Những điều ít người biết về tập đoàn Huawei - "con cưng" của chính phủ Trung Quốc.

  1. Công nghệ thông tin

Ngay sau khi thông tin bà Meng Wanzhou (Mạnh Vãn Chu) - Giám đốc tài chính (CFO) Toàn cầu của tập đoàn Huawei bị bắt ở Vancouver, Canada (và chuẩn bị được dẫn độ về Mỹ) do cáo buộc vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ với Iran. Kèm theo bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang, thì lần đầu tiên chúng ta được thấy phía Trung Quốc đã có những động thái 'đáp trả' gần như ngay lập tức:

manh-van-chu-toi-tu-hao-ve-huawei-va-dat-nuoc-cua-minh-1544617580_500x300
Bà Meng Wanzhou (Mạnh Vãn Chu) - (Ảnh: VNExpress)
  • Chính phủ Trung Quốc đã bắt giữ 2 công dân Canada (chưa rõ danh tính).
  • Cổ phiếu của hãng thời trang xa xỉ Canada Goose đã giảm 20% sau 2 tuần từ khi có thông tin CFO của Huawei bị bắt giữ, nguyên nhân là do làn sóng tẩy chay của trị trường Trung Quốc.
  • Không chỉ Canada, nhiều sản phẩm của Mỹ cũng rơi vào hoàn cảnh bị tẩy chay tương tự. Ngay cả Apple cũng không ngoại lệ. Ví dụ: Menpad - một công ty sản xuất màn hình điện thoại có trụ sở ở Thâm Quyến, đã công bố mức phạt cho những nhân viên mua điện thoại iPhone là 100% giá trị thị trường của chiếc iPhone đó. Đồng thời sẽ hỗ trợ 15% chi phí nếu nhân viên mua điện thoại của Huawei hoặc ZTE (một công ty khác cũng vừa bị Mỹ trừng phạt vì lỗi tương tự Huawei). Ngoài Menpad, còn rất nhiều những công ty khác của Trung Quốc cũng ban hành những chính sách tương tự.

Và đó mới chỉ là những đòn đáp trả ban đầu, chắc chắn sẽ còn rất nhiều những đòn "hồi mã hương" khác từ Trung Quốc.

Câu hỏi là: Tại sao lãnh đạo của một tập đoàn tư nhân của Trung Quốc bị bắt, mà phía Trung Quốc lại phản ứng gay gắt như vậy?

Có lẽ đây là một câu chuyện dài, và chắc chắn nó không đơn giản.

Khác với Alibaba, Tencent hay Baidu. Huawei là một tập đoàn cực kỳ kín tiếng (minh chứng là mình đã phải mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu về Huawei, vì những thông tin bằng tiếng Anh của tập đoàn này là khá hiếm trên internet):

  • Huawei thành lập năm 1987 tại Thâm Quyến, Trung Quốc.
  • Nhà sáng lập: Ren Zhengfei (Nhậm Chính Phi)
  • Doanh thu toàn cầu năm 2017: 92 tỷ USD
  • Nhân viên: 180.000 người
  • Vốn hóa thị trường: chưa có thông tin (mình không tìm được thông tin chính xác về con số này)
  • Giá trị thương hiệu (Brand Value): 8,4 tỷ USD - (theo forbes.com)

Hiện tại, ở Trung Quốc chỉ có duy nhất Huawei là có khả năng cạnh tranh sòng phẳng với Sam Sung hay Apple. Và nếu xét về doanh thu, thì Huawei đang dẫn đầu trong giới công nghệ Trung Quốc. Vị thế trên của Huawei được tập đoàn này xây dựng chỉ vọn vỏn trong 25 năm - bắt đầu từ khi họ gia nhập trị trường sản xuất thiết bị viễn thông.

Sự phát triển thần kỳ của Huawei được minh chứng rõ ràng nhất là sau giai đoạn 2003 (tức là 15 năm trước). Khi đó, tại MWC Barcelona 2003, Huawei thậm chí còn không thuê nổi một gian hàng trưng bày sản phẩm, nhưng tại MWC 2018 - gian hàng của Huawei chiếm gần một nửa khu trưng bày tại sự kiện này.

gsmarena_001
(Ảnh: GSMArena.com)

Quý 2/2018, lần đầu tiên Huawei vượt mặt Apple để vươn lên vị thứ 2 về số lượng Smartphone được bán ra trên toàn cầu.

