Phân biệt cơ quan hành chính nhà nước với đơn vị sự nghiệp công lập nhà nước. Cho ví dụ minh họa?

  1. Xã hội

Từ khóa: 

xã hội

* Cơ chế tài chính của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công là cơ bản giống nhau, về kinh phí hành chính trong quá trình thực thi nhiệm vụ, về biên chế và tổ chức hoạt động, trong khi các đơn vị sự nghiệp công lập lại có những đặc điểm khác biệt với các cơ quan hành chính. Vấn đề cải cách tách chức năng quản lý nhà nước của cơ quan hành chính với cung cấp dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp. - Đội ngũ cán bộ công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công từ trước đến nay vẫn có cùng chế độ như nhau về tiền lương, tiền thưởng và các chế độ đãi ngộ khác, điều này không đúng với thực tế tình hình của cơ quan hành chính với đơn vị sự nghiệp công lập - Vấn đề tách cơ quan hành chính nhà nước với đơn vị sự nghiệp công để đảm bảo cho hiệu quả hoạt động của những cơ quan này, tách đơn vị sự nghiệp ở đây được hiểu là các đơn vị sự nghiệp công. * Cơ quan nhà nước Cơ quan nhà nước được hiểu là hệ thống các cơ quan thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp được tổ chức từ trung ương đến địa phương. Bao gồm: - Các cơ quan quyền lực nhà nước (các cơ quan đại diện): Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương. - Các cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương như: Chính phủ (Bộ, cơ quan ngang Bộ) và cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương gồm: UBND các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp. - Các cơ quan Tòa án và Viện Kiểm sát các cấp. -Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt dộng chấp hành – điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định. - Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức trên cơ sở những nguyên tắc do luật định (có văn bản quy định về thành lập ra nó). -Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong khi đó các cơ quan nhà nước khác chỉ tham gia vào hoạt động quản lý trong phạm vi, lĩnh vực nhất định. -Cơ quan hành chính nhà nước nói chung là cơ quan chấp hành, điều hành của cơ quan quyền lực nhà nước. -Cơ quan hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan có mối liên hệ chặt và có đối tượng quản lý rộng lớn. -Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý nhà nước dưới hai hình thức là ban hành các văn bản quy phạm và văn bản cá biệt trên cơ sở hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên nhằm chấp hành, thực hiện các văn bản đó. Mặt khác trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểm tra...hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước dưới quyền và các đơn vị cơ sở trực thuộc của mình. -Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể cơ bản, quan trọng nhất của Luật hành chính. Tóm lại, cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, trong phạm vi thẩm quyền của mình thưc hiện hoạt động chấp hành - điều hành và tham gia chính yếu vào hoạt độngquản lý nhà nước. Ví dụ : Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương có : Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có UBND các cấp (tỉnh, huyện, xã), các sở, phòng, ban. * Đơn vị sự nghiệp -Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu riêng, thực hiện chức năng phục vụ quản lý nhà nước hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật, như: viện nghiên cứu, bệnh viện, trường học… Đối với các cơ quan quản lý các ngành sự nghiệp, những tổ chức này là những đơn vị cơ bản thực hiện nhiệm vụ của ngành. -Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức lần lượt chính thức có hiệu lực đã có không ít tác động đến bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương bởi những quy định mới liên quan đến nguồn nhân lực sẽ vô hình chung tác động đến cơ cấu của tổ chức bộ máy. Một trong những biểu hiện của sự tác động đó là việc Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, tách riêng nội dung quy định đối với đơn vị sự nghiệp ra khỏi Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp Nhà nước. -Hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập được hình thành nhằm cung cấp những dịch vụ công mà Nhà nước phải chịu trách nhiệm chủ yếu bảo đảm nhằm phục vụ nhân dân trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học và các lĩnh vực khác mà khu vực ngoài công lập chưa có khả năng đáp ứng. Ví dụ : Trường Đại học Kinh Tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là đơn vị trực thuộc công lập. Bệnh viện Bạch Mai trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập.
Trả lời
