Vì sao chúng ta luôn ngại thay đổi?

  1. Tâm lý học

Mình rất muốn giảm cân, nhưng nghĩ đến sẽ phải thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập thì mình lại thấy rất e ngại. Và bên cạnh đó kiểu như trong cuộc sống hằng ngày, khi phải thay đổi một điều gì đó, cho dù là nhỏ nhất thì mình cũng luôn chần chừ, thậm chí gạt bỏ. Đôi khi mình cũng không thể lý giải tại sao nữa.

Từ khóa: 

tâm lý học

đã quá quen với những công việc xảy ra thường ngày. Chính những thói quen đó đã làm chúng ta trở nên thụ động, lười suy nghĩ, không có chút sáng tạo.... Bạn nên nhớ không có điều gì không thể thay đổi theo thời gian, vậy hãy tập thói quen là chấp nhận thay đổi và sống chung với chúng á bạn

Trả lời

đã quá quen với những công việc xảy ra thường ngày. Chính những thói quen đó đã làm chúng ta trở nên thụ động, lười suy nghĩ, không có chút sáng tạo.... Bạn nên nhớ không có điều gì không thể thay đổi theo thời gian, vậy hãy tập thói quen là chấp nhận thay đổi và sống chung với chúng á bạn

Chào bạn, mình nghĩ ngại thay đổi là tình trạng chung của đa số con người. Bởi ai cũng ngại bị buộc phải rời khỏi vùng an toàn quen thuộc của chính mình.

Để khắc phục tình trạng đó thì chúng ta cần kiên nhẫn và bắt đầu từ những thói quen nhỏ hằng ngày. Ví dụ như thay vì lướt điện thoại trước khi ngủ thì dành thời gian đọc sách, thay vì để bát đũa hôm sau rửa thì ăn xong rửa ngay v.v...

Càng thay đổi được nhiều thói quen thì cơ hội thay đổi bản thân của chúng ta càng lớn. Tuy nhiên, cần hiểu rõ nguyên nhân thực sự khiến chúng ta muốn thay đổi là gì thay vì thay đổi một cách ồ ạt.

Chúc bạn thành công.

Điều này cũng dễ hiểu thôi bởi lẽ bạn sẽ phải thay đổi quá nhiều thứ cùng lúc.

Bản chất của thay đổi hành vi là chống lại những thói quen đã bám rễ trong chế độ vô thức và tự động của não. Nguồn lực của bạn – sự chú ý, tự chủ, động lực,... lại có hạn. Cố thay đổi nhiều khía cạnh cùng lúc sẽ khiến xác suất thất bại trên mọi mặt trận tăng cao, nhất là trong thời gian đầu. Ví dụ như khi giảm cân, bạn phải cùng lúc thay đổi chế độ ăn và thêm vào các buổi tập gym. Dù là hai việc khác nhau nhưng vì có cùng mục tiêu, nên chỉ cần thất bại ở một bên cũng làm bạn nản chí với bên còn lại. Điều này đòi hỏi bạn phải có kế hoạch rõ ràng và chi tiết để tránh đảo lộn cuộc sống cá nhân.

Bên cạnh đó, thay đổi thói quen cũng đồng nghĩa bạn phải thích nghi với nhiều thay đổi nhỏ khác vô tình bị kéo theo. Chẳng hạn, giảm cân tưởng chừng là quyết định đơn giản và độc lập, nhưng thật ra nó yêu cầu các thay đổi liên quan: sắp xếp chế độ dinh dưỡng, tuân theo thực đơn hằng ngày và tập gym. Chỉ riêng việc tập gym đã kéo theo những vấn đề nhỏ nhặt hơn: chọn địa điểm, mua quần áo tập, hay cân bằng lịch sinh hoạt để không lỡ buổi tập. Một quyết định thay đổi tưởng chừng đơn giản hoá ra lại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hằng ngày. Đây là nguyên do khiến nhiều người nhanh chóng nản lòng.

Đặc biệt, bạn chưa nhìn thấy được lợi ích. Bên cạnh việc quá thoải mái với hiện tại, bạn e ngại thay đổi còn vì thiếu đi một lý do thật sự thuyết phục, đó là lợi ích sau khi thay đổi. Dù bạn có thể không thích trạng thái hiện tại, nhưng việc tương lai mịt mờ cũng khiến bạn chần chừ không biết liệu việc thay đổi có đáng giá không và khó thuyết phục mình giữ vững lập trường. Có thể bạn nghĩ giảm cân sẽ được mặc nhiều quần áo đẹp. Nhưng khi tìm được một bộ đồ vừa vặn, bạn sẽ lại tự an ủi "cứ thế này cũng ổn". Nhưng nếu đặt lợi ích là cải thiện sức bền cho những chuyến đi chơi xa, để các khớp gối không chịu khổ khi về già, hay dễ thấy nhất là tâm trạng sảng khoái mỗi sáng, bạn sẽ được tiếp sức để duy trì lâu hơn.

Vì chúng ta chưa thực sự nhìn ra mọi vấn đề xấu, chúng ta vẫn luôn nghe ra rả thôg tin cần ăn sáng cần tập thể dục cần phải vệ sinh sạch sẽ cố gắng cần cù nhưng chúng ta không nhận ra nếu chúng ta lề mề chậm chạp thì ng # sẽ làm hộ mình, sẽ mất thời gian của mình, sẽ khiến mình xuống dốc trì trệ rồi nghĩ rằng mình chẳng có cgi giỏi khi mình cứ suy nghĩ muốn làm việc này làm việc kia mà lại k thử làm luôn thay vào đó lại cứ nghĩ/ rồi để lại đó hết. Tâm trí chúng ta cũng giống như bút mực cứ bơm mực mà k viết ra thì sẽ trào mực và úa đen.
Và bạn có biết tại sao bọn tây bằng tuổi bạn sao nhìn chúng nó già vậy ko, tôi nghĩ có lẽ tổ tiên bọn chúng từ xưa đã phải sống trong những vùng khí hậu khắc nghiệt nên buộc bọn chúng phải căng đầu ra suy nghĩ cách tồn tại còn chúng ta thì sốg trong hoa quả sơn nên ko phải lo nghĩ nhiều nhưng lại bị ăn đòn nhiều mà sao vẫn chưa chịu thay đổi vẫn ỳ ra như linh vật trâu vàng vậy chứ.xin lỗi bạn đọc có lẽ tôi đã nói quá nhưng buộc tôi phải nói vì tôi khó thay đổi được thói quen.hi

vì sự thay đổi khiến ta tốn nhiều năng lượng trước mắt

Vì thói quen cũ hấp dẫn hơn, ngủ nướng sướng hơn, ăn nhiều thích hơn, buông thả dễ hơn.

Do đó người thay đổi được mới đổi được kết quả, mới có thành tích tốt, mới có sức khoẻ tối ưu.

Mọi thứ đều phải trả giá xứng đáng bạn ạ.

Thay vì muốn nghe ng # khen là thế này ổn rồi thế này là được rồi thì mình phải tự nghiêm khắc vs bản thân mình trong 1 số chuyện nhất định. Cần thiết là phải làm luôn, phải nỗ lực hơn. Còn lại hãy để cho bản thân đc thoải mái, muốn gì làm nấy rồi tự khắc sẽ bt cái nào ổn, chuyện nào không.
Ngại thay đổi là biểu hiện của sự chậm pt.hi cần phải tạo ra cái gì đó để buộc chúng ta phải thay đổi