Phạm vi nghiên cứu Trung Quốc Học ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

a. Phạm vi nghiên cứu Trung Quốc Học nói chung. Trung Quốc học(Chinese studies) theo nghĩa rộng vừa là khoa học cơ bản vừa là khoa học ứng dựng bao gồm cả phần Hán học truyền thống và Trung quốc học hiện đại,nghiên cứu cả về yếu tố thời gian(quá khứ,hiện tại,tương lai),không gian(phạm vi nghiên cứu không chỉ dùng lại trong đất nước Trung Quốc mà còn liên quan đến các nước trong khu vực,các nước ảnh hưởng của văn hóa Hán.) b. Phạm vi nghiên cứu Trung Quốc Học - Hán Học ngành khoa học chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, bao gồm lịch sử, chính trị, xã hội, triết học, kinh tế. Đây là khái niệm do người nước ngoài đặt ra, tiếng Anh gọi môn khoa học này là Sinology hay Chinese Studies, còn người Trung Quốc gọi khoa học nghiên cứu về Trung Quốc là Quốc học 国学. - Trung quốc học là bước tiếp nối Hán học, nó có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau. Trung quốc học phát triển song hành cùng với Hán học truyền thống ( theo nghĩa hẹp). Nếu như các nghiên cứu về hán học chủ yếu tập trung vào những đặc điểm văn hóa, lịch sử nổi bật của Trung Hoa, chỉ là những nghiên cứu mang tính tĩnh thì khi Trung quốc học ra đời (nằm trong Khu vực học), phạm vi nghiên cứu Trung quốc học không còn là Trung quốc và sự khác biệt với phương Tây, mà nó đã được đặt trong tương quan với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới với cách nhìn khách quan, đa ngành, nhằm mục đích giải quyết những vấn đề cấp bách liên quan đến lợi ích an ninh quốc gia và khu vực. Các nghiên cứu Trung quốc của ngành Trung quốc học đều mang tính động, bởi nó gắn liền với thực trạng quốc tế, không xa rời hiện thực hay chỉ là khoa học vị khoa học như hán học truyền thống. Trung quốc học mang trong mình sứ mạng tìm ra biện pháp và giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn, bất đồng trên nhiểu mặt giữa Trung quốc với các quốc gia khu vực và quốc tế, từ đó tìm ra phương hướng phát triển hài hòa cả về kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa, giáo dục,….giữa các nước. - Như vậy có thể thấy, phạm vi nghiên cứu Trung Quốc học được mở rộng hơn so với hán học truyền thống. Dù là ở phương Tấy, Mỹ hay Châu Á thì phạm vi nghiên cứu Trung quốc học ngày nay đều là những vấn đề mang tính thời sự, cấp thiết, quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của mọi quốc gia về kinh tế, an ninh quốc phòng, văn hóa, ngoại giao,….
Trả lời
a. Phạm vi nghiên cứu Trung Quốc Học nói chung. Trung Quốc học(Chinese studies) theo nghĩa rộng vừa là khoa học cơ bản vừa là khoa học ứng dựng bao gồm cả phần Hán học truyền thống và Trung quốc học hiện đại,nghiên cứu cả về yếu tố thời gian(quá khứ,hiện tại,tương lai),không gian(phạm vi nghiên cứu không chỉ dùng lại trong đất nước Trung Quốc mà còn liên quan đến các nước trong khu vực,các nước ảnh hưởng của văn hóa Hán.) b. Phạm vi nghiên cứu Trung Quốc Học - Hán Học ngành khoa học chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, bao gồm lịch sử, chính trị, xã hội, triết học, kinh tế. Đây là khái niệm do người nước ngoài đặt ra, tiếng Anh gọi môn khoa học này là Sinology hay Chinese Studies, còn người Trung Quốc gọi khoa học nghiên cứu về Trung Quốc là Quốc học 国学. - Trung quốc học là bước tiếp nối Hán học, nó có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau. Trung quốc học phát triển song hành cùng với Hán học truyền thống ( theo nghĩa hẹp). Nếu như các nghiên cứu về hán học chủ yếu tập trung vào những đặc điểm văn hóa, lịch sử nổi bật của Trung Hoa, chỉ là những nghiên cứu mang tính tĩnh thì khi Trung quốc học ra đời (nằm trong Khu vực học), phạm vi nghiên cứu Trung quốc học không còn là Trung quốc và sự khác biệt với phương Tây, mà nó đã được đặt trong tương quan với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới với cách nhìn khách quan, đa ngành, nhằm mục đích giải quyết những vấn đề cấp bách liên quan đến lợi ích an ninh quốc gia và khu vực. Các nghiên cứu Trung quốc của ngành Trung quốc học đều mang tính động, bởi nó gắn liền với thực trạng quốc tế, không xa rời hiện thực hay chỉ là khoa học vị khoa học như hán học truyền thống. Trung quốc học mang trong mình sứ mạng tìm ra biện pháp và giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn, bất đồng trên nhiểu mặt giữa Trung quốc với các quốc gia khu vực và quốc tế, từ đó tìm ra phương hướng phát triển hài hòa cả về kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa, giáo dục,….giữa các nước. - Như vậy có thể thấy, phạm vi nghiên cứu Trung Quốc học được mở rộng hơn so với hán học truyền thống. Dù là ở phương Tấy, Mỹ hay Châu Á thì phạm vi nghiên cứu Trung quốc học ngày nay đều là những vấn đề mang tính thời sự, cấp thiết, quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của mọi quốc gia về kinh tế, an ninh quốc phòng, văn hóa, ngoại giao,….