[Quan điểm của bạn] "Giáo dục" có khác với "đào tạo" không?

  1. Giáo dục

Liên quan đến vấn đề gia tăng năng suất lao động Việt những ngày gần đây, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói rằng những quốc gia nào không có đột phá về giáo dục, thì sẽ không thể có kì tích về kinh tế.

Nhưng lại có ý kiến cho rằng "giáo dục" và "đào tạo" là 2 thứ khác nhau, và rằng VN từ xưa đến nay chỉ chú trọng vào công tác "giáo dục" mà không chú trọng công tác "đào tạo", dẫn đến thực trạng là số lượng thầy giỏi nhiều hơn số lượng thợ giỏi. Thế nên muốn tăng năng suất lao động, cần phải chú trọng hơn vào công tác "đào tạo".

Bạn có đồng ý với quan điểm này không và tại sao?

Từ khóa: 

giáo dục

,

đào tạo

,

năng suất lao động

,

lao động việt

,

giáo dục

Giáo dục và đào tạo là hoạt động có tổ chức của xã hội nhằm bồi dưỡng và phát triển các phẩm chất, năng lực của con người.

+, Giáo dục là một quá trình mà trong đó kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của một người hay một nhóm người này được truyền tải một cách tự nhiên mà không hề áp đặt sang một người hay một nhóm người khác thông qua giảng dạy, đào tạo hay nghiên cứu để từ đó tìm ra, khuyến khích, định hướng và hỗ trợ mỗi cá nhân phát huy tối đa được ưu điểm và sở thích của bản thân khiến họ trở thành chính mình, qua đó đóng góp được tối đa năng lực cho xã hội trong khi vẫn thỏa mãn được quan điểm, sở thích và thế mạnh của bản thân.

+, Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định.

=> Đào tạo thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, thường đào tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình độ nhất định

Trả lời

Giáo dục và đào tạo là hoạt động có tổ chức của xã hội nhằm bồi dưỡng và phát triển các phẩm chất, năng lực của con người.

+, Giáo dục là một quá trình mà trong đó kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của một người hay một nhóm người này được truyền tải một cách tự nhiên mà không hề áp đặt sang một người hay một nhóm người khác thông qua giảng dạy, đào tạo hay nghiên cứu để từ đó tìm ra, khuyến khích, định hướng và hỗ trợ mỗi cá nhân phát huy tối đa được ưu điểm và sở thích của bản thân khiến họ trở thành chính mình, qua đó đóng góp được tối đa năng lực cho xã hội trong khi vẫn thỏa mãn được quan điểm, sở thích và thế mạnh của bản thân.

+, Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định.

=> Đào tạo thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, thường đào tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình độ nhất định

*Cả giáo dục và đào tạo đều rất cần thiết cho sự phát triển của một quốc gia. Nhưng việc đầu tư vào "giáo dục" hay "đào tạo" còn tùy thuộc vào chiến lược,... của quốc gia đó.

Mình nghĩ hai thứ này có chút khác nhau. Do

-Giáo dục sẽ giúp người học mở mang kiến thức nhưng nó không quan tâm là bạn sẽ sử dụng kiến thức như thế nào. Ví dụ môn địa lí bạn học về đất nước châu Phi về các đk tự nhiên, địa lí... của nó nhưng người dạy không cần biết tương lai bạn có đi đến đó không ?

-Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. Nói chung đào tạo để giúp con người làm một công việc nào đó. Ví dụ đào tạo một thợ sửa chữa Ô-tô trong 5-6 tháng mà không cần thiết họ có nhiều kiến thức về lí thuyết liên quan... (đào tạo phi công, thợ điện...)

**Việt Nam mình thuộc nhóm các nước đang phát triển nên cần rất nhiều thợ giỏi có qua "đào tạo" để tiếp nhận, sử dụng các thành tựu công nghệ tương lai, có như thế mới đưa nền kinh tế hội nhập toàn cầu

-Tuy nhiên, VN mình lại làm ngược lại những điều kia. Rõ ràng là VN chú trọng vào "giáo dục" hơn. Điều đó cũng đúng bởi hầu hết mọi người đều được học tập kiến thức (hay có thể gọi là "giáo dục" ?) suốt từ cấp 1,2,3 và cả đại học. Và các trường ĐH (đại diện cho giáo dục nhiều hơn) được chú trọng đầu tư hơn hẳn các trường CĐ, trường nghề (đại diện cho đào tạo là chính) + Định kiến là phải học ĐH, nếu thi rớt thì năm sau thi lại => Nó hơi "mất cân bằng" trong thời điểm hiện tại => Lí do nhiều thầy giỏi (có kiến thức nhưng hạn chế kĩ năng) nhưng thợ giỏi thì khan hiếm vô cùng. Lao động trình độ đại học thì nhiều, còn trình độ thấp hơn (CĐ, nghề) lai ít vô cùng.

