Phong trào nữ quyền (Feminism) dưới lăng kính của thuyết âm mưu (Conspiracy Theories) (P.2)

  1. Văn hóa

Trong phần trước, chúng ta đã bàn về sự khác nhau về lý tưởng và mục tiêu giữa các làn sóng nữ quyền, cũng như những ảnh hưởng tiêu cực tiềm tàng của làn sóng nữ quyền thứ 3 (Third Wave Feminism) tới cộng đồng xã hội, cụ thể là những người tiêu dùng chưa đến tuổi trưởng thành (Gen Z) của thị trường âm nhạc và phim ảnh.


Trong phần này, chúng ta sẽ đề cập đến cuộc vận động #metoo - cuộc vận động diễn ra chủ yếu trên không gian kỹ thuật số và mạng xã hội (MXH) Twitter, được khởi xướng bởi làn sóng nữ quyền thứ 4 (bấm vào

đây
để đọc lại về sự khác biệt giữa các làn sóng nữ quyền).

Nguồn: Medium

Bối cảnh của cuộc vận động #metoo

Cuộc vận động #metoo bắt đầu được khởi xướng vào khoảng năm 2008 bởi một phụ nữ da màu tên là Tarana Burke. Cô Burke đã từng nhiều lần là nạn nhân của những vụ quấy rối và xâm hại tình dục. Đây chính là nguyên nhân chính thúc đẩy cô khởi xướng cuộc vận động này, nhằm khuyến khích mọi người, nhưng chủ yếu là những phụ nữ da màu như cô, dũng cảm đứng lên và phanh phui tội ác của những kẻ xâm hại.

Cô Burke cũng cho hay, vào thời điểm khởi xướng phong trào, cô chưa từng nuôi dưỡng bất cứ một ý định nào sâu xa hơn ngoài việc đòi lại quyền con người cho những phụ nữ đã từng bị xâm hại. Tuy nhiên, sau một thời gian dài hơn 10 năm, nhiều người đã dần nhận thấy rằng cuộc vận động #metoo đang ngày càng bị biến dạng: từ chỗ đấu tranh vì quyền lợi của phụ nữ dẫn đến thái độ công kích nam giới một cách quá khích (radical) ở những người tham gia phong trào.

Cô Tarana Burke. Nguồn: thelist.com

Các hệ lụy của cuộc vận động #metoo

Chính thái độ công kích quá khích này đã gây ra những hệ lụy khôn lường, bao gồm cả những vụ tự sát không đáng phải xảy ra. Một vụ tự sát bắt nguồn từ cuộc vận động #metoo đã xảy ra tại Thụy Điển vào cuối tháng 3/2018. Được biết, ông Benny Fredriksson - Giám đốc Sáng tạo của Trung tâm Văn hóa Nghệ Thuật Kulturhuset Stadsteatern, thành phố Stockholm, Thụy Điển, đã tự sát vì mặc cảm tội lỗi do bị gây áp lực nặng nề từ cộng đồng những người tham gia cuộc vận động #metoo trên Twitter.

Được biết, ông Fredriksson bị tố đã lợi dụng chức vị và quyền lực của mình để lạm dụng tình dục các nữ nhân viên, và ép một nữ nhân viên phải nạo thai nếu như cô không muốn bị sa thải. Có khoảng 40 người dùng ẩn danh đã dùng những từ ngữ như "kẻ lộng quyền", "Hitler nhí", "ai cũng sợ hắn ta"...để mô tả về ông Fredriksson trên Twitter. Việc nhục mạ như thế này vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi ông Fredriksson đã từ chức.

Ông Benny Fredriksson. Nguồn: Omni

Vấn đề chính của vụ tự sát này là, các phóng viên và nhà báo thường chỉ chọn lọc ra những người nào có chia sẻ tiêu cực về ông Fredriksson, trong khi tiếng nói của những người có cái nhìn tích cực về ông hơn thường bị gạt bỏ một cách có chủ đích. Thực chất, đây chính là cách làm việc của giới báo chí: họ "bán" những tin tức của họ cho người đọc dựa trên độ tiêu cực của những tin tức đó. Thậm chí, có người còn cho biết việc ông Fredriksson ép buộc nữ nhân viên nọ phá thai đã hoàn toàn bị hiểu theo hướng sai lệch: sự thật là ông Fredricksson đã lo ngại rằng việc mang thai có thể khiến nữ nhân viên này không thể hoàn thành tốt vai diễn.

Nguồn: Make a Meme

Một hệ lụy nghiêm trọng khác của cuộc vận động #metoo là nó khiến nam giới ngày càng e ngại trong việc tiếp xúc với phụ nữ, đặc biệt là trong những cuộc gặp gỡ riêng tư hoặc trong giờ làm việc. Họ e ngại rằng mình sẽ trở thành đối tượng tiếp theo bị công kích và hạ bệ bởi #metoo, rằng sự nghiệp và danh dự của họ sẽ ngay lập tức tan thành mây khói. Nếu những việc như thế này tiếp diễn, một ngày nào đó có lẽ nam giới và nữ giới sẽ mất hẳn khả năng tương tác một cách tự nhiên với nhau.

