Nuôi dưỡng tâm hồn đẹp cho con

  1. Giáo dục

Trong cuốn sách Totto-Chan Bên Cửa Sổ, Thầy hiệu trưởng có nói rằng: Có mắt, nhưng không nhìn thấy vẻ đẹp; có tai, nhưng không nghe được âm nhạc; có óc, nhưng không nhận ra chân lý; có trái tim, nhưng không bao giờ rung động, và do đó không bao giờ rực cháy. 

Thầy hiệu trưởng nói đó là những điều đáng sợ.

Đây là lý do mà thời thơ ấu, tiểu học của trẻ em nên tràn đầy cái đẹp, được tiếp xúc với nghệ thuật, được ngắm những bức tranh đẹp, được sống trong thế giới của âm nhạc, và đặc biệt trong tình yêu thương, sự ấm áp của ba mẹ và những người xung quanh. 

Điều này không đảm bảo một cuộc đời êm đềm sung sướng nhưng chắc chắn sẽ mang đến những tâm hồn luôn trắc ẩn, lạc quan, biết nhìn thấy cái đẹp và hạnh phúc ngay cả những lúc sóng gió và tối tăm nhất! 

file-20190612-32356-15vw1xr

Có nhiều ba mẹ lo lắng, nghĩ rằng phải có nhiều tiền hay điều kiện kinh tế mới có thể có được những điều trên. Thì không đâu, cũng bình dị từ cuộc sống và gianr đơn thậm chí miễn phí mà, sao ta lo tốn tiền?

Ngày xưa mình luôn cảm thấy nuối tiếc khi nhìn thấy trẻ em nước ngoài thường xuyên được tham quan các bảo tàng nghệ thuật. Thẩm thấu cái đẹp từ nhỏ bảo sao không có một óc thẩm mĩ và cảm nhận tuyệt vời. 

Có điều kiện, bạn có thể cho con đi du lịch nhiều nơi. Nhưng nếu không, bạn hoàn toàn có thể cùng con đón bình minh buổi sáng hay tạm biệt mặt trời khi hoàng hôn buông dần, tối ngắm sao, cùng cắm một lọ hoa, cùng trang trí nhà cửa, trồng một cái cây

Những triển lãm nghệ thuật, tranh vẽ luôn có nhiều buổi miễn phí và diễn ra dài ngày. Cuối tuần bạn hoàn toàn có thể cùng con thong thả đi chơi, vừa thưởng thức lại có những giờ phút bên nhau, qua đó con học được từ bạn thật nhiều.

Lời xin lỗi, cảm ơn hay những cái ôm, lời nói yêu thương đều miễn phí, không hề mất tiền.

Bài hát lời ca trên youtube, các kênh âm nhạc ngập tràn mọi nơi, không khó khăn như ngày xưa phải nghe qua băng qua đĩa. Giờ mình ngồi góc nhà cũng được nghe giao hưởng của Beethoven. Mà âm nhạc không có khoảng cách, phân biệt. Nên ngay trong các làn điệu dân ca, ca trù, quan họ hay đờn ca tài tử, các điệu nhạc quê hương cũng gieo lên cho trẻ từ tấm bé những thanh âm rung động tâm hồn từ thuở ấu thơ rồi.

Nên dạy trẻ, không phải chỉ toán và tiếng Việt, không phải chỉ kỹ năng hay sức mạnh, mà ta còn nuôi dưỡng và chăm tưới một khu vườn tâm hồn với chân thiện mỹ, là nuôi con thành “NGƯỜI”.

Từ khóa: 

giáo dục sớm

,

phát triển bản thân

,

kỹ năng sống

,

giáo dục

Cảm ơn những chia sẻ rất ý nghĩa của chị!

Trả lời

Cảm ơn những chia sẻ rất ý nghĩa của chị!

Em cũng rất thích cuốn Totochan chị ạ. Giáo dục đúng nghĩa luôn bắt nguồn từ những hành động thiết thực, gần gũi nhất với trẻ nhỏ. Cảm ơn bài chia sẻ của chị ạ!

Mình đã từng đọc cuốn sách đó rồi, rất hay