác thao túng. Muốn cải tạo thế giới muốn cho nó sạch và tốt đẹp hơn thì phải có những người hiền lành, tài trí, chăm chỉ thống lĩnh xã hội, đồng thời phải quét sạch cái ác, cái xấu, cái tham lam tàn bạo. Vì vậy cổ tích có thể nói là một bức tranh đẹp, trong đó không vẽ hình ảnh thực của đời sống mà thêu dệt những mơ ước lãng mạn bay bổng của con người về thế giới nhân sinh. Tất cả các nhân vật, sự vật, không gian, thời gian... trong truyện cổ tích đều được sáng tạo để thể hiện quan điểm đó về thế giới của tác giả dân gian. -Thời gian nghệ thuật trong truyện cổ tích bao giờ cũng là thời gian quá khứ. Điều này thể hiện ở những câu mở đầu của truyện: "Ngày xửa ngày xưa"... nhằm để chỉ một thời gian xa xôi lắm mà trong tư duy người kể chuyện cũng không có ý thức. - Không gian nghệ thuật trong truyện cổ tích thường phiếm định, ước lệ. Trong truyện cổ tích người ta thường kể rằng chuyên xảy ra ở một làng nọ, một vùng nọ... - Truyện cổ tích bao giờ cũng được kể theo một tuyến thẳng hay còn gọi là trực tuyến. Người ta thường kể cuộc đời nhân vật từ bé đến lớn, sự kiện xảy ra ở địa điểm này rồi mới sang địa điểm khác. Trong truyện cổ tích không có sự đồng hiện hay tái hiện như trong truyện ngắn hoặc tiểu thuyết hiện đại. - Nhân vật của cổ tích thường chỉ dừng lại ở mức điển hình cho một loại người, một kiểu người nhất định như lão phú ông, anh canh điền, cô gái hiền lành, đứa trẻ mồ côi bất hạnh chứ chưa khắc họa được những con người mang tính khái quát vừa mang tính cá thể rõ nét. - Yếu tố kì diệu hoang đường đóng vai trò quan trọng trong truyện cổ tích. Càng lùi về quá khứ xa xưa thì yếu tố kì diệu càng đậm nét. Nó vừa là thủ pháp nghệ thuật để xây dựng câu chuyện, vừa là niềm tin của nhân dân. Càng tiến gần thời kì hiện đại thì yếu tố kì diệu càng nhạt dần, nó đóng vai trò là thủ pháp nghệ thuật là nhiều hơn niềm tin. Yếu tố kì diệu có nguồn gốc từ tín ngưỡng, phong tục cổ như tín ngưỡng tổ tiên, vật linh luận, tục hiến tế... về sau có sự tham gia của các yếu tố tôn giáo như sự xuất hiện của Bụt (phật giáo), Tiên (đạo giáo) nhưng đã được dân gian hóa. Yếu tố kì diệu được thể hiện ở loài vật (chim, cá thần) , sự vật (nồi cơm thần, cây đàn thần) và nhân vật (tiên, bụt).

Truyện cổ tích thường có nhiều dị bản. Sự dị bản hóa tác phẩm có thể được nhìn nhận do các dân tộc trên thế giới có những điểm chung nhất về văn hóa, lịch sử, sinh hoạt, lối sống; song song cũng có những đặc điểm riêng trong nếp sống, đặc điểm lao động, sinh hoạt, điều kiện tự nhiên tùy từng dân tộc. Thêm vào đó những người kể truyện cổ tích thường mang vào các truyện họ kể những nét cá tính riêng, sự thêm thắt nội dung theo những ý đồ nhất định. Một truyện cổ tích mà mình rất thích.

Cậu bé và cây táo

Ngày xửa ngày xưa, có một cậu bé hàng ngày cậu rất thích đến chơi với một cây táo rất to. Cậu leo lên cây để hái trái ăn, ngủ những giấc trưa ngon lành dưới bóng râm của cây. Cậu rất yêu quý cây táo và ngược lại cây táo cũng rất quý mến cậu.

Thời gian cứ thế trôi đi rất nhanh, cậu bé giờ đã lớn và cậu không còn lui tới chơi với cây táo nữa. Rồi một ngày nọ, cậu đi tới chỗ cây táo với một nét mặt buồn rầu. Cây táo reo lên gọi cậu:

– Hãy tới chơi với ta.

