Những sự thật về tâm lý đỉnh nhất mà bạn biết là gì?

  1. Tâm lý học

Một số điều mà mình biết:

1. Nếu bạn mắc vệ sinh lắm rồi và không thể nào nhịn được nữa thì hãy nghĩ về mấy thứ người nhớn đi, điều đấy giải tỏa bớt “áp lực nước” ở một mức độ nào đấy á

2. Nghiêng đầu khi ngước lên hoặc khi đang trò chuyện giúp bạn trông quyến rũ và cuốn hút hơn.

Xin đóng góp thêm của các bạn ạ.

Từ khóa: 

tâm lý học

Câu hỏi được gộp với Tâm lý học tội phạm FBI?

Hiệu ứng ám ảnh mất mát, các app đang dùng đòn tâm lý này để moi tiền chúng ta.
Nhiều app như Youtube và Spotify luôn có những dịch vụ cho user dùng thử premium trong 1 khoảng thời gian nhất định. Tại sao lại vậy?
Thử tưởng tượng nhé:
Bạn đang lắng nghe list nhạc yêu thích của mình trên Spotify khi đang làm việc. Bạn đã làm một lèo trong nửa tiếng rồi đó. Bạn đang hoàn toàn tập trung cao độ.
Bỗng nhiên một đoạn quảng cáo phiền phức của Spotify premium vang lên, ngay giữa lúc bạn đang thưởng thức list nhạc, và nó hoàn toàn phá hỏng sự tập trung liền mạch này.
Đoạn quảng cáo ấy mời bạn dùng thử Spotify premium 3 tháng đấy.
Chuyển bài hát không giới hạn, được tải nhạc về và quyền lợi tuyệt vời nhất: KHÔNG CÓ QUẢNG CÁO.
Quả cuối đúng kiểu hấp dẫn luôn. Cho tới thời điểm này thì bấy lâu nay bạn đã phải chịu đựng đống quảng cáo khó chịu ấy rồi. Nó cũng không hẳn là vấn đề quá khó chịu và bạn cũng quen với chuyện đấy luôn rồi, nhưng rõ ràng có hẳn 3 tháng không phải gặp quảng cáo thì sướng thật.
Bạn không thực sự cần gói premium đó, nhưng mà được miễn phí mà? Mình có thể hủy đăng ký trước ngày hết hạn dùng thử.
Vậy là bạn đăng ký dùng thử miễn phí.
Và trong suốt 3 tháng tiếp theo, bạn tha hồ thưởng thức những bản nhạc chất lượng hoành tráng lại còn tải về máy được, cũng như thoải mái chuyển bài và CHẲNG CÓ QUẢNG CÁO xuất hiện để phá đám lúc tập trung của mình.
Sướng quá.
Đời tuyệt vời quá.
Nhưng thời gian dùng thử sắp đến hạn rồi.
Ôi không! Bạn không thể sống mà thiếu những bản nhạc không quảng cáo mà mình đã tải! Bạn không thể chịu nổi khi về lại những ngày tháng không thể nghe đúng bản nhạc mình muốn! Hay phải nghe đống quảng cáo phiền phức kia!
Bạn làm gì bây giờ?
Bạn đầu hàng.
Bạn mở ví đóng phí hàng tháng và làm mới lượt đăng ký gói Premium.
Và rồi phòng Marketing của Spotify reo hò mừng rỡ khi số thành viên của gói premium lại tăng thêm một con số.
