Tại sao chúng ta lại luôn làm tổn thương những người mà mình yêu thương để rồi làm hài lòng những người xa lạ?

  1. Phong cách sống

Bản thân thì luôn buồn bực hay trách móc ba mẹ dù là những thứ nhỏ nhặt nhất. Trong khi đấy một người xa lạ có làm tổn thương mình sâu sắc, bản thân vẫn vui vẻ, dạ dạ vâng vâng. Tại sao ngày càng nhiều người mắc phải vấn đề này như vậy. Em mong rằng có thể nhận được những chia sẻ từ anh chị ạ.

Em cảm ơn!

Từ khóa: 

nhìn lại

,

mối quan hệ

,

phong cách sống

Mình đã khóc khi đọc được câu hỏi này vì nó đúng với bản thân mình quá. Chẳng hiểu sao mình lại ích kỉ đến thế. Khi mình ốm, bạn bè hỏi han thì vui vì họ quan tâm mình nhưng lại khó chịu vì cho rằng bố mẹ, ông bà hỏi nhiều và làm phiền mình. Đó là hành động và suy nghĩ ngu ngốc nhất mình từng trải qua. Chính bởi vậy mà giờ mình luôn trân trọng những giây phút mà được bên gia đình, những giây phút còn được trò chuyện với những người mà mình thương yêu. Và mình mong là các bạn hãy thực sự trân trọng những giây phút thực sự ấm áp và đáng giá như vậy.

Trả lời

Mình đã khóc khi đọc được câu hỏi này vì nó đúng với bản thân mình quá. Chẳng hiểu sao mình lại ích kỉ đến thế. Khi mình ốm, bạn bè hỏi han thì vui vì họ quan tâm mình nhưng lại khó chịu vì cho rằng bố mẹ, ông bà hỏi nhiều và làm phiền mình. Đó là hành động và suy nghĩ ngu ngốc nhất mình từng trải qua. Chính bởi vậy mà giờ mình luôn trân trọng những giây phút mà được bên gia đình, những giây phút còn được trò chuyện với những người mà mình thương yêu. Và mình mong là các bạn hãy thực sự trân trọng những giây phút thực sự ấm áp và đáng giá như vậy.

Việc này bắt nguồn từ một vài nguyên nhân sau:

  • Đối với người thân do chung sống với nhau nhiều, tham gia sâu vào đời tư của nhau nên có sự va chạm sâu sắc từ đó dẫn đến việc nảy sinh mâu thuẫn nhiều hơn.

  • Đối với những người thân, ta không có sự e dè, lịch sự hay xã giao như đối với người ngoài nên cách ăn nói và hành xử có phần tự nhiên, nhiều khi thái quá dẫn đến thô lỗ

  • Đối với người thân ta được nuông chiều thái quá, kiểu như có cãi nhau 1 chút thì cũng vẫn là người thân nên không kiêng dè và cũng một phần là vì lo lắng và thương nhau nhiều quá nên phản ứng hơi mạnh

  • Còn nhiều lý do khác nữa nhưng mình nghĩ 3 điểm mình vừa nêu là phổ biến hơn cả

Mình cũng luôn băn khoăn về chuyện này và và từng không thể hiểu được tại sao con người mình lại như vậy dù đã rút ra bài học. Mình luôn dành ít thời gian cho bố mẹ và gia đình hơn là cho những người chẳng có tí máu mủ ruột già gì với mình mặc dù không ai có thể đối xử với mình tốt hơn bố mẹ. Mình cứ để người khác làm tổn thương và kiểm soát mình hoài trong khi mình thì chả nghe lời bố mẹ, chẳng nghĩ cho bố mẹ và làm bố mẹ tổn thương nhiều lần. Mình nghĩ đôi khi nó cũng là cái nghiệp. Mình nhìn thấy điều đó nhưng chưa thể sửa được, chưa biết phải làm gì để mọi chuyện khác đi, cứ mỗi khi đứng trước quyết định phải ưu tiên bố mẹ hay người khác thì mình lại lo lắng sợ người khác phật ý, giận mình và quyết định ưu tiên họ hơn.

