Những người hay ‘xê dịch’ luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao?

  1. Phong cách sống

Có phải những người hay ‘xê dịch’ luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn những người không thường xuyên làm điều này?

Những lý do mà mình đọc được về việc này có thể thấy là:

  • Một người thường xuyên đi du lịch thì kỹ năng giao tiếp của họ là rất tốt, bởi họ có cơ hội tiếp xúc với những nền văn hóa cũng như nhiều người bản địa khác nhau.
  • Một người từng có thời gian làm việc hay đi du lịch ở nước ngoài thì chắc chắn bạn sẽ có cái nhìn toàn diện hơn trong mọi vấn đề.
  • Người thường xuyên đi du lịch thì sẽ rất giỏi trong việc lên kế hoạch cho những chuyến đi, biết cách quản lý thời gian. Do đó, họ cũng sẽ rất giỏi trong thiết lập mục tiêu công việc.
  • Người hay đi du lịch không ngại học hỏi những ngôn ngữ mới, đặc biệt là ngôn ngữ của các quốc gia mà họ có ý định đến tham quan. Chính vì vậy, họ chính là những ứng cử viên sáng giá nếu công ty có khách hàng quốc tế.
  • Những người thích “xê dịch” thường xuyên phải đối mặt với những tình huống căng thẳng mà họ không thể nào lường trước được, cũng như trong công việc, họ cũng sẽ áp dụng tốt nhất những trải nghiệm mà họ chỉ có thể “tự thân vận động” để giải quyết vấn đề.
  • Người thường hay đi du lịch sẽ trau dồi được kỹ năng làm việc nhóm, biết đặt lợi ích của mọi người lên trên và phải biết cân bằng giữa quyền lợi cá nhân và quyền lợi của nhóm.
  • Người hay đi du lịch thường xuyên phải đưa ra các quyết định quan trọng trong khoảng thời gian ngắn ngay trên đường đi. Và đó cũng chính là những kỹ năng mà họ sẽ mang đến nơi làm việc.
  • Người thường xuyên đi du lịch sẽ luôn bình tĩnh và luôn đưa ra những giải pháp hợp lý để có thể “sống sót” sau những sai lầm tai hại.
  • Những người thường xuyên đi du lịch, đặc biệt là đi phượt có sức khỏe rất tốt. Và họ sẽ biết tự lên kế hoạch để quản lý công việc cũng như lường trước được những rủi ro có thể xảy ra trong công việc.
  • Tò mò là một trong những tính cách có ở phần lớn những người yêu “xê dịch”, đây cũng chính là động lực thúc đẩy họ có nhiều sáng tạo trong công việc.

Bạn có nghĩ với những ưu điểm và lợi thế như trên, thường xuyên "xê dịch" sẽ giúp nhanh chóng lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng? Và liệu rằng, một người thường xuyên du lịch như vậy có khả năng sẽ đi du lịch 1 năm 2 lần, mỗi lần 6 tháng không? Các nhà tuyển dụng liệu có lo lắng về điều này không? :D

Từ khóa: 

xê dịch

,

nhà tuyển dụng

,

phong cách sống

Em thì không bao giờ đánh giá ứng viên dựa trên việc bạn có đi du lịch nhiều hay ít vì những điều trên là không chắc chắn

  • Đi du lịch nhiều thì kỹ năng giao tiếp tăng: => nhiều bạn đi du lịch kiểu một mình, không muốn giao lưu trò chuyện với người bản địa hoặc người mới
  • Một bạn thường xuyên đi sự kiện, công việc phải deal với nhiều phòng ban, đối tác, đồng nghiệp (mà không có thời gian đi du lịch) thì kỹ năng giao tiếp cũng tăng vậy

Tương tự với những skill khác. Nên khi phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ hỏi những câu hỏi thể hiện rõ và chính xác nhất những kỹ năng đó

  • Kỹ năng làm việc nhóm: bạn đang làm việc trong nhóm bao nhiêu người, có những challenge gì mà team đã cùng vượt qua, đóng góp của bạn trong những thành tự đó

Các câu hỏi về sở thích cá nhân như du lịch có thể vận dụng trong những trường hợp sau:

  • Check xem ứng viên có thành thật không: bạn nói bạn thích đi du lịch: bạn đã đi những đâu, ở đó có địa danh gì, lịch trình đi như thế nào. Nếu ứng viên không trả lời trôi chảy và tự nhiên thì có vẻ như bạn ý chưa thành thật lắm
  • Double check lại những thông tin bạn đưa ra: bạn nói bạn là người ưa mạo hiểm, thích khám phá những cái mới, trải nghiệm mới nhưng cuối tuần hay thời gian rảnh lại thích ở nhà ngủ nướng và xem phim.

Thời gian đi du lịch lâu nhất mà em biết là khoảng 1 tháng của một ứng viên C-level đây được coi như một ngoại lệ đặc biệt cho chị ý tại vị trí đó. Còn du lịch 6 tháng thì các bạn phải nghỉ việc và sau này tìm lại công việc mới thôi.

Trả lời

Em thì không bao giờ đánh giá ứng viên dựa trên việc bạn có đi du lịch nhiều hay ít vì những điều trên là không chắc chắn

  • Đi du lịch nhiều thì kỹ năng giao tiếp tăng: => nhiều bạn đi du lịch kiểu một mình, không muốn giao lưu trò chuyện với người bản địa hoặc người mới
  • Một bạn thường xuyên đi sự kiện, công việc phải deal với nhiều phòng ban, đối tác, đồng nghiệp (mà không có thời gian đi du lịch) thì kỹ năng giao tiếp cũng tăng vậy

Tương tự với những skill khác. Nên khi phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ hỏi những câu hỏi thể hiện rõ và chính xác nhất những kỹ năng đó

  • Kỹ năng làm việc nhóm: bạn đang làm việc trong nhóm bao nhiêu người, có những challenge gì mà team đã cùng vượt qua, đóng góp của bạn trong những thành tự đó

Các câu hỏi về sở thích cá nhân như du lịch có thể vận dụng trong những trường hợp sau:

  • Check xem ứng viên có thành thật không: bạn nói bạn thích đi du lịch: bạn đã đi những đâu, ở đó có địa danh gì, lịch trình đi như thế nào. Nếu ứng viên không trả lời trôi chảy và tự nhiên thì có vẻ như bạn ý chưa thành thật lắm
  • Double check lại những thông tin bạn đưa ra: bạn nói bạn là người ưa mạo hiểm, thích khám phá những cái mới, trải nghiệm mới nhưng cuối tuần hay thời gian rảnh lại thích ở nhà ngủ nướng và xem phim.

Thời gian đi du lịch lâu nhất mà em biết là khoảng 1 tháng của một ứng viên C-level đây được coi như một ngoại lệ đặc biệt cho chị ý tại vị trí đó. Còn du lịch 6 tháng thì các bạn phải nghỉ việc và sau này tìm lại công việc mới thôi.

Mình nghĩ tuỳ vị trí thì cần các kỹ năng, tính cách khác nhau. Người thích xê dịch thì có khả năng học cái mới tốt nhưng cũng hay thay đổi nên sẽ phù hợp với một số việc mới, trong giai đoạn mới.
Cá nhân mình không đánh giá cao người hay xê dịch. Mình đánh giá cao những người có khả năng tự thay đổi mỗi ngày mà không phụ thuộc vào môi trường, hoàn cảnh.