Phụ nữ mà tự tin hay ho như thế thì làm gì phải đi đòi nữ quyền?

  1. Phong cách sống

Không chỉ nóng lên bởi kết quả khiến cư dân mạng chia rẽ, đêm chung kết Rap Việt còn được thổi bùng lên bởi câu nói của MC Trấn Thành sau màn trình diễn của Tlinh và Suboi. Sự xuất hiện của Tlinh và Suboi trong sân chơi Rap Việt đã khiến nhiều người chú ý nhưng câu chuyện của hai nữ rapper trên còn nóng hơn sau khi MC Trấn Thành thả nhẹ câu nói.

"Phụ nữ mà tự tin hay ho như thế thì làm gì phải đi đòi nữ quyền".

Làn sóng phản đối Trấn Thành xuất hiện trên mạng rất nhanh sau đó; đặc biệt là với phụ nữ khi câu nói này một lần nữa lại động chạm tới vấn đề thâm căn cố đế: Phân biệt giới tính và câu chuyện nữ quyền.

Với bản thân mình thì mình tin Trấn Thành không cố ý xúc phạm tới bất cứ ai, cũng như mọi lần Trấn Thành thể hiện quan điểm về phụ nữ trong các chương trình khác (như cách Trấn Thành từng khuyên một cô gái cần yêu đúng cách hơn để không chia tay trong chương trình Người Ấy Là Ai). Trên thực tế, đây một lời khen của Trấn Thành dành cho Tlinh và Suboi. Không biết mọi người nghĩ thế nào?

Từ khóa: 

phong cách sống

Ghost Wolf
Solitary
Mai Minh Thư
Đặng Minh Thư
Nguyễn Duy Thiên
Phan Duy Trúc Anh

Trong bức thư "Gửi nữ công nhân" vào năm 1920, Lenin đã viết: "Bình đẳng về mặt pháp luật vẫn chưa phải là bình đẳng trong thực tế đời sống". Và điều đó cũng chính xác với tình hình thực tại hiện nay về quyền của phụ nữ ở trên thế giới nói chung và nhất là Việt Nam 🇻🇳 nói riêng (vì những nước khác mình chưa được sống lâu dài ở đó nên chưa nhận xét được).

Luật pháp bây giờ đã hoàn toàn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ; thực hiện bảo đảm những nguyên tắc về bình đẳng giới (VD Luật Bình đẳng giới 2006 ở Việt Nam) và chống những phân biệt đối xử về giới tính.

Tuy nhiên, thực tiễn trên đời sống xã hội, phụ nữ vẫn đang bị kìm kẹp bởi hàng loạt những định kiến, đối xử, phân biệt giới tính bất công; và việc "đòi nữ quyền" đó chính là việc kêu gọi, đấu tranh để đòi xóa bỏ những định kiến, phân biệt đối xử bất công, áp bức đấy.

Ví dụ như vấn đề sinh con trai hay gái, đó cũng là một biểu hiện của định kiến bất bình đẳng giới. Tại sao cứ phải sinh con trai? Con gái tại sao lại không thể nối tiếp dòng dõi? Một định kiến bất bình đẳng giới luôn tồn tại hiển nhiên trong suy nghĩ của nhiều người Việt nhưng ta lại hay bỏ qua...

Hay như việc tại sao con gái luôn luôn phải gắn với việc nhà, còn con trai phải "sức dài vai rộng" là trụ cột gia đình (như trong các buổi sum họp gia đình, đa phần đàn ông đều có thể ngồi chơi xơi nước bàn chuyên với nhau ở phòng khách, trong khi các bà, các mẹ lại phải lúi húi nấu ăn trong bếp); hay như định kiến con gái phải làm công việc nữ tính nhẹ nhàng như nghệ thuật, điều dưỡng, nội trợ, bếp núc... thay vì những công việc "đao to búa lớn" như chính trị, nghiên cứu khoa học, thay đổi thế giới...

Luật pháp không tán thành những định kiến này, thậm chí còn nghiêm cấm nó nhưng nó là những định kiến xã hội, là những luật bất thành văn. Vì thế, "phép vua thua lệ làng", có mấy ai dám kiện bố mẹ, ông bà của mình vì họ ngăn cấm mình không được học ngành này, khoa kia; có mấy ai dám tự tin vẫn bước theo lựa chọn của mình mà bỏ qua hết được những thành kiến vẫn cứ "ri rỉ" của những người khác bên tai...

