Cách bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân qua một năm qua?

  1. Kỹ năng mềm

Em đang tập cách bước ra khỏi vùng an toàn của chính bản thân để học hỏi những điều mới lạ và bổ ích hơn tại nơi làm việc và trong cuộc sống. Nhưng sau một thời gian cố thích nghi, em lại bị chìm dắm trong sự sợ hãi, lo lắng để rồi cố chạy trốn nó. Vậy, không biết anh chị có thể chia sẻ cho em những trải nghiệm cũng như cách mà anh chị vượt qua những nõi sợ, chấp nhận và làm mới bản thân trong một năm qua được không ạ?

Từ khóa: 

the new me

,

phát triển bản thân

,

kỹ năng mềm

Bạn ở trong vùng an toàn đã cảm thấy nhàm chán chưa ?

Tưởng tượng vùng an toàn là ngôi nhà nhé. Bạn ở trong đó, bạn đang ngồi trong nhà một cách ung dung thoải mái, hay bạn có thể tung hoành trong ngôi nhà đó rồi ? Nó khác nhau đấy.

Cách mình đối mặt với nỗi sợ hãi là triệt tiêu cảm xúc. Khi chuyên nghiệp, con người ta phải bỏ cái tôi, những suy nghĩ cá nhân để có thể đạt được thành quả công việc chung. Nếu mình nghĩ quá nhiều về nó, rất có thể cảm xúc của mình sẽ mang đến những năng lượng tiêu cực ảnh hưởng tới tâm lý của mình. Nếu bạn phải đi làm trong một ngày mưa gió, hãy cầm ô và đi, đừng nghĩ tới những từ như "ngại" "nằm ngủ tiếp" "nghỉ một hôm có sao đâu". Hãy làm việc như một cái máy, rồi bạn sẽ bắt được nhịp công việc. Khi vượt qua được giai đoạn đầu đó, bạn sẽ tthấy được niềm vui khi đối mặt với thử thách.

Trả lời

Bạn ở trong vùng an toàn đã cảm thấy nhàm chán chưa ?

Tưởng tượng vùng an toàn là ngôi nhà nhé. Bạn ở trong đó, bạn đang ngồi trong nhà một cách ung dung thoải mái, hay bạn có thể tung hoành trong ngôi nhà đó rồi ? Nó khác nhau đấy.

Cách mình đối mặt với nỗi sợ hãi là triệt tiêu cảm xúc. Khi chuyên nghiệp, con người ta phải bỏ cái tôi, những suy nghĩ cá nhân để có thể đạt được thành quả công việc chung. Nếu mình nghĩ quá nhiều về nó, rất có thể cảm xúc của mình sẽ mang đến những năng lượng tiêu cực ảnh hưởng tới tâm lý của mình. Nếu bạn phải đi làm trong một ngày mưa gió, hãy cầm ô và đi, đừng nghĩ tới những từ như "ngại" "nằm ngủ tiếp" "nghỉ một hôm có sao đâu". Hãy làm việc như một cái máy, rồi bạn sẽ bắt được nhịp công việc. Khi vượt qua được giai đoạn đầu đó, bạn sẽ tthấy được niềm vui khi đối mặt với thử thách.

Việc bạn cảm thấy sợ hãi, lo lắng cũng là một phần dấu hiệu cho thấy bạn đã phần nào thành công với việc bước ra khỏi vùng an toàn của mình rồi. Nếu không phải vùng an toàn, thì sao bạn phải sợ hãi đúng không? Hãy tự khen bản thân về điều đó.

Bây giờ, mình nghĩ bạn có thể tiếp tục làm thêm một chuyện nữa là thay đổi cách bạn nhìn nhận những sợ hãi và lo lắng của bạn. Để bạn có thể kiểm soát các thể loại tâm lý này tốt hơn và khiến chúng trở thành bạn của bạn. Đừng cố trốn chạy tụi nó.

Giống như khi bạn tập thể dục hiệu quả thì việc ra mồ hôi là cần thiết. Khi bạn cảm thấy lo lắng hay sợ hãi khi đang phải đối mặt với thử thách, hãy hít thở đều, nhắm mắt và tự nói với bản thân rằng sợ hãi là đúng, lo lắng là tốt vì mọi thử thách thì đều cần phải có sự chuẩn bị kĩ càng, sau đó uống một cốc nước, từ từ bình tĩnh và suy nghĩ về các phương pháp để giải quyết thử thách đó.

À, hơn nữa, đừng quá nóng vội với việc ép buộc bản thân bước ra khỏi vùng an toàn, hãy để cho cơ thể bạn có thời gian thích nghi với không gian mới. Mọi sự thay đổi luôn cần thời gian.

Tuy mình không chắc là chia sẻ của mình nó đúng với bạn. Nhưng hi vọng nó có ích cho bạn.

Hi bạn, bạn có thể xác định giúp mình vùng an toàn của bạn là gì không? Ví dụ: vùng an toàn của mình là chỉ học tập, đi chơi xung quanh thành phố, nhà...

Đồng thời, mình còn thấy bạn gặp vấn đề với "nỗi sợ, lo lắng". Mình có thể hỏi nỗi sợ và lo lắng bạn đề cập ở đây là gì không?

Mong nhận phản hồi từ bạn và tụi mình có thể trao đổi thêm về vấn đề này vì đây cũng là chủ đề mình rất quan tâm. ^^

Mình có một bài viết về sự tự tin "Bí mật của sự tự tin" trên trang cá nhân. Bạn có thể tham khảo nhé