Dần dần mình nhận ra một điều, bạn biết tại sao chúng ta luôn như vậy không? Vì chúng ta luôn ỷ lại, rằng bố mẹ luôn vị tha, dù ta có sai, có đối xử với bố mẹ thế nào thì rồi bố mẹ cũng sẽ luôn mở rộng vòng tay với mình. Nhưng người khác thì không. Những người không phải là cha là mẹ của bạn dù có yêu bạn cỡ nào cũng sẽ không bao giờ vị tha với những lỗi lầm của bạn như bố mẹ bạn đâu. Bạn sẽ dễ dàng đánh mất mối quan hệ đó vì thế bạn lại càng hạ thấp mình để phục tùng những mối quan hệ như vậy, cố gắng thay đổi bản thân để làm hài lòng họ vì một phần nào đó nó đem lại lợi ích cho bạn, về vật chất hoặc cảm xúc. Là vậy đó, những thứ hiển nhiên thì ta sẽ không biết quý, những thứ phải trả giá để giữ được thì ta mới sống chết vì nó. 

Nếu bạn có thể đưa một trường hợp cụ thể, mình sẽ có thể có lời chia sẻ giúp ích cho bạn. Mình nghĩ câu hỏi này còn tùy người và tùy trường hợp nữa.
Trong môi trường làm việc, một người có tham vọng và muốn thăng tiến nhanh (lí do), có thể sẽ gạt đồng nghiệp và không ngại thủ đoạn để đạt vị trí mong muốn (hành động tổn thương).
Trong học tập, một người muốn nhận lời khen và quan tâm đặc biệt của thầy cô (lí do), có thể sẽ chối bỏ công sức của cả nhóm và nhận công lao đó thuộc về riêng mình (hành động tổn thương).

Quay lại câu hỏi của bạn, mình không nghĩ là có người nỡ làm tổn thương "người mình yêu thương". Ý của bạn ở đây là "bạn bè, người xung quanh" - quen biết ở mức xã giao, chưa thân lắm, đúng không? Nếu là người bạn yêu thương, bạn sẽ không bao giờ có hành động đó. Nếu bạn có hành động như vậy, đây là một hành động không chấp nhận được...

Trên đây là chia sẻ của mình và mong nhận nhiều phản hồi khác ở những góc nhìn khác. ^^

Cảm ơn các bạn vì những ý kiến rât hay. Đọc ngẫm thấy rất đúng! Cho mình hỏi thêm, các bạn nhắc đến yếu tố cái tôi và những lí do xã giao... Theo mình nó đều thuộc về ý thức. Và theo mình quan sát, có những phần thuộc về vô thức nằm ngoài kiểm soát của ta. Các bạn thử ngẫm xem có đúng ko: mình ngẫm thấy 1 cách vô thức mình rất dễ tức giận với người thân hơn là người ngoài xã hội? Cơn giận đó đôi khi không thể kiểm soát, nó khiến ta bột phát nói ra những lời vô lý gây tổn thương cho người thân và sau đó ta lại hối tiếc. Vậy thì cái vô thức đó từ đâu ra?

Mặc dù ý thức ta biết là ko nên đối xử với ng thân như vậy đấy, nhưng cái vô thức rất dễ lẫn át. Có vẻ nó mạnh hơn ý thức. Vậy thì sửa vấn đề này thế nào? Các bạn cho ý kiến lý giải giúp mình nhé.

Nhìn chung thì phần lớn là do ai cũng có cái tôi, bạn muốn được người yêu thương của mình đối xử với mình một cách đặc biệt hơn những người xa lạ, thành ra khi bạn buồn bực cũng vậy, bạn đặt lên họ sự kì vọng rằng họ sẽ trân trọng yêu thương bạn đáp ứng đúng sự kì vọng của bạn. Còn với người xa lạ, mình lại không có sự kì vọng tương tự như vậy.

Cái tôi.


Trước những người xã giao, bạn sẽ có xu hướng hạ cái tôi của bản thân xuống để lấy cảm tình với họ. 

Với người thân quen, cái tôi khiến bạn có yêu cầu người khác phải thế này thế kia vì họ hiểu bạn cơ mà.

Hạ cái tôi xuống.