Vì sao những mục tiêu mình đặt (cho 1 năm) vào năm mới lại khó có thể hoàn thành vào cuối năm?

  1. Kỹ năng mềm

Vào mỗi đầu năm, em đều đặt mục tiêu mới nhưng nhận thấy khó đạt được vào cuối năm mà lí do không chỉ vì thiếu siêng năng. Em đặt câu hỏi vì khi có lý do mình sẽ dễ biết được giải pháp khắc phục ạ. Anh chị có thể cho em biết nguyên nhân của việc này được không ? Em cảm ơn ạ.
Từ khóa: 

mục tiêu

,

kỹ năng mềm

Không biết bạn có thể chia sẻ hình ảnh hoặc nội dung wishlist năm 2018 để mọi người cùng tham khảo và giúp bạn giải quyết vấn đề hông?

Nếu bạn tìm hiểu các cách quản lí thời gian (mình nghĩ đây cũng là một giải pháp giúp bạn hoàn thành tốt wishlist), cách phổ biến mà mọi người áp dụng là sơ đồ Eisenhower. (hình ảnh đính kèm) Mình nghĩ mình sẽ xếp wishlist vào mục "không khẩn cấp nhưng quan trọng". Đây là mục thường có những công việc cần hoàn thành nhưng cần nhiều thời gian. 

Đa số mọi người không hoàn thành wishlist vì mắc hai vấn đề: Không ghi cụ thể hạn chót để hoàn thành không chia nhỏ công việc nếu đó là mục tiêu lớn. 

Ví dụ: Mục tiêu của bạn là đạt IELTS 6.0 trong năm 2019. Như vậy, bạn cần chia nhỏ/ ghi cụ thể những công việc để có thể có IELTS 6.0.

Bước 1: Xác định tình trạng hiện tại và nêu mục tiêu nhỏ 
 Vd: Số điểm IELTS hiện tại là 4.5. Vậy muốn tăng thành 6.0 là còn cần 1.5d. IELTS có 4 kỹ năng nghe nói đọc viết, điều đó đồng nghĩa bạn phải 4 kĩ năng nghe nói đọc viết đạt 6.0.  
Mục tiêu nhỏ cần đạt: 4 kỹ năng đều đạt 6.0.
Bước 2: Lập lộ trình
Vd: IELTS cần các kỹ năng phối hợp với nhau nên mình bắt cặp kĩ năng nghe - nói, đọc - viết. 3 tháng đầu mình tập trung nâng cao nghe - nói, 3 tháng sau mình trau dồi đọc viết, 3 tháng tiếp mình nâng cao nghe - nói... 
Bước 3: Tạo thói quen
Học ngoại ngữ quan trọng là rèn luyện mỗi ngày. Vì vậy, mình cố sắp xếp mỗi ngày dành 30p để học. Mình sử dụng các công cụ hỗ trợ như đồng hồ báo thức để nhắc thời gian học. Mình chọn học tối vì đó là thời gian rảnh và phù hợp giữ nhịp liên tục cho việc học này. 
Bước 4: Tổng kết kết quả cuối tháng và đánh giá tiến độ wishlist
Cuối tháng, mình sẽ nhìn lại kết quả và đánh giá đã đạt bao nhiêu % khi mình đề ra để tự điều chỉnh tăng tốc/ giữ vững nhịp hiện tại. 

Trên đây là chia sẻ của mình. Mình nghĩ mấu chốt của wishlist là càng cụ thể lộ trình cho mục tiêu thì càng nhanh chóng đạt được mục tiêu sớm. 

Mong nhận những đóng góp và "cao kiến" từ nhiều bạn khác để mọi người có thể cùng học hỏi. ^^ 

 

Eisenhower
Trả lời

Không biết bạn có thể chia sẻ hình ảnh hoặc nội dung wishlist năm 2018 để mọi người cùng tham khảo và giúp bạn giải quyết vấn đề hông?

Nếu bạn tìm hiểu các cách quản lí thời gian (mình nghĩ đây cũng là một giải pháp giúp bạn hoàn thành tốt wishlist), cách phổ biến mà mọi người áp dụng là sơ đồ Eisenhower. (hình ảnh đính kèm) Mình nghĩ mình sẽ xếp wishlist vào mục "không khẩn cấp nhưng quan trọng". Đây là mục thường có những công việc cần hoàn thành nhưng cần nhiều thời gian. 

Đa số mọi người không hoàn thành wishlist vì mắc hai vấn đề: Không ghi cụ thể hạn chót để hoàn thành không chia nhỏ công việc nếu đó là mục tiêu lớn. 

Ví dụ: Mục tiêu của bạn là đạt IELTS 6.0 trong năm 2019. Như vậy, bạn cần chia nhỏ/ ghi cụ thể những công việc để có thể có IELTS 6.0.

Bước 1: Xác định tình trạng hiện tại và nêu mục tiêu nhỏ 
 Vd: Số điểm IELTS hiện tại là 4.5. Vậy muốn tăng thành 6.0 là còn cần 1.5d. IELTS có 4 kỹ năng nghe nói đọc viết, điều đó đồng nghĩa bạn phải 4 kĩ năng nghe nói đọc viết đạt 6.0.  
Mục tiêu nhỏ cần đạt: 4 kỹ năng đều đạt 6.0.
Bước 2: Lập lộ trình
Vd: IELTS cần các kỹ năng phối hợp với nhau nên mình bắt cặp kĩ năng nghe - nói, đọc - viết. 3 tháng đầu mình tập trung nâng cao nghe - nói, 3 tháng sau mình trau dồi đọc viết, 3 tháng tiếp mình nâng cao nghe - nói... 
Bước 3: Tạo thói quen
Học ngoại ngữ quan trọng là rèn luyện mỗi ngày. Vì vậy, mình cố sắp xếp mỗi ngày dành 30p để học. Mình sử dụng các công cụ hỗ trợ như đồng hồ báo thức để nhắc thời gian học. Mình chọn học tối vì đó là thời gian rảnh và phù hợp giữ nhịp liên tục cho việc học này. 
Bước 4: Tổng kết kết quả cuối tháng và đánh giá tiến độ wishlist
Cuối tháng, mình sẽ nhìn lại kết quả và đánh giá đã đạt bao nhiêu % khi mình đề ra để tự điều chỉnh tăng tốc/ giữ vững nhịp hiện tại. 

Trên đây là chia sẻ của mình. Mình nghĩ mấu chốt của wishlist là càng cụ thể lộ trình cho mục tiêu thì càng nhanh chóng đạt được mục tiêu sớm. 

Mong nhận những đóng góp và "cao kiến" từ nhiều bạn khác để mọi người có thể cùng học hỏi. ^^ 

 

Eisenhower

Thời gian đặt ra mục tiêu quá dài mà tính chủ quan của con người là cố hữu. Thay vì đặt mục tiêu cho cả năm là mục tiêu lớn thì hãy tập xé nhỏ cái mục tiêu lớn đó ra thành mục tiêu vừa dành cho mỗi tháng, rồi đem mục tiêu vừa của mỗi tháng chia nhỏ ra thành mục tiêu hàng tuần phải đạt được. Đặt mục tiêu quá dài thì sẽ xảy ra vấn đề là có hứng thực hiện mục tiêu được vài bữa rồi kêu mục tiêu đặt ra cả năm còn dài lo chi và thế này là năm này trôi qua năm khác lại tới mục tiêu thì nằm đó thành quả thì không thấy đâu.