Vì sao ta giải quyết vấn đề của người khác tốt hơn vấn đề của bản thân?

  1. Tâm lý học

  2. Tâm sự cuộc sống

  3. Phong cách sống

Vì sao ta có cả tá lời khuyên cho vấn đề của bạn, nhưng lại không thể suy nghĩ thấu đáo cho vấn đề của mình?

Đây là một câu hỏi mình mới đọc được sáng nay, rất mong mọi người có thể chia sẻ góc nhìn cá nhân của mình về vấn đề này.

Từ khóa: 

bản thân

,

giải quyết vấn đề

,

tâm lý học

,

tâm sự cuộc sống

,

phong cách sống

Vì tâm lý tự nhiên của con người là thích đưa ra lời khuyên là tự giải quyết. Từ điều này nên trên xã hội cũng sinh ra ít nhiều những người "hay nói đạo lý mà sống như âm đạo"

Trả lời

Vì tâm lý tự nhiên của con người là thích đưa ra lời khuyên là tự giải quyết. Từ điều này nên trên xã hội cũng sinh ra ít nhiều những người "hay nói đạo lý mà sống như âm đạo"

Tôi xin tự giới thiệu, tôi là chuyên gia tâm lý về mọi vấn đề của mọi người, đặc biệt là bạn thân. Câu chữ nào nghe cũng có vẻ sành sỏi đấy, nhưng khi tôi gặp vấn đề của mình thì ngáo ngỡ, nghĩ ngắn nghĩ dài luôn, chả hiểu kiểu gì. Nhiều lúc có cái cách đơn giản để giải quyết vấn đề, nhưng không, tôi đã chọn cách phức tạp :) Và mọi chuyện nó lộn tùng phèo hết cả lên. Haizz chỉ hợp làm thiên sứ cho người khác thôi. Bản thân lại cần ngkhac làm thiên sứ cho.

Chúng ta có khoảng cách tâm lý với vấn đề của người khác

Khoảng cách tâm lý là sự tách rời giữa không gian, thời gian hay xã hội trong suy nghĩ của một người với một vấn đề nhất định. Khoảng cách tâm lý sẽ khiến chúng ta xem xét kỹ những gì ở gần để có cái nhìn bao quát hơn với những thứ ở xa. Chẳng hạn, một người chỉ tập trung vào chiếc mũi thấp thì bạn bè của mình cũng sẽ không nhìn ra rằng cái mũi đó là một phần tạo nên gương mặt hài vì như thế, khi đứng từ xa trông lại, chúng ta sẽ thấy rõ được “ điểm mù ” của người trong cuộc. 

Bảo vệ cái tôi là nhu cầu và phản xạ tự nhiên của mỗi người

Chúng ta mắc kẹt và lún sâu hơn vào vấn đề của bản thân một phần là do nhu cầu bảo vệ cái tôi. Để giữ hình tượng hoàn hảo, con người thường đề cao năng lực của mình thay vì nhìn nhận nó một cách khách quan. Đây được gọi là thiên kiến tự củng cố 

Chúng ta coi việc giúp người là cơ chế né tránh

Theo nhà khai vấn Susan Keter, một số người coi giải quyết vấn đề của người khác là cách giúp họ né tránh vấn đề của bản thân. Thực chất, những lời khuyên họ dành cho người khác là để dành cho chính mình. Nhưng vì nỗi sợ đối diện và khắc phục hậu quả, họ không dám thực hiện những giải pháp hữu hiệu đó. Đây chính là cơ chế né tránh

Có câu người ngoài cuộc sẽ sáng hơn người trong cuộc, nói là tốt hơn thì không hẳn hoàn toàn mà là ở mức độ nào đó thôi.

Có được cái nhìn toàn diện người trong cuộc, chính vì ta không hiểu trọn vẹn cảm xúc của người trong cuộc nên ta thường đưa ra lời khuyên lí trí và thực tiễn hơn dành cho họ. Còn với mình thì như bạn thấy, cảm xúc là thứ chi phối nhiều quyết định, vì thế ta cũng cần lời khuyên của bạn bè, với mục đích là được lắng nghe, và được khuyên bảo.