Những vấn đề liên quan đến sự khác biệt về cái kết của truyện Tấm Cám trong 2 bộ SGK Ngữ Văn 10 cơ bản và nâng cao?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Năm 2006, khi đổi mới chương trình - SGK phổ thông, ở cấp THPT tồn tại 2 loại sách trong bộ SGK: một bộ phục vụ chương trình chuẩn, một cho nâng cao. Tư tưởng chỉ đạo để thực hiện 2 bộ sách này là “chương trình nâng cao phải dựa vào chương trình chuẩn”. Nghĩa là giữa chúng - theo quy định của Bộ GD-ĐT - phải “thống nhất về quan điểm xây dựng chương trình, về văn bản và về quan điểm chung nội dung giảng dạy”. Tuy nhiên, quan điểm này dường như đã không được áp dụng một cách toàn vẹn trong SGK Ngữ văn lớp 10 hiện hành, cụ thể là cùng một tác phẩm Tấm Cám nhưng lại có 2 cái kết không giống nhau. Trong bộ sách chuẩn, đoạn kết truyện Tấm Cám dựa theo Nguyễn Đổng Chi, có nội dung: “Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu giội nước sôi vào hố. Cám chết...”. Trong khi đó ở sách nâng cao, dựa theo Chu Xuân Diên - Lê Chí Quế, lại viết: “Theo lời chỉ bảo của Tấm, Cám sai đào một hố thật sâu và xuống ngồi dưới, rồi gọi người đem nước sôi giội xuống hố. Cám chết còng queo”. Một giáo viên dạy văn Trường THPT Phạm Hồng Thái - Hà Nội nhận xét: “Từ sự không thống nhất văn bản như vậy rõ ràng sẽ có 2 đánh giá khác nhau về tính cách Tấm. Cô Tấm ở sách chuẩn do hoàn toàn chủ động trong việc trả thù Cám nên sẽ khác với cô Tấm ở sách nâng cao, cái chết của Cám không phải là sự trả thù mà là biểu hiện cho cái ác bị trừng trị. Cám vì tham lam nên đã chủ động sai người giội nước sôi”... Cũng theo giáo viên này, trong cùng một thế hệ học sinh, cô Tấm theo chương trình chuẩn sẽ được người dạy, người học đánh giá là hơi ác - chí ít là qua cách trả thù. Còn cô Tấm theo chương trình nâng cao thì nhân hậu hơn. Giáo viên này nói: “Một tác phẩm đưa vào chương trình mà không thống nhất như vậy thì chúng tôi cảm thấy rất lúng túng”. Truyện dân gian thường có nhiều dị bản. Lời kể có chi tiết Tấm dội nước sôi giết Cám rồi làm mắm, gửi cho mẹ Cám cũng chỉ là một dị bản thôi. Hội đồng thẩm định SGK nhận thấy dị bản mà Giáo sư Chu Xuân Diên chép có cái kết chừng mực, phù hợp với yêu cầu giáo dục hơn, nên đã quyết định chọn dị bản đó để đưa vào giảng dạy. Tuy nhiên, sau khi bộ SGK Ngữ văn 10 theo chương trình chuẩn in ra thì chúng tôi mới phát hiện là tác giả của bộ sách không làm đúng yêu cầu của Hội đồng thẩm định, đã lấy dị bản khác, còn sách nâng cao thì vẫn lấy dị bản của Giáo sư Chu Xuân Diên. Như vậy là, có 2 dị bản khác nhau được đưa vào SGK Ngữ văn lớp 10. Sau khi phát hiện, tôi đã trao đổi ngay với Tổng chủ biên và phản ánh điều này với NXB Giáo dục. Nhưng cho đến nay, sách vẫn chưa được sửa”. Trong đề tài nghiên cứu mang tên “Về cái chết của mẹ con người dì ghẻ trong truyện Tấm Cám”, Giáo sư Chu Xuân Diên cho rằng: “Truyện Tấm Cám là một truyện cổ tích. Tính chất cổ xưa của truyện Tấm Cám không chỉ do đề tài, cốt truyện và các mô típ của nó có nguồn gốc từ những thực tại và quan niệm về thực tại của con người từ "ngày xửa ngày xưa" chứ không phải là sự phản ánh trực tiếp các sự kiện lịch sử - xã hội của các thời kỳ lịch sử sau này và quan niệm của con người thuộc các thời kỳ lịch sử sau này về những sự kiện ấy”. Ông diễn giải: “Tính cổ xưa của truyện cổ tích còn thể hiện ở chỗ những hành động và đặc điểm tính cách của nhân vật trong truyện cổ tích nếu đối với người "ngày xửa ngày xưa" là hợp lý, thì đối với người hiện nay là vô lý. Khi truyện cổ tích mở đầu rằng "Ngày xửa, ngày xưa...", thì chính là đã chuẩn bị cho người nghe một tâm thế phù hợp để bước vào cái thế giới của những điều vô lý đầy sức hấp dẫn ấy”. Nhà nghiên cứu văn học dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (khoa Văn học - Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội), nhận định: “Tác giả SGK không được phép tự ý sửa chữa văn bản. Phải trích dẫn cụ thể một dị bản đã được ghi và lưu truyền”. “Đẽo cày giữa đường thì không phải là SGK, không phải cứ sợ học sinh không hiểu hoặc sửa theo hướng xấu mà tự ý sửa chữa tác phẩm văn học” Theo ý kiến cá nhân, một tác phẩm dân gian chắc chắn sẽ có rất nhiều dị bản và chúng ta cần tôn trọng nó. Việc quan trọng nhất ở đây chính là việc tiếp cận chúng sao cho đúng. Trong quá trình giảng dạy,giáo viên không nên áp đặt học sinh hiểu theo một cách mà hãy để các em có quyền tư duy, thể hiện quan điểm của mình.
