Nói về thành phố trong tác phẩm “ Những thành phố trôi dạt” của nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

“Những thành phố trôi dạt” là tập sách gồm 50 câu chuyện, lấy cảm hứng từ tác phẩm Những thành phố vô hình của Italo Calvino. Trong cuốn sách, tác giả đưa đến cho ta 50 câu chuyện của 50 lữ khách từ khắp các nơi đến. Những người lữ khách ấy đã chứng kiến rất nhiều câu chuyện, từ khắp các nơi. Thế nhưng khi đọc, ta chợt nhận ra đa số bối cảnh trong những câu chuyện đó đều biểu trưng cho những thành phố đã thất thủ. Ở nơi ấy sự tàn phá về văn minh đô thị và sự tàn phá về mặt văn hoá ở mức độ cao nhưng những người du khách đi qua với sự bàng quan và không quan tâm. - Qua câu chuyện của những người lữ khách ta chợt nhận ra thành phố bị giết chết khi các thư viện sách báo bị đốt cháy, những pho sách trong quần chúng bị chính phủ của chúng chôn vùi để tự cứu mạng sống của mình. Chữ nghĩa, luân lý, tri thức làm món nộm cho giun dế... Nhưng, khi đạo quân xâm lượt cuối cùng, những nhà buôn, xuất hiện, thu mua tất cả những cuốn sách hay với giá rất cao để làm quà tặng cho những nhà lãnh đạo trẻ, ký ức của thành phố mới bị tiêu hủy thực sự. Hình ảnh mà người viết dùng để thể hiện tâm tư, sắc lạnh đến nao lòng... - Lữ khách cuối cùng xuất hiện trong một quán cafe đương đại - chốn “check-in” phổ biến nhất của giới trẻ hiện nay. Trong không gian này, những biến chuyển tâm lý của lữ khách trẻ, trước sự nuột nà của một cô gái đẹp, cũng như lời tỏ lòng của anh ta trôi tuột đi trong ánh sáng màu xanh hắt lên từ màn hình của những chiếc điện thoại thông minh. Văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử, văn hóa yêu đương... đã và đang mất hút trong cái tạm gọi là “văn hóa smart-phone”. Đời sống chúng ta đang trôi như thế, trong sự bất lực và bất kháng cự. Như lời của Nguyễn Vĩnh Nguyên, ta không thể bước vào một bài thơ buồn bã và biến tan trong những câu chữ dù có khi lòng trí đã thực sự khát khao được một lần như thế... - Thành phố trôi dạt hay bản thân con người đang trôi dạt trong những thành phố ấy. Có lẽ ở cái thời đương đại này, từ hiện thực vào trong văn học thì thành phố dường như đang biến đổi dần dần theo chiều hướng biến mất trong vô định. Nó không còn mang cái tính đặc trưng như thưở ngày nào nữa mà hoà dần vào tính cách đô thị của con người. Thành phố không còn mang những nét riêng đặc trưng của mình nữa mà đang tổng hoà và cái văn hoá đô thị mà con người mang đến. Vậy là thành phố trong văn xuôi Việt Nam đương đại giống nhau đến lạ kì, không còn mang nét đặc trưng của mỗi thành phố nữa. Và thế là văn hoá theo nó cũng tan biến theo từng con chữ và sự hiện đại hoá của Thành phố. - Thành phố trong văn xuối Việt Nam đương đại có sự biến đổi dần dần theo thời gian và theo nhịp sống của con người. Thế nhưng nhìn lại chợt nhận ra ta mất đi một điều gì đó, cái gọi là bản sắc văn hoá mang nét đặc trưng cho từng thành phố đang phai nhạt dần theo sự hiện đại của đô thị.
Trả lời
“Những thành phố trôi dạt” là tập sách gồm 50 câu chuyện, lấy cảm hứng từ tác phẩm Những thành phố vô hình của Italo Calvino. Trong cuốn sách, tác giả đưa đến cho ta 50 câu chuyện của 50 lữ khách từ khắp các nơi đến. Những người lữ khách ấy đã chứng kiến rất nhiều câu chuyện, từ khắp các nơi. Thế nhưng khi đọc, ta chợt nhận ra đa số bối cảnh trong những câu chuyện đó đều biểu trưng cho những thành phố đã thất thủ. Ở nơi ấy sự tàn phá về văn minh đô thị và sự tàn phá về mặt văn hoá ở mức độ cao nhưng những người du khách đi qua với sự bàng quan và không quan tâm. - Qua câu chuyện của những người lữ khách ta chợt nhận ra thành phố bị giết chết khi các thư viện sách báo bị đốt cháy, những pho sách trong quần chúng bị chính phủ của chúng chôn vùi để tự cứu mạng sống của mình. Chữ nghĩa, luân lý, tri thức làm món nộm cho giun dế... Nhưng, khi đạo quân xâm lượt cuối cùng, những nhà buôn, xuất hiện, thu mua tất cả những cuốn sách hay với giá rất cao để làm quà tặng cho những nhà lãnh đạo trẻ, ký ức của thành phố mới bị tiêu hủy thực sự. Hình ảnh mà người viết dùng để thể hiện tâm tư, sắc lạnh đến nao lòng... - Lữ khách cuối cùng xuất hiện trong một quán cafe đương đại - chốn “check-in” phổ biến nhất của giới trẻ hiện nay. Trong không gian này, những biến chuyển tâm lý của lữ khách trẻ, trước sự nuột nà của một cô gái đẹp, cũng như lời tỏ lòng của anh ta trôi tuột đi trong ánh sáng màu xanh hắt lên từ màn hình của những chiếc điện thoại thông minh. Văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử, văn hóa yêu đương... đã và đang mất hút trong cái tạm gọi là “văn hóa smart-phone”. Đời sống chúng ta đang trôi như thế, trong sự bất lực và bất kháng cự. Như lời của Nguyễn Vĩnh Nguyên, ta không thể bước vào một bài thơ buồn bã và biến tan trong những câu chữ dù có khi lòng trí đã thực sự khát khao được một lần như thế... - Thành phố trôi dạt hay bản thân con người đang trôi dạt trong những thành phố ấy. Có lẽ ở cái thời đương đại này, từ hiện thực vào trong văn học thì thành phố dường như đang biến đổi dần dần theo chiều hướng biến mất trong vô định. Nó không còn mang cái tính đặc trưng như thưở ngày nào nữa mà hoà dần vào tính cách đô thị của con người. Thành phố không còn mang những nét riêng đặc trưng của mình nữa mà đang tổng hoà và cái văn hoá đô thị mà con người mang đến. Vậy là thành phố trong văn xuôi Việt Nam đương đại giống nhau đến lạ kì, không còn mang nét đặc trưng của mỗi thành phố nữa. Và thế là văn hoá theo nó cũng tan biến theo từng con chữ và sự hiện đại hoá của Thành phố. - Thành phố trong văn xuối Việt Nam đương đại có sự biến đổi dần dần theo thời gian và theo nhịp sống của con người. Thế nhưng nhìn lại chợt nhận ra ta mất đi một điều gì đó, cái gọi là bản sắc văn hoá mang nét đặc trưng cho từng thành phố đang phai nhạt dần theo sự hiện đại của đô thị.