Tất cả những người đó, họ phải đặt niềm tin của mình vào những phong trào "đòi quyền" cho phụ nữ, vì đó là quyền họ đang thiếu, họ muốn có quyền được tự do làm những gì mình muốn, tự do phát triển bản thân, tự do làm những gì mà đàn ông làm được mà không bị những thành kiến, định kiến giới trong xã hội đè nén. Đó là những quyền mà họ phải đòi.


Vì tất cả những lẽ đó, bình đẳng giới là một quá trình gian nan mà chúng ta phải vất vả đấu tranh mới có được. Những phong trào nữ quyền không chỉ đòi những quyền để chúng tồn tại trong pháp luật, mà còn tồn tại trong thực tiễn xã hội. ✊

Trả lời

Ghost Wolf
Solitary
Mai Minh Thư
Đặng Minh Thư
Nguyễn Duy Thiên
Phan Duy Trúc Anh

Trong bức thư "Gửi nữ công nhân" vào năm 1920, Lenin đã viết: "Bình đẳng về mặt pháp luật vẫn chưa phải là bình đẳng trong thực tế đời sống". Và điều đó cũng chính xác với tình hình thực tại hiện nay về quyền của phụ nữ ở trên thế giới nói chung và nhất là Việt Nam 🇻🇳 nói riêng (vì những nước khác mình chưa được sống lâu dài ở đó nên chưa nhận xét được).

Luật pháp bây giờ đã hoàn toàn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ; thực hiện bảo đảm những nguyên tắc về bình đẳng giới (VD Luật Bình đẳng giới 2006 ở Việt Nam) và chống những phân biệt đối xử về giới tính.

Tuy nhiên, thực tiễn trên đời sống xã hội, phụ nữ vẫn đang bị kìm kẹp bởi hàng loạt những định kiến, đối xử, phân biệt giới tính bất công; và việc "đòi nữ quyền" đó chính là việc kêu gọi, đấu tranh để đòi xóa bỏ những định kiến, phân biệt đối xử bất công, áp bức đấy.

Ví dụ như vấn đề sinh con trai hay gái, đó cũng là một biểu hiện của định kiến bất bình đẳng giới. Tại sao cứ phải sinh con trai? Con gái tại sao lại không thể nối tiếp dòng dõi? Một định kiến bất bình đẳng giới luôn tồn tại hiển nhiên trong suy nghĩ của nhiều người Việt nhưng ta lại hay bỏ qua...

Hay như việc tại sao con gái luôn luôn phải gắn với việc nhà, còn con trai phải "sức dài vai rộng" là trụ cột gia đình (như trong các buổi sum họp gia đình, đa phần đàn ông đều có thể ngồi chơi xơi nước bàn chuyên với nhau ở phòng khách, trong khi các bà, các mẹ lại phải lúi húi nấu ăn trong bếp); hay như định kiến con gái phải làm công việc nữ tính nhẹ nhàng như nghệ thuật, điều dưỡng, nội trợ, bếp núc... thay vì những công việc "đao to búa lớn" như chính trị, nghiên cứu khoa học, thay đổi thế giới...

Luật pháp không tán thành những định kiến này, thậm chí còn nghiêm cấm nó nhưng nó là những định kiến xã hội, là những luật bất thành văn. Vì thế, "phép vua thua lệ làng", có mấy ai dám kiện bố mẹ, ông bà của mình vì họ ngăn cấm mình không được học ngành này, khoa kia; có mấy ai dám tự tin vẫn bước theo lựa chọn của mình mà bỏ qua hết được những thành kiến vẫn cứ "ri rỉ" của những người khác bên tai...

Tất cả những người đó, họ phải đặt niềm tin của mình vào những phong trào "đòi quyền" cho phụ nữ, vì đó là quyền họ đang thiếu, họ muốn có quyền được tự do làm những gì mình muốn, tự do phát triển bản thân, tự do làm những gì mà đàn ông làm được mà không bị những thành kiến, định kiến giới trong xã hội đè nén. Đó là những quyền mà họ phải đòi.


