Ở kỉ nguyên Internet có phải "ai rồi cũng đi dạy”?

  1. Xã hội

  2. Phong cách sống

  3. Tâm sự cuộc sống

“Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”, câu này có lẽ không chỉ mình mà rất nhiều bạn đã từng nghe ít nhất 1 lần trong đời. Đây là một quan niệm có từ rất lâu và đa số khi nghĩ về nó, hình ảnh về một người thầy, người cô đang đứng trên bục giảng ở một trường học nào đó lại hiện lên. Nhưng với sự phát triển của Internet và nhiều lĩnh vực chuyên môn khác, khái niệm “làm thầy” đã ít nhiều có sự thay đổi.

Thông thường, để đi ”dạy” ở một lĩnh vực nào đó, trước hết người dạy phải có “kinh nghiệm” và “trải nghiệm” thành công ở lĩnh vực đấy, có cái nhìn tổng quan và thực sự hiểu cái mình đang làm. Chưa kể đã đi dạy thì ít nhiều phải có kiến thức về sư phạm, sự truyền tải để học viên có thể hiểu được và làm theo một cách dễ dàng.

Tuy nhiên có không ít người mới chỉ chớm chớm một tí cũng đã đi dạy. Tại sao ?

Từ khóa: 

xã hội

,

phong cách sống

,

tâm sự cuộc sống

Mình từng đọc 1 câu rất hay trong cuốn Tuần làm việc 4 giờ như thế này, đại ý thôi nhé: Chỉ cần bạn có 1 nhóm người cần đến tài năng của bạn, bạn có thể bán nó cho họ.

Đôi khi người 10 điểm nói người 2 điểm họ chả hiểu gì nhưng người 3 - 4 điểm sẽ giúp được. Vì họ k cùng "ngôn ngữ" với nhau.

Chúng ta không cần chủ động "dạy" thì vẫn có thể dạy. Mình tin ai cũng có thể mang một giá trị tích cực cho người khác, phù hợp với 1 cộng đồng nào đó. Nếu ta học với tâm thế cầu tiến bạn sẽ tìm đc giá trị xài đc cho mình, nếu học với tâm thế đánh giá chắc chắn ta sẽ bớt ra vết và tìm đc sâu.

Ta nghe và nhìn thấy điều chúng ta muốn!

Trả lời

Mình từng đọc 1 câu rất hay trong cuốn Tuần làm việc 4 giờ như thế này, đại ý thôi nhé: Chỉ cần bạn có 1 nhóm người cần đến tài năng của bạn, bạn có thể bán nó cho họ.

Đôi khi người 10 điểm nói người 2 điểm họ chả hiểu gì nhưng người 3 - 4 điểm sẽ giúp được. Vì họ k cùng "ngôn ngữ" với nhau.

Chúng ta không cần chủ động "dạy" thì vẫn có thể dạy. Mình tin ai cũng có thể mang một giá trị tích cực cho người khác, phù hợp với 1 cộng đồng nào đó. Nếu ta học với tâm thế cầu tiến bạn sẽ tìm đc giá trị xài đc cho mình, nếu học với tâm thế đánh giá chắc chắn ta sẽ bớt ra vết và tìm đc sâu.

Ta nghe và nhìn thấy điều chúng ta muốn!

Bảo đi dạy thì hơi quá, phải gọi là bày tỏ quan điểm :)) 

Chào bạn, 

Mình nghĩ tình trạng này cũng có mặt tích cực là mang đến nhiều cơ hội học tập miễn phí hơn, giúp người truyền tải kiến thức được củng cố hiểu biết và lắng nghe thêm những ý kiến phản biện từ cộng đồng. Chia sẻ hiểu biết, trải nghiệm sống vốn là bản năng tự nhiên của con người nên nếu ai đó có kiến thức và thực lòng mong muốn chia sẻ thì nên khuyến khích họ làm việc đó.

Cá nhân mình cho rằng không nhất thiết chỉ những người thành công mới có thứ đáng để cho chúng ta học và chỉ khi thành công rồi thì mới đi dạy.

Học từ người thành công không đơn giản như đa số chúng ta thường nghĩ, bởi: họ rất bận và không có thời gian để chia sẻ hiểu biết (với mức phí dễ chịu), họ không thể tóm tắt bí quyết thành công thức để người khác áp dụng y hệt (nếu họ tóm tắt được thì người học chưa chắc áp dụng được), họ thành công không có nghĩa là hoàn toàn do năng lực của bản thân và câu chuyện được kể bởi người thành công không phải lúc nào cũng đúng với hiện thực và hiện tại.

Do đó, người học nên tỉnh táo, sàng lọc để tìm ra vị thầy phù hợp với mình. Nhưng làm thế nào để có đủ năng lực sàng lọc? đó là phải chủ động học hỏi, trang bị cho bản thân kiến thức nền. 

Nếu chúng ta là một người học chăm chỉ, tự giác, thích đọc sách, tìm tòi, có các mối quan hệ chất lượng thì không phải ai cũng dễ dàng leo lên làm thầy của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta thiếu các kiến thức căn bản, kỹ năng cũng ở mức ban sơ, nhận thức được xây dựng chủ yếu trên nền tảng của Facebook, Google, Tiktok thì đương nhiên để làm thầy của người như vậy không quá khó. Và đâu cũng thế, thời nào cũng thế, sẽ luôn có tình trạng "thừa nước đục thả câu".

Người học ở tầm nào thì sẽ gặp được người dạy ở tầm đó.

Cái kiểu tự do ngôn luận ấy mà bạn, giờ đứa trẻ 6-7 tuổi nó còn biết sử dụng điện thoại nữa kia kìa thì trên đời có đủ các kiểu "dạy". Quan trọng là phải biết chọn lọc thông tin, kiến thức. Ngon- sạch thì nuốt mà tạp- bẩn thì né.