Nước Nga Loay Hoay Của Putin

  1. Xã hội

https://cdn.noron.vn/2022/02/27/9179251371397586-1645978920.jpg

Với rất nhiều người Việt, đặc biệt là những người trưởng thành cuối thập niên 1970 và thập niên 1980, Liên Xô là một biểu tượng. Để rồi sau những ngày Liên Xô sụp đổ, người ta vẫn còn hoài vọng tinh thần xã hội chủ nghĩa với một siêu cường kiểu: “Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ”.

Bởi thế, sau ngày Liên Xô sụp đổ, nhiều người kỳ vọng vào một nước Nga trỗi dậy để tái dựng hình ảnh siêu cường Liên Xô ngày trước. Nhưng có lẽ, chính sự ngăn cách hệ tư tưởng, khiến không ít người không nhận ra ngay trong thời điểm đỉnh cao, Liên Xô thực chất đã thiếu những nền tảng quan trọng.

THIẾU NỀN TẢNG

Thập niên 1980, một phái đoàn Mỹ được Liên Xô mời sang tham quan.

Tất nhiên, chương trình tham quan luôn được giám sát cẩn mật bởi một lực lượng an ninh tinh nhuệ lừng danh xứ Bạch Dương, không tự do đi lại. Bởi thế, chính quyền của Tổng thống Ronald Reagan đã chọn lựa rất kỹ thành viên tham dự đoàn tham quan, với mục tiêu tối thượng: Có một đánh giá chính xác về kinh tế Liên Xô.

Từ những quan sát trên đường phố, những nơi được tham quan với chương trình được giám sát kỹ lưỡng, họ đã đem về bản báo cáo: nền kinh tế thiếu tính sáng tạo đột phá, bản chất năng lực phát triển còn kém cả CHDC Đức (Đông Đức). Nói chung: Thiếu sự hủy diệt mang tính sáng tạo. Hỏng từ móng!

Từ báo cáo trên, Ronald Reagan đã đưa ra những chiến lược để khiến kinh tế Liên Xô phải hỏng chân.

Thế nhưng, với nhiều người thì nồi áp suất dùng 20 năm không hỏng hay chiếc bếp điện thần thánh đã là đỉnh cao phát triển. Trong khi, cùng thời điểm ấy, những Steve Jobs, Bill Gates đang theo đuổi xu thế công nghệ thông tin thay đổi toàn cầu, mạng internet có những bước tiến bộ đầu tiên. Cũng trong những ngày ấy, Trung Quốc dưới thời Đặng Tiểu Bình đã nhận ra được các yếu tố cơ bản để phát triển đột phá.

Liên Xô, rồi đến Nga vẫn hoài vọng hình ảnh một anh cả của một liên bang đã sụp đổ. Và những người từng ngưỡng mộ Liên Xô có lẽ cũng cùng tư tưởng như vậy.

Chính vì thế, hình ảnh một Vladimir Putin cơ bắp, một cựu sĩ quan KGB mạnh mẽ, đâu đó đã khiến những hoài vọng xưa dâng trào. Làm Thủ tướng từ năm 1999, rồi làm Tổng thống từ năm 2000. Đến nay, Putin đã có hơn 20 năm “trị vì” nước Nga, dù có lúc “đổi ngôi” với Medvedev.

Sau hơn 20 năm, đến nay, ai có thể chỉ ra là nước Nga dưới thời Putin đã tạo nên bước tiến quan trọng nào về kinh tế? Nga đã trỗi dậy với lĩnh vực công nghiệp hay công nghệ nào? Có lẽ khó đó.

Người ta vẫn hay nói vui rằng có 2 cuốn sách mỏng nhất thế giới: một là sách lịch sử Mỹ (ý nói nước Mỹ lập quốc chưa bao lâu), hai là sách ẩm thực Anh. Nhưng tôi nghĩ nên thêm 1 cuốn sách là: công nghiệp và công nghệ nước Nga dưới thời Vladimir Putin.