Cuộc vận động #metoo chỉ là một trong rất nhiều dẫn chứng của làn sóng nữ quyền thứ 3 và những phản ứng quá khích trong cộng đồng các Feminists, chủ yếu nhắm vào các đối tượng nam giới. Video dướt đây khắc họa rất rõ ràng cách nói năng và cư xử quá khích của các Feminists khi cảm thấy "lý tưởng" của mình bị chất vấn, đe dọa:

Các Feminists sử dụng ngôn từ và hành xử theo cách rất quá khích và khiếm nhã. Nguồn: YouTube

Đâu là giải pháp?

Có lẽ, vấn đề chủ yếu của phong trào nữ quyền hiện đại nằm ở chủ trương đồng nhất đàn ông và phụ nữ, cùng với những hệ lụy khiến cho sự hài hòa và khả năng tương tác một cách tự nhiên giữa 2 giới đang ngày càng bị đe dọa. Làn sóng nữ quyền thứ 3 rõ ràng đang để lại những di sản rất tồi tệ cho xã hội của chúng ta. Nhưng nếu vậy thì, chúng ta nên hoàn toàn bác bỏ và quay lưng lại với phong trào nữ quyền chăng? Có lẽ đó cũng không phải là câu trả lời.

Câu trả lời sẽ nằm đâu đó ở giữa việc hưởng ứng phong trào nữ quyền một cách quá khích, và việc chia sẻ quyền lợi một cách công bằng hơn giữa đàn ông và phụ nữ. Một trong những phương án, dù vào thời điểm hiện tại có vẻ rất bất khả thi, là nhìn vào mô hình những xã hội mẫu hệ nguyên thủy từ xa xưa và học hỏi từ chúng.

Nguồn: HubPages

Vào thời kỳ đó, nam giới và nữ giới cùng đóng những vai trò rất quan trọng trong xã hội, tuy nhiên không hề giống nhau. Nhiều nghiên cứu ghi nhận rằng trong một xã hội mẫu hệ điển hình, người phụ nữ thường được nhìn nhận là nơi kết giao giữa thế giới của con người và thế giới của các vị thần (nhờ vào khả năng sinh nở của phụ nữ) nên vì thế được đặt vào vị trí trung tâm của cộng đồng. Phụ nữ vào thời kỳ này thường nắm giữ những chức năng như quản lý những công việc liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng, và các việc nhỏ trong gia đình. Trong khi đó, đàn ông nắm giữ quyền quyết định trong lĩnh vực "chính trị", vào thời đó vốn là một công việc rất "tích cực", với mục đích là để chăm sóc và bảo vệ buôn làng và thị tộc của mình, chứ không phải là để tranh giành quyền lực như thời đại ngày nay.

Phụ nữ, với khả năng sinh nở sẵn có, nhưng chân yếu tay mềm, nên trở thành trung tâm của xã hội và được chăm sóc, bảo vệ. Đàn ông, vốn mạnh mẽ hơn, nhưng tự bản thân không thể duy trì nòi giống, nên đảm nhiệm chức năng chăm sóc và bảo vệ, xoay quanh phụ nữ. Như vậy, có thể thấy sự phân bổ chức năng và "quyền lực" này, ở một khía cạnh nào đó, có vẻ cân bằng hơn so với mô hình xã hội phụ hệ của chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, như đã nói, việc thay đổi cơ cấu và mô hình của toàn xã hội đòi hỏi rất nhiều thời gian. Bởi thế nên mô hình xã hội nguyên thủy có lẽ chỉ nên được nhìn nhận như một lý tưởng để hướng đến, không phải một giải pháp để có thể thực hiện một sớm một chiều.

Nguồn: Stef Sifandos

Lời kết

Đàn ông và phụ nữ, chúng ta được tạo hóa ban tặng cho những khả năng và sứ mệnh khác nhau, hòng bổ sung cho nhau. Một khi chúng ta vẫn còn chưa hiểu được rằng đàn ông và phụ nữ được sinh ra là để trân trọng, bảo vệ và tương hỗ lẫn nhau, những cuộc chiến tranh giới (gender wars) vẫn sẽ còn tiếp diễn, và đó là điều mà không một ai mong muốn...chà, có lẽ ngoại trừ cánh nhà báo!


Nguồn:

Lafuente, C. (2018) Who is the woman behind the #MeToo movement?. Link:

Notable Women (2012) Matriarchy: Fact or Fiction?. Link:

Scally, D. (2018) High-profile death prompts backlash against #MeToo in Sweden. Link:

Smith, K. (2018) A male backlash against #MeToo is brewing. Link:


Từ khóa: 

phong trào nữ quyền

,

nữ quyền

,

feminism

,

thuyết âm mưu

,

phụ nữ việt nam

,

văn hóa

MinHu
góc nhìn chia sẻ khá tương đồng với những chia sẻ hôm trc của anh từ Lược sử loài người này.

Trả lời

MinHu
góc nhìn chia sẻ khá tương đồng với những chia sẻ hôm trc của anh từ Lược sử loài người này.