Những điều bạn nên biết về thẻ thanh toán quốc tế

  1. Đầu tư & Tài chính

Thẻ thanh toán Quốc tế là gì?Thẻ Debit hay thẻ Credit khác nhau thế nào? Có thanh toán nội địa được không?...Đây là những câu hỏi thường gặp với khách hàng khi lần đầu thanh toán online đặc biệt là thanh toán quốc tế. Bài viết sẽ giúp bạn biết cách phân biệt và sử dụng tốt nhất các loại thẻ này.

visa_mastercard



Việc mua sắm online hiện nay ngày càng tăng, đi cùng với đó số lượng người mua sắm hàng hóa nước ngoài và thanh toán Quốc Tế cũng dần nhiều lên. Để mua sắm được sản phẩm nước ngoài cả online và offline, bạn cần phải có Thẻ thanh toán Quốc Tế hay Thẻ ghi nợ Quốc Tế để tiến hành thanh toán điện tử qua tài khoản Ngân hàng.

*Vậy Thẻ thanh toán Quốc tế là gì ?

Thẻ thanh toán Quốc Tế là loại thẻ được phát hành bởi các Tổ chức Tài Chính Quốc Tế nhằm phục vụ cho việc bạn mua sắm được hàng hóa nước ngoài, mua sắm khắp mọi nơi trên Thế Giới miễn là nơi đó có dịch vụ hỗ trợ thanh toán bằng chiếc thẻ này. Cầm trên tay tài khoản Ngân hàng và thẻ thanh toán Quốc Tế, việc mua sắm hàng hóa của bạn sẽ không bị giới hạn trong phạm vi biên giới Việt Nam nữa.

Tại Việt Nam, thẻ thanh toán Quốc Tế quen thuộc nhất với người dùng hiện nay chính là thẻ Visa, thẻ MasterCard… Ngoài ra còn có mấy loại thẻ thanh toán Quốc Tế khác phổ biến trên Thế Giới như American Express, JCB, Discover Card.

photo_verybig_160776


Chức năng quan trọng nhất của thẻ thanh toán Quốc Tế hiện nay chính là dùng để mua sắm online như đặt mua hàng chuyển phát về từ các trang web bán hàng nước ngoài như Amazon, eBay,… Thẻ thanh toán Quốc Tế cũng chia làm 2 loại là thẻ ghi nợ Quốc tế Debit Card và thẻ tín dụng Quốc Tế Credit Card. Các loại thẻ thanh toán quốc tế thông dụng ở Việt Nam hiện nay.

1. Thẻ ghi nợ – Debit Card

Thẻ ghi nợ là loại thẻ thanh toán được dùng theo cơ chế: Nạp tiền bao nhiêu thì sử dụng được tối đa bao nhiêu. Thẻ này liên kết trực tiếp với tài khoản của ngân hàng như thẻ ATM, khi thanh toán online tiền sẽ trừ trực tiếp trong tài khoản ngân hàng của bạn.

Có 2 loại thẻ ghi nợ: thẻ ghi nợ nội địa (tên gọi phổ biến thẻ thanh toán nội địa – ATM, chỉ dùng được trong nước) và thẻ ghi nợ quốc tế (thẻ thanh toán quốc tế – Visa/MasterCard Debit).

Về thủ tục cách làm thẻ Visa/Master Debit Card thì rất là dễ dàng vì bạn không cần phải chứng minh thu nhập. Chỉ cần mang theo chứng minh nhân dântới các quầy giao dịch của ngân hàng, yêu cầu mở tài khoản và phát hành thẻ, nạp tiền vào, đợi từ 3 – 7 ngày để nhận thẻ và bắt đầu tiêu xài. Một số ngân hàng còn cho làm thẻ này online và đúng hẹn chỉ việc ra ngân hàng đó nhận thẻ.

2. Thẻ tín dụng – Credit Card

Với thẻ tín dụng, cơ chế hoạt động lại là tiêu xài trước, trả tiền sau trong 1 hạn mức cho phép. Ngân hàng sẽ cấp cho bạn 1 hạn mức chi tiêu dựa trên cơ sở thu nhập hàng tháng của bạn. Khi chi tiêu mua sắm bằng thẻ tín dụng, bạn đã ghi “có” vào tài khoản nợ và chính thức nợ ngân hàng 1 khoản tiền bằng đúng số bạn vừa tiêu. Số tiền này cần được trả lại cho ngân hàng trong vòng tối đa 45 ngày (thời gian cụ thể tùy thuộc vào ngân hàng phát hành thẻ quy định) nếu không sẽ bị tính lãi cao. Thẻ tín dụng cũng có các loại cấp tín dụng trong nước và tín dụng tốc tế (Visa/MasterCard Credit).

 Để sở hữu 1 thẻ tín dụng quy trình cũng khó khăn hơn, cần phải chứng minh thu nhập (bảng lương/sao kê thu nhập), chứng minh nhân thân (hộ khẩu/KT3)… đủ điều kiện mới được làm. Điều này cũng dễ hiểu thôi, vì các tổ chức phát hành cũng lo “nợ xấu”. Phí thường niên của loại thẻ này vào khoảng 300.000đ/năm.