Có lẽ, Vladimir Putin là lãnh đạo duy nhất của một quốc gia công nghiệp được cho là phát triển nhưng suốt bao năm đi “chuyên xa” của một hãng nước ngoài: Mercedes Benz. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ đi Cadillac, Chủ tịch Trung Quốc đi Hồng Kỳ, Thủ tướng Anh đi Jaguar, Thủ tướng Nhật đi Toyota Century và Lexus, Tổng thống Pháp đi dòng DS của Citroën.

Tương tự, nhìn về hàng không, giờ còn mấy hãng hàng không thế giới ngoài nước Nga sử dụng máy bay của Nga?

Kinh tế Nga vẫn mãi loay hoay với chuyện bán dầu khí nuôi thân. Ngoài dầu khí, Nga giờ đây có lẽ chỉ còn dựa vào nền công nghiệp không gian và vũ khí!

Nhưng thực chất, các thành tựu không gian Nga trong 20 năm qua không còn đột phá. Mỹ đã có SpaceX, Blue Origin bắt đầu du lịch không gian cho cả tư nhân. Trung Quốc đang xúc tiến xây dựng trạm Thiên Cung ngoài không gian.

VŨ KHÍ CHẲNG CÒN HIỆN ĐẠI

Về vũ khí, Mỹ đã triển khai đến 2 dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 tàng hình F-35 và F-22 bay khắp nơi, Trung Quốc cũng đã điều chiến đấu cơ thế hệ 5 là J-20 lên sát biên giới Ấn Độ, thì chiến đấu cơ thế hệ 5 của Nga là Sukhoi T-50 hiện vẫn… trong quá trình hoàn thiện.

Về hải quân, sau vụ Nga sáp nhập Crimea năm 2014, một trong những đòn trừng phạt của phương Tây là Pháp hủy thương vụ bán tàu đổ bộ tấn công lớp Mistral cho Nga.

Bị hủy thương vụ, đến giờ Moscow không thể sở hữu nỗi một chiếc tàu đổ bộ tấn công cho ra hồn. Còn Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc… thậm chí cả Úc thì đều đã có những chiếc tàu đổ bộ tấn công tác chiến như tàu sân bay.

Có lẽ, giờ đây nếu không còn những tàu ngầm hạt nhân có thể phóng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân, thì vũ khí của hải quân Nga chẳng có gì mới.

Ngày nay, người Mỹ đã sử dụng tàu sân bay hạt nhân với bộ phóng máy bay điện từ, còn bộ phóng máy bay bằng hơi nước đã dùng gần nửa thế kỷ, hải quân Nga vẫn đang vận hành chiếc tàu sân bay thực chất là lai của tàu tuần dương.

Về tên lửa, đồng ý rằng Nga từng có tiến bộ vượt bậc dưới thời Liên Xô về công nghệ tên lửa đạn đạo, thì nay về tên lửa thông minh dường như chẳng khiến ai ấn tượng, hiệu quả thực chiến đến đâu vẫn là dấu hỏi.

Về tên lửa phòng thủ, các hệ thống S-400 và S-500 chỉ là bản nâng cấp của S-300 từ thời Liên Xô. Nga triển khai S-300 ở Syria, nhưng đến giờ thì các trận oanh kích quy mô lớn do Israel thực hiện hay lần Mỹ bắn Tomahawk thì gần như chẳng ai biết S-300 đã làm được gì. Cái người ta nhìn thấy là những tấm hình mà bên trong các hangar bị tấn công đều tan hoang.

QUYỀN LỰC BỊ THU GỌN

Tất nhiên, dù thế nào thì đến nay Nga vẫn đông quân, nhiều đạn dược. Kết hợp cùng việc có một chân trong thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc vẫn có thể giúp cho Putin lớn tiếng. Chính vì điều đó và một vẻ ngoài mạnh mẽ, Putin khiến nhiều người nghĩ: Gấu Nga đang trỗi dậy, Mỹ không dám đánh.

Nhưng nếu là Mỹ thì đánh nhau với Nga làm chi, cứ kinh tế mà bóp.

