Phải chăng chính sách Zero-Covid của Trung Quốc là thất bại?

  1. Xã hội

Tại Trung Quốc, làn sóng phản đối chính sách Zero-Covid đã lan ra khắp nơi, người dân xuống đường để đòi loại bỏ chính sách zero covid của ông Tập Cận Bình.

https://cdn.noron.vn/2022/12/09/127798833chinaprotest2reuters-1670573194_1024.jpg

Hiện tại Trung Quốc sẽ dỡ bỏ các chính sách chống dịch Covid nghiêm ngặt nhất, bắt người bắt người dân không được ra khỏi nhà và đưa người dân vào các trại cách ly cũng sẽ được giỡ bỏ.

Người nhiễm Covid có thể cách ly tại nhà thay vì tới các trung tâm cách ly của nhà nước nếu họ có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Họ cũng không còn cần trình báo kết quả xét nghiệm khi ra vào hầu hết các nơi, và có thể đi lại tự do hơn ở Trung Quốc. Chính phủ có động thái này chỉ một tuần sau khi xảy ra các cuộc biểu tình phản đối các biện pháp chống dịch hà khắc.

Tổng kết lại chính sách này đã mang lại hiệu quả hay thất bại? Trung Quốc được và mất gì khi áp dụng chính sách Zero-Covid suốt thời gian qua?

Từ khóa: 

biểu tình zero covid

,

xã hội

Người ta biểu tình không phải chống lại cái zero covid (có thể có một phần trong đó).
Mà ở đây mọi người, trong đó chủ yếu là các sinh viên các trường đại học lên tiếng cho những người đã mất tại Urumqi, Tân Cương. Do chính sách chống dịch cứng nhắc nên đội cứu hoả không thể vào kịp dẫn tới hơn chục người thiệt mạng, trong đó có trẻ em 3 tuổi; sau đó quan chức địa phương đã không chịu trách nhiệm về mình mà lại đổ cho người dân ở đó có khả năng sinh tồn kém khi đám cháy xảy ra. Rồi các tin tức trên mạng gần như đều bị xoá sạch.
Khởi đầu là các sinh viên trường Truyền Thông Nam Kinh (như trong ảnh mô tả của bạn) các bạn ấy chỉ dùng tờ giấy trắng nhưng ai cũng biết đó là điều gì, và cũng trong khuôn viên trường thôi, sau đó thầy hiệu trưởng có đứng ra xử lý. Tiếp đến như sinh viên Bắc Đại có một nhóm bạn hát quốc tế ca trong khuôn viên trường, hay là sinh viên các trường khác cũng tỏ ý lên tiếng cho các nạn nhân đã mất.
Trả lời
Người ta biểu tình không phải chống lại cái zero covid (có thể có một phần trong đó).
Mà ở đây mọi người, trong đó chủ yếu là các sinh viên các trường đại học lên tiếng cho những người đã mất tại Urumqi, Tân Cương. Do chính sách chống dịch cứng nhắc nên đội cứu hoả không thể vào kịp dẫn tới hơn chục người thiệt mạng, trong đó có trẻ em 3 tuổi; sau đó quan chức địa phương đã không chịu trách nhiệm về mình mà lại đổ cho người dân ở đó có khả năng sinh tồn kém khi đám cháy xảy ra. Rồi các tin tức trên mạng gần như đều bị xoá sạch.
Khởi đầu là các sinh viên trường Truyền Thông Nam Kinh (như trong ảnh mô tả của bạn) các bạn ấy chỉ dùng tờ giấy trắng nhưng ai cũng biết đó là điều gì, và cũng trong khuôn viên trường thôi, sau đó thầy hiệu trưởng có đứng ra xử lý. Tiếp đến như sinh viên Bắc Đại có một nhóm bạn hát quốc tế ca trong khuôn viên trường, hay là sinh viên các trường khác cũng tỏ ý lên tiếng cho các nạn nhân đã mất.