Những kiến thức mà sinh viên được trang bị khi theo học ngành văn học tại trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn là gì ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Văn học là một trong những ngành học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nhằm đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực khối ngành văn hóa, xã hội cho đất nước. Sinh viên tốt nghiệp ngành Văn học tại Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn được trang bị: - Những kiến thức nền tảng về văn học Việt Nam trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc, về các nền văn học tiêu biểu các nước có quan hệ chặt chẽ với văn học Việt Nam (Nga, Pháp, Nhật, Trung Quốc…) nhằm đáp ứng được các yêu cầu về giảng dạy, nghiên cứu văn học cũng như các hoạt động khác gắn với văn chương. - Những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học, về tiếng Việt và các quy tắc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt đúng văn pháp trong các hoạt động nói, viết, truyền đạt, giảng dạy và nghiên cứu. - Các kỹ năng cảm thụ, phân tích, đánh giá, thẩm bình các hiện tượng văn học, đồng thời nắm được công nghệ dạy học nói chung và dạy ngữ văn ở trường phổ thông nói riêng. - Những kiến thức thiết yếu về báo chí và truyền thông… để có thể đảm nhiệm vai trò phóng viên, biên tập viên các tòa soạn báo, đài… - Những kiến thức về công tác văn phòng cũng như nghiệp vụ hành chính để phụ trách những công việc có liên quan ở các cơ quan hành chính sự nghiệp.
Trả lời
Văn học là một trong những ngành học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nhằm đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực khối ngành văn hóa, xã hội cho đất nước. Sinh viên tốt nghiệp ngành Văn học tại Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn được trang bị: - Những kiến thức nền tảng về văn học Việt Nam trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc, về các nền văn học tiêu biểu các nước có quan hệ chặt chẽ với văn học Việt Nam (Nga, Pháp, Nhật, Trung Quốc…) nhằm đáp ứng được các yêu cầu về giảng dạy, nghiên cứu văn học cũng như các hoạt động khác gắn với văn chương. - Những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học, về tiếng Việt và các quy tắc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt đúng văn pháp trong các hoạt động nói, viết, truyền đạt, giảng dạy và nghiên cứu. - Các kỹ năng cảm thụ, phân tích, đánh giá, thẩm bình các hiện tượng văn học, đồng thời nắm được công nghệ dạy học nói chung và dạy ngữ văn ở trường phổ thông nói riêng. - Những kiến thức thiết yếu về báo chí và truyền thông… để có thể đảm nhiệm vai trò phóng viên, biên tập viên các tòa soạn báo, đài… - Những kiến thức về công tác văn phòng cũng như nghiệp vụ hành chính để phụ trách những công việc có liên quan ở các cơ quan hành chính sự nghiệp.