Sử dụng thẻ tín dụng thông minh bạn sẽ có lợi trong việc được sử dụng sản phẩm/dịch vụ trước và trả tiền sau – rất hữu ích khi muốn mua 1 món lớn mà chưa đủ tiền. Nhưng bạn cũng nên thật cẩn thận, với việc chỉ cần cầm thẻ đi thanh toán, cũng rất dễ bị sa đà vào nghiện ngập “cà thẻ” và số tiền lớn không trả được sẽ biến bạn thành 1 “con nợ chính cống”.

3. Thẻ trả trước – Prepaid Card

Ngoài Debit và Credit Card còn có 1 loại thẻ có thể sử dụng thanh toán trực tuyến đó là thẻ trả trước, Prepaid Card.

Untitled_18082016033531

Thẻ trả trước cũng có loại của Visa/MasterCard để thanh toán online trên thế giới. Chức năng thanh toán tương tự như Debit Card nhưng tiền sẽ tiêu là tiền của thẻ chứ không phải tiền của tài khoản ngân hàng. Bạn có thể dùng thẻ này mà không cần mở tài khoản tại ngân hàng, chỉ cần nạp trước tiền vào thẻ rồi sử dụng, như cái thẻ điện thoại vậy. Thẻ Prepaid cũng được dùng để rút tiền và thanh toán.

 4. Thẻ Visa/Master ảo

Đây là một loại thẻ trả trước, phải nạp tiền vào thẻ trước khi sử dụng để thanh toán hàng hóa dịch vụ hoặc rút tiền mặt. Bạn chỉ có thể thực hiện giao dịch trong giới hạn số tiền nạp vào thẻ, không cần thiết phải có tài khoản với ngân hàng để mở thẻ. Đúng như cái tên “ảo”, loại thẻ này không được phát hành thẻ nhựa, hình ảnh và thông tin thẻ được thể hiện trên hệ thống online. Thẻ Visa/Master ảo vẫn có đầy đủ các tính năng cũng như các quy định bảo mật theo yêu cầu của Visa, là thẻ tiêu chuẩn của Visa Card/MasterCard.

Ưu điểm của loại thẻ này là tính bảo mật cao, hạn chế tối đa việc bị hack tiền trong tài khoản, không mất thời gian chờ đợi được phát hành thẻ, không mất phí thường niên và rất dễ sử dụng (như thẻ điện thoại vậy).

**Thời hạn thẻ ảo theo mình biết là ít nhất 1 năm (trước mình cũng có dùng thẻ Visa/Mastercard ảo của VTCPay, Bảo Kim...). Thẻ Mastercard ảo của Viettelpay đến gần 4-5 năm lận nên rất tiện, nó liên kết với Viettelpay nên nạp rất dễ ở các cửa hàng chi nhánh Viettel trên toàn quốc.

cong-thanh-toan


Ngoài ra khi sử dụng thẻ quốc tế để thanh toán thì mọi người cũng cần lưu ý những điều này để đảm bảo an toàn:

-Tuyệt đối không cung cấp thông tin, ảnh chụp thẻ cho người lạ, những công ty không uy tín vì chỉ cần những thông tin trên là có thể sử dụng tiền của bạn được rồi. 

-Nếu lỡ đánh rơi, hãy gọi ngay tới ngân hàng phát hành thẻ để khóa tài khoản thẻ lại ngay. Trên thẻ luôn in số hotline liên hệ 24/7. Gặp bất kỳ vấn đề gì các bạn cứ gọi thẳng lên tổng đài để hỏi. Khóa nhanh để không hối hận nhé !

-Số CVV hay CVN được in ở mặt sau thẻ, gồm 3 con số, khi thanh toán online bạn phải nhập vào. CVV hay Card Security Code chính là số quan trọng nhất bạn phải nhớ và cà bỏ nó khi nhận thẻ để tránh rủi ro sau này.Lý do chính là để tránh trường hợp bạn là mất thẻ không kịp báo và bị người khác tận dụng để thanh toán sử dụng tiền trong thẻ của bạn.

-Lưu ý cuối cùng, nếu bạn đã nhập đầy đủ thông tin mà không thanh toán được. Hãy liên hệ ngân hàng vì có thể họ đang tạm khóa chiều thanh toán quốc tế của bạn. Mục đích họ khó là để đảm bảo an toàn cho thẻ của bạn.

-Khi thanh toán, mua hàng thì mình nghĩ cũng nên trang bị một phần mềm diệt virus uy tín để tăng cường khả năng bảo mật khi giao dịch tài chính online (Mình đang sự dụng Kaspersky và cảm thấy tin tưởng khả năng bảo mật của nó)

Với những thông tin mà bài viết chia sẻ hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại thẻ thanh toán quốc tế. Nếu bạn muốn giao dịch quốc tế thì bạn nên sử dụng loại thẻ Visa/ MasterCard ảo vì thủ tục đăng ký đơn giản, thanh toán cho nhanh chóng và an toàn, tránh bị lợi dụng rút sạch tiền.

*Bài viết là sự tổng hợp từ những kiến thức, kinh nghiệm từ Internet. Cảm ơn mọi người đã xem ^^

Từ khóa: 

thẻ thanh toán quốc tế

,

kiến thức chung

,

thanh toán online

,

visa ảo

,

đầu tư & tài chính