Quan điểm của Ăngghen về bản chất của tôn giáo trong tác phẩm Chống Duyrinh

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

• Ăngghen cho rằng, bản chất của tôn giáo là sự phản ánh hư ảo hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người. Để phê phán tư tưởng nếu không có sự thờ cúng thì tôn giáo cũng không còn nữa của Duyrinh đã đưa ra, Ăngghen đã viết: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”. Ví dụ: thời kì đầu mây, sấm, chớp … đã tác động đến cuộc sống của con người => vì vậy lực lượng tự nhiên đã được phản ánh như những thần sấm, thần mưa … Trong thời kì phát triển về sau mỗi dân tộc lại có những cách nghĩ và hình tượng hoá khác nhau về lực lượng tự nhiên điều này dẫn đến việc các lực lượng thiên nhiên được thần thánh hoá với nhiều hìn dáng hay tên gọi khác nhau ( thần sấm sét: bắc âu là Thor, hi lạp là Zeus, việt nam là thiên lôi ….) Về sau khi đời sống phát triển con ngừoi có tư duy hơn về đời sống điều này khiến tư duy của họ về giới tự nhiên cũng khác đi do đó những lực lượng tự nhiên dần mang tính xã hội.  Theo đó, bản chất của tôn giáo trước hết được xem xét từ phương diện là cái phản ánh, là một hình thái ý thức xã hội. Xét theo bản chất của tôn giáo từ phương diện là cái phản ánh thì tôn giáo tồn tại với tính cách là một thực thể xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội. Ngoài ra còn là một hệ thống cấu trúc bao gồm các yếu tố tinh thần và vật chất hợp thành rất phức tạp. • Khi nêu ra bản chất của tôn giáo từ sự phản ánh, Ăngghen đã chú ý đến cái được phản ánh từ 2 cấp độ  Cấp độ 1: đó là những lực lượng ở bên ngoài, chi phối cuộc sống hằng ngày của con người, mà chúng ta có thể hiểu là giới tự nhiên. Giới tự nhiên tác động đến con người từ cả 2 phía ( tạo ra điều kiện, nguyên nhân cho sự phát triển và ngược lại cũng gây ra những tai hoạ không nhỏ). Tuy nhiên chính sự hữu hạn về nhận thức, một mặt thúc đẩy khoa học phát triển nhưng mặt khác lại là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành, tồn tại của các tư tưởng tôn giáo.  Cấp độ 2: đó là sự phản ánh về những lực lượng trần thế đã mang hình thức siêu trần thế, mà có thể hiểu là hoàn cảnh xã hội của con người, là mối quan hệ người – người ( tính giai cấp). Mặc dù các mối quan hệ xã hội là từ con người, bởi con người, nhưng trong nội dung phản ánh của tôn giáo thì “những lực lượng này đối lập với con người, một cách xa lạ lúc đầu cũng không thể hiểu được đối với họ, và cũng thống trị họ với cái vẻ tất yêu bề ngoài giống như bản thân những lực lượng tự nhiên vậy”.
Trả lời
• Ăngghen cho rằng, bản chất của tôn giáo là sự phản ánh hư ảo hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người. Để phê phán tư tưởng nếu không có sự thờ cúng thì tôn giáo cũng không còn nữa của Duyrinh đã đưa ra, Ăngghen đã viết: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”. Ví dụ: thời kì đầu mây, sấm, chớp … đã tác động đến cuộc sống của con người => vì vậy lực lượng tự nhiên đã được phản ánh như những thần sấm, thần mưa … Trong thời kì phát triển về sau mỗi dân tộc lại có những cách nghĩ và hình tượng hoá khác nhau về lực lượng tự nhiên điều này dẫn đến việc các lực lượng thiên nhiên được thần thánh hoá với nhiều hìn dáng hay tên gọi khác nhau ( thần sấm sét: bắc âu là Thor, hi lạp là Zeus, việt nam là thiên lôi ….) Về sau khi đời sống phát triển con ngừoi có tư duy hơn về đời sống điều này khiến tư duy của họ về giới tự nhiên cũng khác đi do đó những lực lượng tự nhiên dần mang tính xã hội.  Theo đó, bản chất của tôn giáo trước hết được xem xét từ phương diện là cái phản ánh, là một hình thái ý thức xã hội. Xét theo bản chất của tôn giáo từ phương diện là cái phản ánh thì tôn giáo tồn tại với tính cách là một thực thể xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội. Ngoài ra còn là một hệ thống cấu trúc bao gồm các yếu tố tinh thần và vật chất hợp thành rất phức tạp. • Khi nêu ra bản chất của tôn giáo từ sự phản ánh, Ăngghen đã chú ý đến cái được phản ánh từ 2 cấp độ  Cấp độ 1: đó là những lực lượng ở bên ngoài, chi phối cuộc sống hằng ngày của con người, mà chúng ta có thể hiểu là giới tự nhiên. Giới tự nhiên tác động đến con người từ cả 2 phía ( tạo ra điều kiện, nguyên nhân cho sự phát triển và ngược lại cũng gây ra những tai hoạ không nhỏ). Tuy nhiên chính sự hữu hạn về nhận thức, một mặt thúc đẩy khoa học phát triển nhưng mặt khác lại là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành, tồn tại của các tư tưởng tôn giáo.  Cấp độ 2: đó là sự phản ánh về những lực lượng trần thế đã mang hình thức siêu trần thế, mà có thể hiểu là hoàn cảnh xã hội của con người, là mối quan hệ người – người ( tính giai cấp). Mặc dù các mối quan hệ xã hội là từ con người, bởi con người, nhưng trong nội dung phản ánh của tôn giáo thì “những lực lượng này đối lập với con người, một cách xa lạ lúc đầu cũng không thể hiểu được đối với họ, và cũng thống trị họ với cái vẻ tất yêu bề ngoài giống như bản thân những lực lượng tự nhiên vậy”.