***Mình nghĩ nên cần thêm lao động có trình độ tay nghề cao, giảm ít đại học. Để làm được điều đó thì "đào tạo" là quan trọng nhất. Việc đó còn tùy thuộc vào chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư cho các cơ sở dạy nghề, CĐ, trung cấp.... của chính phủ. Như thế thì nước ta mới không để vụt mất cơ hội hay đi chậm lại so với các nước khác trong tình hình toàn cầu hóa kinh tế ngày nay.

P/s: Xung quanh mình gần đây mọi người cũng theo các lớp, trường dạy nghề với mục đích có việc làm sớm do thời gian đào tạo ngắn hạn. Nếu may mắn có việc làm thì còn được công ty đưa đi học cao hơn. Đại học thì yêu cầu bạn ra trường sớm + gặp thời thì sẽ bay cao thật cao, còn ngược lại thì ...

Thân ! ^^

Bạn Trương Duy Mạnh lưu ý cho mình nhé, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứ không phải cố chủ tịch Trần Đại Quang. Đại ý bài báo có nêu các ý như bạn đưa ra, theo mình: - Giáo dục, đào tạo phải gắn liền nhau. Cơ bản, giáo dục ở nước ta vẫn nặng tính bằng cấp. Bạn học đại học ra chưa chắc bạn đã đáp ứng được yêu cầu công việc mà xã hội đặt ra. Chính vì vậy, giáo dục trong trường đại học giúp bạn có vốn kiến thức và kĩ năng cần thiết để bạn ra đời. Nhưng để có thu nhập, có việc làm ổn định, thành công và giúp nhiều người, bạn cần trau dồi rất nhiều ngoài trường đời. Ý mình muốn nói đây là kiến thức thực tế. Nhiều người như mình quan sát, đặc biệt ở nước ngoài, họ không hề có bằng cấp cao nhưng lại vô cùng thành công, ông chủ tập đoàn Microsof, Jac Ma, ... Nói điều này, để thấy rằng, giáo dục và môi trường sống tại nhiều nước có điểm khác biệt với chúng ta. Giáo dục thời nào cũng quan trọng, nền giáo dục tạo ra nhân tài và là nhân tố cơ bản đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển. Hạn chế lớn nhất của nền giáo dục nước ta là "nhiều thầy thiếu thợ". Muốn thay đổi điều này, mỗi người hãy chính là người thay đổi tư duy học tập và rèn luyện của chính mình. Trân trọng những điều bạn học từ nhà trường và vận dụng được vốn kiến thức vào thực tế cuộc sống

Mình thật sự không rành về từ nguyên của "giáo dục" và "đào tạo", nhưng mình nghĩ nó khác nhau vì nếu không thì chúng ta chỉ cần gọi "Bộ giáo dục" là được rồi, cần gì đặt tên "Bộ giáo dục và đào tạo"?

Mình nói về nghĩa tiếng Anh, "giáo dục" thường được dịch thành "education", còn "đào tạo" là "training". Nghĩa tiếng Anh thì 2 cái này khác nhau đó.

Training thường được hiểu là việc luyện tập hoặc học một (hoặc nhiều) kỹ năng cụ thể. Đó có thể là kỹ năng mềm (giao tiếp, lãnh đạo,...) hay kỹ năng cứng (chính là khái niệm thợ mà nhiều người đề cập), thậm chí bao gồm luôn cả thể chất như gym, yoga,...

Education lại thường được hiểu là một hệ thống những môn cơ bản và có liên đới với nhau, lập thành một tổng thể để giúp con người trưởng thành và có nền tảng để làm những chuyện khác.

Cả hai đều hướng tới việc thay đổi con người, và làm cho họ tốt lên, nhưng có khác biệt về cách tiếp cận. Một cái là cóp nhặt một thứ cụ thể để khiến người ta trở nên rành hơn và tốt hơn về mặt đó, một cái là thiết lập nền tảng để người ta có thể đi xa hơn.