Bạn đã sa lưới vào cái mánh tâm lý cực kỳ hiệu quả này.
Hiệu ứng ám ảnh mất mát.
Nó đánh vào cái thực tế này nè:
BẠN LO SỢ ĐÁNH MẤT NHỮNG GÌ MÌNH ĐANG SỞ HỮU HƠN LÀ VIỆC KHÔNG LẤY ĐƯỢC THỨ MÌNH KHÔNG CÓ.
Bạn đã có thể sống tốt mà không cần Spotify premium TRƯỚC CÁI LÚC bạn dùng thử. Nhưng một khi đã trải nghiệm rồi, bạn không muốn thiếu nó chút nào.
Mánh khóe này hiện hữu ở mọi nơi, từ những công ty mời gọi gói dùng thử miễn phí cho đến chuyện phạt con của những bậc làm cha làm mẹ.
Việc đe dọa LẤY ĐI thứ gì đấy của của con đã được chứng minh là hiệu quả hơn hẳn là mình không ĐƯA thứ gì đấy cho chúng.
Vậy nên mình có một mẹo muốn mách khéo đến các phụ huynh. Thay vì hứa tặng laptop, điện thoại mới để nó được làm điều gì đó thì hãy cho nó thử trước rồi lại dọa lấy nó đi nếu chúng không làm chuyện mình bảo. Như thế nó sẽ sợ hơn rất nhiều.
Và lần tiếp theo bạn thấy lời mời dùng thử sản phẩm miễn phí nào, hãy nhớ rằng họ cũng đang xài chiêu cũ với bạn đấy.
Trả lời
Hiệu ứng ám ảnh mất mát, các app đang dùng đòn tâm lý này để moi tiền chúng ta.
Nhiều app như Youtube và Spotify luôn có những dịch vụ cho user dùng thử premium trong 1 khoảng thời gian nhất định. Tại sao lại vậy?
Thử tưởng tượng nhé:
Bạn đang lắng nghe list nhạc yêu thích của mình trên Spotify khi đang làm việc. Bạn đã làm một lèo trong nửa tiếng rồi đó. Bạn đang hoàn toàn tập trung cao độ.
Bỗng nhiên một đoạn quảng cáo phiền phức của Spotify premium vang lên, ngay giữa lúc bạn đang thưởng thức list nhạc, và nó hoàn toàn phá hỏng sự tập trung liền mạch này.
Đoạn quảng cáo ấy mời bạn dùng thử Spotify premium 3 tháng đấy.
Chuyển bài hát không giới hạn, được tải nhạc về và quyền lợi tuyệt vời nhất: KHÔNG CÓ QUẢNG CÁO.
Quả cuối đúng kiểu hấp dẫn luôn. Cho tới thời điểm này thì bấy lâu nay bạn đã phải chịu đựng đống quảng cáo khó chịu ấy rồi. Nó cũng không hẳn là vấn đề quá khó chịu và bạn cũng quen với chuyện đấy luôn rồi, nhưng rõ ràng có hẳn 3 tháng không phải gặp quảng cáo thì sướng thật.
Bạn không thực sự cần gói premium đó, nhưng mà được miễn phí mà? Mình có thể hủy đăng ký trước ngày hết hạn dùng thử.
Vậy là bạn đăng ký dùng thử miễn phí.
Và trong suốt 3 tháng tiếp theo, bạn tha hồ thưởng thức những bản nhạc chất lượng hoành tráng lại còn tải về máy được, cũng như thoải mái chuyển bài và CHẲNG CÓ QUẢNG CÁO xuất hiện để phá đám lúc tập trung của mình.
Sướng quá.