Trong khi đó, thực chất thì số căn cứ quân sự của Nga ở nước ngoài ngày một giảm dần. Ngược lại, NATO ngày một mở rộng, tên lửa chĩa về Moscow ngày càng nhiều. Để rồi, tất cả sự lớn tiếng của Điện Kremlin chỉ là để tạo ra một vùng đệm. Nói một cách trần trụi là cố níu giữ quyền lực cấp khu vực. Nước Nga vẫn chỉ là nền kinh tế… khai thác dầu khí kiếm sống.

Nếu lần này, Nga thực sự chiếm trọn Ukraine, tạo nên một chính quyền thân Nga ở Kiev thì có phải thành công không?

Thực tế, trước Cách mạng cam năm 2004, chính quyền Kiev từng thân hữu với Moscow. Giờ đây, Putin có chiến thắng ở Kiev thì cũng chỉ là đi lấy lại thứ mình đã mất vào tay của phương Tây từ 18 năm trước. Mà chính quyền mới thân Nga thì có gì đảm bảo duy trì được lâu. Bởi chính trong lòng nước Nga, lực lượng phản ứng Putin vẫn âm ỉ. Rồi nhìn qua Belarus, tình hình cũng đầy bất ổn.

Cho nên, trong so sánh của tôi thì Nga và Trung Quốc đang rất khác. Trung Quốc đang hướng đến vượt khỏi chuỗi đảo thứ nhất, vươn về tây Thái Bình Dương, tạo ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương. Nga thì chỉ là vẫy vùng níu kéo an ninh khu vực.

Hơn 20 năm trị vì, có thể vì không đủ năng lực hoặc cũng có thể vì chăm chăm duy trì quyền lực, Putin chẳng tạo ra đột phá nào để hình thành nền tảng phát triển bền vững cho xứ bạch dương.

Cứ thế, Putin dù luôn xuất hiện với hình ảnh mạnh mẽ, thì nước Nga vẫn loay hoay với một nền kinh tế trồi sụt theo giá dầu mà bản thân chính quyền không đủ sức hoàn toàn kiểm soát. Bán dầu tích lũy được ít tiền lại nghĩ chuyện đánh đấm. Nếu OPEC và một số nước tăng sản lượng, thì Putin lại phải ra sức ứng phó trong nước.

Nhưng nhiều người vẫn xem đó là sự trỗi dậy :)

Nguồn: Tri M.Ngo

Từ khóa: 

xã hội

Thật ra Nga là một đất nước càng ngày càng suy giảm trong nhiều lĩnh lực, một đất nước già đi đáng kể. Mình nghĩ trong cuộc chiến ở Ukraine này đã để lộ ra những điểm 'mỏng' của Nga. Kể cả mặt quân đội, mình cũng rất bất ngờ về độ yếu của nó trong lần này, trong khi quân đội Ukraine thì phản kháng mạnh hơn tưởng.

Putin cũng đã ăn mòn hiến pháp của Nga, bây giờ đất nước bị điều khiển bởi vài tên đầu mỏ, một thứ mà kể cả chính phủ Nga còn không thèm dấu.

Trả lời

Thật ra Nga là một đất nước càng ngày càng suy giảm trong nhiều lĩnh lực, một đất nước già đi đáng kể. Mình nghĩ trong cuộc chiến ở Ukraine này đã để lộ ra những điểm 'mỏng' của Nga. Kể cả mặt quân đội, mình cũng rất bất ngờ về độ yếu của nó trong lần này, trong khi quân đội Ukraine thì phản kháng mạnh hơn tưởng.

Putin cũng đã ăn mòn hiến pháp của Nga, bây giờ đất nước bị điều khiển bởi vài tên đầu mỏ, một thứ mà kể cả chính phủ Nga còn không thèm dấu.

Tôi lại nghĩ putin là một nhân tài bản lĩnh đấy! Hi có lẽ ván cờ này putin sẽ thắng thế

Tên phát xít ác quỷ tàn bạo và khát máu, cuối cùng hắn cũng lộ rõ bộ mặt thật để cho ngay cả những người thiểu năng cũng nhìn rõ