38438003_298083504088530_5224404549636194304_n

Sau lệnh trừng phạt của Mỹ, ZTE bị sụt giảm doanh thu nghiêm trọng (ước tính hàng tỷ USD), vì đa số linh kiện của ZTE đang dùng là của các công ty Mỹ cung cấp. Nhưng Huawei thì khác, 2/3 thiết bị công nghệ của Huawei sử dụng chip tự tạo, đó là thành quả của quá trình đầu tư dài hơi cho R&D (Research & Development) của tập đoàn này. Theo báo cáo của Emerge, năm 2015 Huawei chi 9 tỷ USD cho R&D, trong khi con số này của Apple chỉ là 8 tỷ USD.

Đa số chúng ta đều nghe và biết đến Huawei là một 'hãng điện thoại' giá rẻ đến từ Trung Quốc. Nhưng thật ra, doanh thu từ bán smartphone của tập đoàn này cũng chỉ là một phần trong tổng doanh 92 tỷ USD năm 2017 của Huawei. Phần còn lại, là doanh thu từ việc bán các thiết bị viễn thông phục vụ cho phát triển công nghệ 5G. Tìm hiểu đến đây, mình mới 'ngỡ ngàng' ra, Huawei còn là tập đoàn cung cấp thiết bị viễn thông 5G lớn nhất thế giới.

5G: thế hệ kế tiếp của công nghệ kết nối internet di động - kẻ hủy diệt của mạng wifi trong tương lai, không chỉ là 'hạ tầng của hạ tầng', mà còn là 'xương sống của cái hạ tầng' đó.

Dự đoán, 5G sẽ tạo ra lợi ích kinh tế trị giá 12.000 tỷ USD vào năm 2030. Và Huawei đang 'tạm' dẫn đầu thế giới trong 'cuộc chơi' này.

Với Huawei, 5G cũng không phải là câu chuyện của tương lai nữa. Trong năm 2018, Huawei (cùng một số công ty viễn thông nhỏ khác) đã cùng chính phủ Trung Quốc xây dựng gần 460 trạm thu phát sóng 5G mỗi ngày, nâng tổng số trạm thu phát 5G của Trung Quốc lên con số 350.000 trạm (gấp 10 lần Mỹ). Tổng chi tiêu của chính phủ Trung Quốc cho phát triển 5G trong gần 3 năm trở lại đây là 441 tỷ USD - tức là gấp rưỡi Mỹ, gấp 4 lần Đức, gấp 9 lần Nhật (những nước đi đầu trong phát triển 5G của thế giới). 441 tỷ USD, một con số khổng lồ, và tất nhiên Huawei chắc chắn đã hưởng lợi không ít từ sự "chịu chơi" này của chính phủ Trung Quốc.

1777760_f374a9ad651929ed21bc457ac991df8d-692x360
Ông Tập Cận Bình (trái) và Nhậm Chính Phi (phải) - (Ảnh minh họa, có chỉnh sửa)

Đến đây, thật sự là không ngoa khi khẳng định rằng: Huawei mới là "đứa con cưng" của chính phủ Trung Quốc, chứ không hẳn chỉ là Tencent, Baidu hay Alibaba như chúng ta thường biết. Theo nhiều báo cáo thống kê, doanh thu của Huawei trong năm 2018 này có thể sẽ bằng tổng của cả 3 tập đoàn công nghệ tiếng tăm hàng đầu Trung Quốc là Tencent, Baidu và Alibaba cộng lại.

Sơ sơ như vậy là đủ để thấy Huawei quan trọng với Trung Quốc như thế nào trong chiến lược bành trướng thế giới về mảng công nghệ thông tin.

Từ khóa: 

mạnh vãn chu

,

huawei

,

5g

,

trung quốc

,

chiến tranh thương mại

,

công nghệ thông tin

Huawei và ZTE đang chi phối ngành Viễn thông toàn cầu. Các sản phẩm của họ không chỉ rẻ hơn, mà còn tốt hơn, nhiều tính năng hơn, áp đảo hoàn toàn các sản phẩm cùng loại của châu âu (Ericsson, Alcatel, Nokia, cisco, nortel)

Trả lời

Huawei và ZTE đang chi phối ngành Viễn thông toàn cầu. Các sản phẩm của họ không chỉ rẻ hơn, mà còn tốt hơn, nhiều tính năng hơn, áp đảo hoàn toàn các sản phẩm cùng loại của châu âu (Ericsson, Alcatel, Nokia, cisco, nortel)