Đời tuyệt vời quá.
Nhưng thời gian dùng thử sắp đến hạn rồi.
Ôi không! Bạn không thể sống mà thiếu những bản nhạc không quảng cáo mà mình đã tải! Bạn không thể chịu nổi khi về lại những ngày tháng không thể nghe đúng bản nhạc mình muốn! Hay phải nghe đống quảng cáo phiền phức kia!
Bạn làm gì bây giờ?
Bạn đầu hàng.
Bạn mở ví đóng phí hàng tháng và làm mới lượt đăng ký gói Premium.
Và rồi phòng Marketing của Spotify reo hò mừng rỡ khi số thành viên của gói premium lại tăng thêm một con số.
Bạn đã sa lưới vào cái mánh tâm lý cực kỳ hiệu quả này.
Hiệu ứng ám ảnh mất mát.
Nó đánh vào cái thực tế này nè:
BẠN LO SỢ ĐÁNH MẤT NHỮNG GÌ MÌNH ĐANG SỞ HỮU HƠN LÀ VIỆC KHÔNG LẤY ĐƯỢC THỨ MÌNH KHÔNG CÓ.
Bạn đã có thể sống tốt mà không cần Spotify premium TRƯỚC CÁI LÚC bạn dùng thử. Nhưng một khi đã trải nghiệm rồi, bạn không muốn thiếu nó chút nào.
Mánh khóe này hiện hữu ở mọi nơi, từ những công ty mời gọi gói dùng thử miễn phí cho đến chuyện phạt con của những bậc làm cha làm mẹ.
Việc đe dọa LẤY ĐI thứ gì đấy của của con đã được chứng minh là hiệu quả hơn hẳn là mình không ĐƯA thứ gì đấy cho chúng.
Vậy nên mình có một mẹo muốn mách khéo đến các phụ huynh. Thay vì hứa tặng laptop, điện thoại mới để nó được làm điều gì đó thì hãy cho nó thử trước rồi lại dọa lấy nó đi nếu chúng không làm chuyện mình bảo. Như thế nó sẽ sợ hơn rất nhiều.
Và lần tiếp theo bạn thấy lời mời dùng thử sản phẩm miễn phí nào, hãy nhớ rằng họ cũng đang xài chiêu cũ với bạn đấy.
Năm đó anh ta nhảy xuống sông và túm được thứ gì đó nhưng nghĩ là rong rêu nên đã thả ra. Thứ anh ta nắm được năm đó có lẽ chính là tóc của cô gái đã chết, vì người đàn ông câu cá trả lời rằng hồ này chưa từng có rong rêu.
Có thể cứu được nhưng lại bỏ qua, anh ta hối hận vì vậy nhảy xuống sông tự tử
Bạn càng hiểu biết nhiều thì càng ít người hiểu được bạn.
Không ai bận rộn quá mức,chỉ là bạn có thuộc vào diện ưu tiên của họ không thôi.
Nếu độc thân không mang lại hạnh phúc thì rất khó khi kết hôn.
Những người thích ngồi gần cửa sổ phương tiện giao thông thường thích du lịch một mình.
Người thông minh luôn tránh xung đột.
Tâm trí sẽ cảm nhận được khi ai đó theo dõi bạn,ngay khi bạn đang ngủ.
........
Đừng bao giờ nói hết những mục tiêu của bạn cho bất kỳ ai. Bởi làm vậy sẽ thỏa mãn não bộ về mặt hóa học và như thế cũng tương tự như bạn đã hoàn thành các mục tiêu đó rồi.