Cậu bé đáp:

– Cháu giờ đã lớn rồi, không còn là đứa trẻ năm xưa nữa, cháu chẳng thích chơi dưới gốc cây nữa. Cháu giờ chỉ thích chơi đồ chơi và hiện giờ cháu đang cần tiền để mua chúng.

Cây táo nói với cậu bé:

– Rất tiếc ta chỉ có những trái táo ngọt, ta không có tiền. Nhưng cậu có thể hái những trái táo chín mọng của ta đem đi bán đổi lấy tiền mua đồ chơi.

Cậu bé mừng rỡ, cậu trèo lên cây hái toàn bộ số táo trên cây và sung sướng đem đi bán. Cây táo rất buồn bã vì kể từ hôm đó không thấy cậu bé quay trở lại.

Một hôm, cậu bé – giờ đã lớn thành một chàng trai, cậu trở lại và cây táo thấy rất vui mừng khi nhìn thấy cậu. Cây nói:

– Hãy tới chơi với ta

Cậu đáp:

– Cháu giờ không có thời gian đâu để vui chơi. Cháu còn phải làm việc để kiếm tiền nuôi sống gia đình cháu. Gia đình cháu hiện giờ đang rất cần một ngôi nhà nhỏ để trú ngụ. Bác có gì để giúp đỡ cháu không?

Câu táo nói với cậu:

– Ta xin lỗi cháu, ta thì không có tiền mà cũng chẳng có nhà. Nhưng cháu có thể chặt cành của ta để dựng nhà.

Thế là chàng trai cầm rìu tới chặt hết cành trên cây táo. Cậu vui vẻ trở gỗ về dựng nhà và cũng kể từ hôm đó cây táo lại không thấy cậu quay trở lại nữa, cây táo rất buồn.

Một ngày hè oi bức và nóng nực, chàng trai – giờ đây đã cao tuổi – quay lại chỗ cây táo. Cây táo thấy chàng trai mừng rỡ gọi:

– Hãy tới chơi với ta

Chàng trai ủ rũ nói với cây táo:

– Cháu cảm thấy rất buồn vì càng ngày cháu càng già đi. Cháu muốn được chèo thuyền để thư giãn một mình. Bác có thể giúp gì được cho cháu?

Cây táo đáp:

– Ta thì không có thuyền, nhưng cậu có thể dùng thân cây của ta đóng lấy một chiếc thuyền để một mình chèo thuyền ra xa. Được thư giãn nghỉ ngơi trên thuyền một mình giữa sông nước chắc cậu sẽ thấy nhẹ nhõm và thanh thản hơn.

Chàng trai chặt cây táo để làm thành một chiếc thuyền. Cậu chèo thuyền lênh đênh giữa sông để nghỉ ngơi thư thái.

Nhiều năm sau, cậu quay lại chỗ cây táo. Thấy cậu tới cây táo nói:

– Xin lỗi con trai của ta, giờ đây ta không còn gì để giúp con nữa rồi. Ta giờ chỉ là một cái gốc, không có thân cũng chẳng có táo. Ta thật sự không giúp được gì cho cậu nữa, cái còn lại duy nhất của ta là bộ rễ đang chết dần chết mòn – Cây táo nói với cậu, những giọt nước mắt rưng rưng chảy xuống.

Cậu bé đáp:

– Giờ đây cháu cũng đã già, cháu không còn đủ sức để leo trèo nữa, cũng không còn răng để mà ăn táo. Cháu chỉ cần một chỗ để ngồi nghỉ, vì cháu đã quá mệt mỏi với những năm tháng vất vả đã qua.

Cây táo nói với cậu:

– Ôi, vậy cái gốc cây già cỗi này của ta là một nơi rất tốt cho cậu dựa vào và nghỉ ngơi. Hãy tới đây với ta.

Chàng trai ngồi xuống gốc gây già cỗi, cây táo mừng rơi nước mắt.

Đây chính là cậu chuyện của tất cả chúng ta. Hình ảnh cây táo trong truyện chính là hình ảnh của cha mẹ. Khi chúng ta còn nhỏ, ta được cha mẹ yêu thương che trở. Khi chúng ta lớn lên, ta bỏ cha mẹ mà đi và chỉ quay trở về khi cần sự giúp đỡ của cha mẹ. Nhưng lúc nào cũng vậy, vòng tay của cha mẹ luôn sẵn sàng ôm chúng ta vào lòng nâng đỡ hy sinh tất cả để cho ta được hạnh phúc nhất.