Lấy ví dụ như bạn muốn với tới trái cây trên cao, bạn sẽ có 2 cách: Một là bạn nhảy lên để với lấy nó, hai là bạn đứng lên một cái bục hay một chỗ cao hơn để lấy. OK, tôi vừa đùa các bạn đó, thực ra còn cách thứ 3 là vừa đứng trên bục vừa nhảy lên, cách này là hiệu quả nhất.

Vậy, rõ ràng là nếu bạn có cái nền cao hơn thì bạn sẽ với cao hơn, và đó là nhiệm vụ của education. Nếu bạn đã có cái nền education đó rồi, mà muốn bức lên nữa trong một mảng/skill cụ thể thì bạn cần phải training.

Cũng chính vì như vậy, nên thường việc training sẽ đến từ nhu cầu. Đó có thể là nhu cầu của công việc, của công ty, hay thậm chí là của chính bạn và gia đình bạn. Nhưng nhu cầu thì mỗi người mỗi khác, thậm chí cùng một nhu cầu đó nhưng những người khác nhau lại có mức kỳ vọng khác nhau. Nên thông thường, việc training này không diễn ra đại trà (như education), mà người ta sẽ có những trung tâm chuyên dành cho việc training kỹ năng cụ thể.

Ngược lại, education lại xuất phát từ định hướng. Đó có thể là định hướng của xã hội, của đất nước, thậm chí là của gia đình hay của chính bạn. Vấn đề nằm ở chỗ, để đạt được cái định hướng dài hạn đó, bạn phải chuẩn bị rất nhiều thứ, và trong những thứ cần chuẩn bị đó thì có những thứ rất chung mà hầu hết ai cũng cần. Thế là hình thức education xuất hiện với quy mô đại trà hơn.

Có một cách nhìn khác là giống như phản xạ của con người và loài vật, có 2 loại: có điều kiện và không điều kiện. Education gần giống như dạng không có điều kiện, vì nó ăn sâu trong tâm trí của mỗi người, nên khi người ta xài thì cũng không nhận biết được. Còn training thì giống như phản xạ có điều kiện, phải liên tục kích thích thì mới được, và rồi sẽ hình thành thói quen (nói kiểu dân dã là "trăm hay không bằng tay quen").

Mình viết hơi lằng ngằng, tóm lại chỉ là một cái là tạo nền tảng, một khi bạn đã vượt lên nền tảng đó thì bạn khó có thể lui lại được, cái còn lại là học một kỹ năng xác định, để đạt được mục đích gì đó.

Đầu tiên, ko liên quan nhưng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhé. Mong bạn chỉnh sửa lại cho đúng. Và với câu hỏi thì.

Đào tạo là 1 phần của giáo dục. Hay giáo dục (là giảng dạy, truyền đạt, đào tạo) là đã bao gồm đào tạo.

Thầy nhiều hơn thợ là vì ng muốn làm thầy nhiều hơn người muốn làm thợ, vì thầy tất nhiên giỏi hơn thợ. Mà đào tạo đc nhiều người giỏi thì nền giáo dục đó quá tốt còn gì. Nên ý kiến này đã sai trong chính câu chữ.

Nên nếu muốn tăng năng suất lao động cần đào tạo ra 1 lớp thợ có tay nghề cao, tất nhiên, thợ giỏi thì thành phẩm nhanh hơn, tốt hơn. Nhưng bên cạnh đó, cần phải có giáo dục về tính trách nhiệm, khả năng chịu đựng, tác phong, kiên nhẫn,... nếu ko thì khó mà ra được sản phẩm. 

Thợ "dỏm"tuy siêng nhưng sản phẩm khó có thể tốt. Còn ng giỏi mà ko làm, hoặc vừa làm vừa chơi thì sản phẩm chẳng thể đảm bảo đc.

Vì vậy, dùng từ giáo dục ở đây ko sai. Đào tạo phải cả cái tay và cái đầu, kiểu như tạo ra con người có cả tài và đức vậy.

Còn trước nay chỉ chú trong giáo dục mà ko chú trọng đào tạo. Phải là giáo dục chưa đúng hướng và chưa đầy đủ mới đúng. Tạo ra quá nhiều cử nhân với đầu vào các ngành khó mà chỉ tầm 10đ đầu vào. Mà Đại học ở VN vào đc là ra đc, chỉ có quá tệ mới ko ra đc thôi. Vậy thì giáo dục đào tạo thì nhiều mà chất lượng giáo dục, chất lượng đào tạo ko cao thôi. Nên cần phải thay đổi giáo dục thì mới có thể cải thiện đc.