Một mẹo tâm lý học cực hay các bạn nên biết:

Bộ não không thể chìm vào giấc ngủ khi chúng ta đi ngủ với nỗi canh cánh rằng vẫn còn một số vấn đề khó giải quyết hoặc chưa được giải quyết được lưu trữ trong bộ não của chúng ta. Bây giờ bạn đã được nghỉ ngơi sau các hoạt động hàng ngày, phần tiềm thức của bộ não sẽ tiếp quản để cố gắng giải quyết những suy nghĩ 'cứng đầu' này. Hầu hết thời gian, những suy nghĩ ‘cứng đầu’ có thể tước đi giấc ngủ ngọt ngào của bạn và có thể khiến bạn phát ốm nếu không được giải quyết. Nếu bạn không thể dừng dòng suy nghĩ của mình vào ban đêm, chỉ cần đứng dậy và viết chúng vào một cuốn sổ. Điều này sẽ giúp đầu óc bạn thoải mái và giải phóng trí não để bạn có thể đi ngủ.

Tâm lý học khác nhau trong cách giao tiếp giữa nam và nữ:

Khi phụ nữ nói chuyện với nhau, sẽ nhìn như thế này
https://cdn.noron.vn/2022/11/23/make-new-friends-1540976957571158903796-15409769809331707714218-1669177289.png
Đây được gọi là ánh mắt mỏ neo. Cả 2 quay người vào nhau và duy trì eye contact. Điều này được lý giải bởi vì từ xưa đến nay phụ nữ phải nhìn mặt con của mình, nói chuyện với đứa trẻ, giáo dục, khiển trách nó, tất cả đều được thực hiện khi đang mặt đối mặt.
Đàn ông lại nói chuyện với nhau kiểu khác.
https://cdn.noron.vn/2022/11/23/conversation-1669177503.jpg
2 người con trai ngồi cạnh nhau, và nếu một người nhìn người kia, thì người kia sẽ nhìn ra chỗ khác. Lý giải vì từ hàng ngàn năm trước, đàn ông phải đứng chờ cạnh nhau tương tự để tìm kiếm con mồi.
Vậy nên có một bài học rút ra.
Nếu 1 người đàn ông và 1 người phụ nữ giao tiếp với nhau, thì vị trí nên là:
  1. Nếu người phụ nữ muốn một điều gì đó từ đàn ông: ngồi cạnh nhau.
  2. Nếu người đàn ông muốn một điều gì đó từ phụ nữ: ngồi đối mặt.
Mẹo này sẽ mang kết quả của cuộc trò chuyện tốt hơn.
1. Khi được đề nghị viết gì đó bằng một cây bút mới, khả năng rất cao mọi người sẽ viết tên họ.
2. Viết ra những ý nghĩ tiêu cực và ném nó vào trong sọt rác sẽ cải thiện tâm trạng của mình đấy.
3. Người viết chữ xấu đa phần đều sáng tạo hơn người viết chữ đẹp
Bởi vì lúc người con trai nhảy xuống cứu cô gái, anh ta đã túm được tóc của cô gái. Nhưng lại nghĩ là rong rêu và đã buông tay.
Nhưng mà anh ta không phân biệt được đâu là tóc và đâu là rong. Nếu anh ta cố gắng nắm thêm sẽ thấy được cô gái đó đang giãy giụa và có thể cứu cô.
Cũng có thể 3 năm đó, anh trai đã bị ám ảnh bởi tâm lý không cứu được cô gái, nên mới sống trong đó 3 năm. Và đã day dứt 3 năm vì mình đã không cố găngz hết sức để cứu cô gái đó.
Khi anh trai nhảy sông, đó là sự giải thoát về tâm hồn. Nhiều khi có thể anh ấy không chết vì được cứu. Nhưng ít nhất anh ấy đã có sự giãy thoát trong tâm hồn. Và anh ấy sẽ có được cuộc sống tốt trong tâm hồn nếu anh ấy được cứu.

Bạn để bài này sang dạng câu hỏi để được xét duyệt nhé

Đây là một vài mẹo tâm lý mà mình sử dụng khi giải quyết các tình huống căng thẳng với khách hàng. Bạn cũng có thể áp dụng nó đối với người thân trong gia đình, bạn bè hoặc đối tác khách hàng.
Đừng nói “Xin lỗi”, thay vào đó hãy nói “Cảm ơn”.
Khoảnh khắc bạn nói câu “Tôi xin lỗi”, bạn đã ngầm thừa nhận sự thật rằng bạn đã làm sai và đó là lỗi của bạn. Bạn chỉ tập trung vào những câu nói xoay quanh bản thân mình nên bạn trở thành người gánh hoàn toàn trách nhiệm cho việc này. Khi biết bạn đã làm sai, nhiều người sẽ cảm thấy việc giận dữ đối với bạn là điều hoàn toàn hợp lý. 
Thay vì nói “Xin lỗi”, nếu bạn nói “Cảm ơn” thì nhân vật trung tâm của câu chuyện sẽ tập trung vào người khác thay vì bạn. Bạn chỉ cần khen ngợi và biết ơn họ. Biết ơn vì họ cao thượng, vì họ kiên nhẫn, vì họ đã cảm thông,.. “Cảm ơn” chính là câu nói giúp giải quyết nhiều tình huống căng thẳng.
“Cảm ơn anh/chị vì đã kiên nhẫn đợi tôi”
“Cảm ơn anh/chị vì đã thông cảm cho tôi”
“Cảm ơn bạn đã giúp đỡ tôi nhiệt tình”
https://cdn.noron.vn/2023/01/03/816329956339172606857464408605005301415936n-1672736319.jpg