Trả lời
Năm 2006, khi đổi mới chương trình - SGK phổ thông, ở cấp THPT tồn tại 2 loại sách trong bộ SGK: một bộ phục vụ chương trình chuẩn, một cho nâng cao. Tư tưởng chỉ đạo để thực hiện 2 bộ sách này là “chương trình nâng cao phải dựa vào chương trình chuẩn”. Nghĩa là giữa chúng - theo quy định của Bộ GD-ĐT - phải “thống nhất về quan điểm xây dựng chương trình, về văn bản và về quan điểm chung nội dung giảng dạy”. Tuy nhiên, quan điểm này dường như đã không được áp dụng một cách toàn vẹn trong SGK Ngữ văn lớp 10 hiện hành, cụ thể là cùng một tác phẩm Tấm Cám nhưng lại có 2 cái kết không giống nhau. Trong bộ sách chuẩn, đoạn kết truyện Tấm Cám dựa theo Nguyễn Đổng Chi, có nội dung: “Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu giội nước sôi vào hố. Cám chết...”. Trong khi đó ở sách nâng cao, dựa theo Chu Xuân Diên - Lê Chí Quế, lại viết: “Theo lời chỉ bảo của Tấm, Cám sai đào một hố thật sâu và xuống ngồi dưới, rồi gọi người đem nước sôi giội xuống hố. Cám chết còng queo”. Một giáo viên dạy văn Trường THPT Phạm Hồng Thái - Hà Nội nhận xét: “Từ sự không thống nhất văn bản như vậy rõ ràng sẽ có 2 đánh giá khác nhau về tính cách Tấm. Cô Tấm ở sách chuẩn do hoàn toàn chủ động trong việc trả thù Cám nên sẽ khác với cô Tấm ở sách nâng cao, cái chết của Cám không phải là sự trả thù mà là biểu hiện cho cái ác bị trừng trị. Cám vì tham lam nên đã chủ động sai người giội nước sôi”... Cũng theo giáo viên này, trong cùng một thế hệ học sinh, cô Tấm theo chương trình chuẩn sẽ được người dạy, người học đánh giá là hơi ác - chí ít là qua cách trả thù. Còn cô Tấm theo chương trình nâng cao thì nhân hậu hơn. Giáo viên này nói: “Một tác phẩm đưa vào chương trình mà không thống nhất như vậy thì chúng tôi cảm thấy rất lúng túng”. Truyện dân gian thường có nhiều dị bản. Lời kể có chi tiết Tấm dội nước sôi giết Cám rồi làm mắm, gửi cho mẹ Cám cũng chỉ là một dị bản thôi. Hội đồng thẩm định SGK nhận thấy dị bản mà Giáo sư Chu Xuân Diên chép có cái kết chừng mực, phù hợp với yêu cầu giáo dục hơn, nên đã quyết định chọn dị bản đó để đưa vào giảng dạy. Tuy nhiên, sau khi bộ SGK Ngữ văn 10 theo chương trình chuẩn in ra thì chúng tôi mới phát hiện là tác giả của bộ sách không làm đúng yêu cầu của Hội đồng thẩm định, đã lấy dị bản khác, còn sách nâng cao thì vẫn lấy dị bản của Giáo sư Chu Xuân Diên. Như vậy là, có 2 dị bản khác nhau được đưa vào SGK Ngữ văn lớp 10. Sau khi phát hiện, tôi đã trao đổi ngay với Tổng chủ biên và phản ánh điều này với NXB Giáo dục. Nhưng cho đến nay, sách vẫn chưa được sửa”. Trong đề tài nghiên cứu mang tên “Về cái chết của mẹ con người dì ghẻ trong truyện Tấm Cám”, Giáo sư Chu Xuân Diên cho rằng: “Truyện Tấm Cám là một truyện cổ tích. Tính chất cổ xưa của truyện Tấm Cám không chỉ do đề tài, cốt truyện và các mô típ của nó có nguồn gốc từ những thực tại và quan niệm về thực tại của con người từ "ngày xửa ngày xưa" chứ không phải là sự phản ánh trực tiếp các sự kiện lịch sử - xã hội của các thời kỳ lịch sử sau này và quan niệm của con người thuộc các thời kỳ lịch sử sau này về những sự kiện ấy”. Ông diễn giải: “Tính cổ xưa của truyện cổ tích còn thể hiện ở chỗ những hành động và đặc điểm tính cách của nhân vật trong truyện cổ tích nếu đối với người "ngày xửa ngày xưa" là hợp lý, thì đối với người hiện nay là vô lý. Khi truyện cổ tích mở đầu rằng "Ngày xửa, ngày xưa...", thì chính là đã chuẩn bị cho người nghe một tâm thế phù hợp để bước vào cái thế giới của những điều vô lý đầy sức hấp dẫn ấy”. Nhà nghiên cứu văn học dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (khoa Văn học - Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội), nhận định: “Tác giả SGK không được phép tự ý sửa chữa văn bản. Phải trích dẫn cụ thể một dị bản đã được ghi và lưu truyền”. “Đẽo cày giữa đường thì không phải là SGK, không phải cứ sợ học sinh không hiểu hoặc sửa theo hướng xấu mà tự ý sửa chữa tác phẩm văn học” Theo ý kiến cá nhân, một tác phẩm dân gian chắc chắn sẽ có rất nhiều dị bản và chúng ta cần tôn trọng nó. Việc quan trọng nhất ở đây chính là việc tiếp cận chúng sao cho đúng. Trong quá trình giảng dạy,giáo viên không nên áp đặt học sinh hiểu theo một cách mà hãy để các em có quyền tư duy, thể hiện quan điểm của mình.