* Cơ chế tài chính của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công là cơ bản giống nhau, về kinh phí hành chính trong quá trình thực thi nhiệm vụ, về biên chế và tổ chức hoạt động, trong khi các đơn vị sự nghiệp công lập lại có những đặc điểm khác biệt với các cơ quan hành chính. Vấn đề cải cách tách chức năng quản lý nhà nước của cơ quan hành chính với cung cấp dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp. - Đội ngũ cán bộ công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công từ trước đến nay vẫn có cùng chế độ như nhau về tiền lương, tiền thưởng và các chế độ đãi ngộ khác, điều này không đúng với thực tế tình hình của cơ quan hành chính với đơn vị sự nghiệp công lập - Vấn đề tách cơ quan hành chính nhà nước với đơn vị sự nghiệp công để đảm bảo cho hiệu quả hoạt động của những cơ quan này, tách đơn vị sự nghiệp ở đây được hiểu là các đơn vị sự nghiệp công. * Cơ quan nhà nước Cơ quan nhà nước được hiểu là hệ thống các cơ quan thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp được tổ chức từ trung ương đến địa phương. Bao gồm: - Các cơ quan quyền lực nhà nước (các cơ quan đại diện): Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương. - Các cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương như: Chính phủ (Bộ, cơ quan ngang Bộ) và cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương gồm: UBND các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp. - Các cơ quan Tòa án và Viện Kiểm sát các cấp. -Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt dộng chấp hành – điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định. - Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức trên cơ sở những nguyên tắc do luật định (có văn bản quy định về thành lập ra nó). -Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong khi đó các cơ quan nhà nước khác chỉ tham gia vào hoạt động quản lý trong phạm vi, lĩnh vực nhất định. -Cơ quan hành chính nhà nước nói chung là cơ quan chấp hành, điều hành của cơ quan quyền lực nhà nước. -Cơ quan hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan có mối liên hệ chặt và có đối tượng quản lý rộng lớn. -Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý nhà nước dưới hai hình thức là ban hành các văn bản quy phạm và văn bản cá biệt trên cơ sở hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên nhằm chấp hành, thực hiện các văn bản đó. Mặt khác trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểm tra...hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước dưới quyền và các đơn vị cơ sở trực thuộc của mình. -Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể cơ bản, quan trọng nhất của Luật hành chính. Tóm lại, cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, trong phạm vi thẩm quyền của mình thưc hiện hoạt động chấp hành - điều hành và tham gia chính yếu vào hoạt độngquản lý nhà nước. Ví dụ : Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương có : Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có UBND các cấp (tỉnh, huyện, xã), các sở, phòng, ban. * Đơn vị sự nghiệp -Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu riêng, thực hiện chức năng phục vụ quản lý nhà nước hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật, như: viện nghiên cứu, bệnh viện, trường học… Đối với các cơ quan quản lý các ngành sự nghiệp, những tổ chức này là những đơn vị cơ bản thực hiện nhiệm vụ của ngành. -Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức lần lượt chính thức có hiệu lực đã có không ít tác động đến bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương bởi những quy định mới liên quan đến nguồn nhân lực sẽ vô hình chung tác động đến cơ cấu của tổ chức bộ máy. Một trong những biểu hiện của sự tác động đó là việc Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, tách riêng nội dung quy định đối với đơn vị sự nghiệp ra khỏi Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp Nhà nước. -Hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập được hình thành nhằm cung cấp những dịch vụ công mà Nhà nước phải chịu trách nhiệm chủ yếu bảo đảm nhằm phục vụ nhân dân trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học và các lĩnh vực khác mà khu vực ngoài công lập chưa có khả năng đáp ứng. Ví dụ : Trường Đại học Kinh Tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là đơn vị trực thuộc công lập. Bệnh viện Bạch Mai trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập.

Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

Ví dụ: Bệnh viện Công lập, Trường Đại học Công Lập

Cơ quan Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, là tổ chức (cá nhân) mang quyền lực Nhà nước được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước.

Ví dụ: Ủy ban Nhân Dân, Tòa Án Nhân Dân