Vì tất cả những lẽ đó, bình đẳng giới là một quá trình gian nan mà chúng ta phải vất vả đấu tranh mới có được. Những phong trào nữ quyền không chỉ đòi những quyền để chúng tồn tại trong pháp luật, mà còn tồn tại trong thực tiễn xã hội. ✊

Mình có biết chương trình này, và cũng đã biết Trấn Thành có phát ngôn như thế trong đêm chung kết.

Mình nghĩ câu nói của Trấn Thành khiến nhiều người không thoải mái vì 2 lý do. Một, nó ngầm ám chỉ rằng nữ quyền chỉ dành cho một số người phù hợp hay xứng đáng, mà ở đây là những người phụ nữ hay ho, tài giỏi. Hai, nữ quyền vẫn gắn liền với chữ "đòi" như cách những người phản đối các phong trào nữ quyền vẫn sử dụng trong hàng chục năm qua.

Thuật ngữ "nữ quyền" dù sử dụng uyển ngữ đi thế nào vẫn quy chung về những nỗ lực tạo ra sự bình đẳng hơn cho phụ nữ trong xã hội. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, "nữ quyền" đôi khi bị hiểu theo những nghĩa tiêu cực. Không ít người cho rằng, thế giới này đã bình đẳng và phụ nữ đang cố gắng "thượng đẳng" hơn, muốn "ngồi lên cổ nam giới" hơn nên liên tục "đòi" quyền bình đẳng. Nữ quyền hay quyền nữ - dù bạn sử dụng thuật ngữ nào đi chăng nữa cũng cần nhớ rằng, đó là mong muốn tạo ra thế cân bằng hơn của phụ nữ trong xã hội. Ở mức độ đơn giản, hãy bắt đầu từ những câu nói tôn trọng hơn dành cho phụ nữ.

Mình không theo dõi Rap Việt nên không rõ Trấn Thành nói trong hoàn cảnh như thế nào, vì vậy xin phép không bình luận về Trấn Thành nhé!

Về phụ nữ tự tin thì có cần đòi nữ quyền hay không, dưới góc nhìn của mình là không cần thiết, ít nhất là đối với xã hội Việt Nam hiện nay. Mình thấy khi phụ nữ tự tin, có nghĩa là họ cũng đã có những thành công nhất định. Chúng tôi mạnh mẽ và tin tưởng vào bản thân mình, không có nhu cầu ai đó phải tôn trọng, bởi vì chúng tôi đủ tốt để mọi người phải tôn trọng.

Những người cần bảo vệ có lẽ là những chị em yếu thế trong xã hội, những người còn nhiều vất vả, vật lộn với cuộc sống. Đó là những người cần được cả xã hội quan tâm giúp đỡ, cần các anh phải ga lăng hơn, phải trân trọng hơn.

Đến h mình cũng không rõ là hiện tại phụ nữ còn thiếu những quyền gì để mà phải đi đòi. Bạn nào confirm lại giúp mình xem.

Có những luật bất thành văn mà phụ nữ vẫn cứ phải chịu đựng như:

- Tỉ lệ được nâng lương, thay đổi cấp bậc nếu là nữ trong Doanh nghiệp, trong Nhà nước hay hẳn Quốc hội đi là bao nhiêu

- Trong gia đình phụ nữ có được coi trọng về tiếng nói, chia đều về làm việc nhà, về thời gian chăm sóc con cái

- Đối với xã hội, phụ nữ đã được đối xử công bằng hay chưa hay vẫn trọng nam khinh nữ, đàn bà ăn mâm dưới, đi cửa sau, nấu cỗ thì đàn bà phải làm, phải dọn dẹp, đàn ông chỉ ngồi chơi

Có nhiều thứ chúng ta nói chúng ta không phân biệt nhưng nó thâm căn cố đế bao đời rồi nên phụ nữ đôi khi phải vùng lên, phải phản kháng là như vậy.

Có thể các bạn là đàn ông các bạn nói các bạn không có phân biệt, các bạn tôn trọng vợ, nhưng khi vợ các bạn có ý kiến, nói ra điều bạn không ưng ý, bạn sẵn sàng nói vợ là láo toét, là vợ mà dám ăn nói thế với chồng. Vậy thực sự đó đã là sự công bằng và tôn trọng hoàn toàn hay chưa?