Quan hệ đối ngoại Trung Quốc?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Tính đến tháng 6 năm 2017, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quan hệ ngoại giao với 175 quốc gia (trong đó có Palestine, quần đảo Cook và Niue).[112] Tính hợp pháp của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là vấn đề tranh chấp đối với Trung Hoa Dân Quốc và một vài quốc gia khác (tính đến tháng 6 năm 2017 có 20 quốc gia có quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Hoa Dân Quốc[113]). Năm 1971, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế là đại diện duy nhất của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc và vị thế là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.[114] Trung Quốc là một cựu thành viên và cựu lãnh đạo của Phong trào không liên kết, và vẫn nhìn nhận bản thân là nước bênh vực cho những quốc gia đang phát triển.[115] Trung Quốc là một thành viên trong nhóm BRICS cùng với Brasil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi.[116] Theo Chính sách Một Trung Quốc, chính phủ trung ương tại Bắc Kinh đặt điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ ngoại giao là các quốc gia khác phải thừa nhận yêu sách của họ đối với Đài Loan và đoạn tuyệt các quan hệ chính thức với chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Các quan chức Trung Quốc nhiều lần kháng nghị khi các quốc gia khác tiến hành đàm phán ngoại giao với Đài Loan,[117] đặc biệt là trong vấn đề giao dịch vũ khí.[118] Trung Quốc cũng kháng nghị những hội nghị chính trị giữa các quan chức chính phủ ngoại quốc và Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.[119] Phần lớn chính sách ngoại giao hiện hành của Trung Quốc được tường thuật là dựa trên "Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình" của Thủ tướng Chu Ân Lai, và cũng được thúc đẩy bởi khái niệm "hòa nhi bất đồng", theo đó khuyến khích quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia bất kể khác biệt về ý thức hệ.[120] Trung Quốc có quan hệ kinh tế và quân sự thân cận với Nga,[121] và hai quốc gia thường nhất trí khi bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.[122][123][124] Ngoài yêu sách đối với Đài Loan, Trung Quốc cũng tham dự một số tranh chấp lãnh thổ quốc tế khác. Kể từ thập niên 1990, Trung Quốc tham dự các cuộc đàm phán nhằm giải quyết tranh chấp về biên giới trên bộ, trong đó có tranh chấp biên giới với Ấn Độ và một biên giới chưa phân định với Bhutan. Ngoài ra, Trung Quốc còn tham dự các tranh chấp đa phương quanh quyền chiếm hữu một số đảo nhỏ trên biển Đông và biển Hoa Đông, gồm bãi cạn Scarborough[125], quần đảo Senkaku[126] quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.[127] Trung Quốc thường được tán tụng là một siêu cường tiềm năng, một số nhà bình luận cho rằng phát triển kinh tế nhanh chóng, phát triển năng lực quân sự, dân số rất đông, và ảnh hưởng quốc tế gia tăng là những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ giữ vị thế nổi bật trên toàn cầu trong thế kỷ XXI.[19][128] Một số học giả lại đặt câu hỏi về định nghĩa "siêu cường", lý luận rằng chỉ riêng kinh tế lớn sẽ không giúp Trung Quốc trở thành siêu cường, và lưu ý rằng Trung Quốc thiếu ảnh hưởng quân sự và văn hóa như Hoa Kỳ.[129]
Trả lời
Tính đến tháng 6 năm 2017, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quan hệ ngoại giao với 175 quốc gia (trong đó có Palestine, quần đảo Cook và Niue).[112] Tính hợp pháp của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là vấn đề tranh chấp đối với Trung Hoa Dân Quốc và một vài quốc gia khác (tính đến tháng 6 năm 2017 có 20 quốc gia có quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Hoa Dân Quốc[113]). Năm 1971, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế là đại diện duy nhất của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc và vị thế là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.[114] Trung Quốc là một cựu thành viên và cựu lãnh đạo của Phong trào không liên kết, và vẫn nhìn nhận bản thân là nước bênh vực cho những quốc gia đang phát triển.[115] Trung Quốc là một thành viên trong nhóm BRICS cùng với Brasil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi.[116] Theo Chính sách Một Trung Quốc, chính phủ trung ương tại Bắc Kinh đặt điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ ngoại giao là các quốc gia khác phải thừa nhận yêu sách của họ đối với Đài Loan và đoạn tuyệt các quan hệ chính thức với chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Các quan chức Trung Quốc nhiều lần kháng nghị khi các quốc gia khác tiến hành đàm phán ngoại giao với Đài Loan,[117] đặc biệt là trong vấn đề giao dịch vũ khí.[118] Trung Quốc cũng kháng nghị những hội nghị chính trị giữa các quan chức chính phủ ngoại quốc và Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.[119] Phần lớn chính sách ngoại giao hiện hành của Trung Quốc được tường thuật là dựa trên "Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình" của Thủ tướng Chu Ân Lai, và cũng được thúc đẩy bởi khái niệm "hòa nhi bất đồng", theo đó khuyến khích quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia bất kể khác biệt về ý thức hệ.[120] Trung Quốc có quan hệ kinh tế và quân sự thân cận với Nga,[121] và hai quốc gia thường nhất trí khi bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.[122][123][124] Ngoài yêu sách đối với Đài Loan, Trung Quốc cũng tham dự một số tranh chấp lãnh thổ quốc tế khác. Kể từ thập niên 1990, Trung Quốc tham dự các cuộc đàm phán nhằm giải quyết tranh chấp về biên giới trên bộ, trong đó có tranh chấp biên giới với Ấn Độ và một biên giới chưa phân định với Bhutan. Ngoài ra, Trung Quốc còn tham dự các tranh chấp đa phương quanh quyền chiếm hữu một số đảo nhỏ trên biển Đông và biển Hoa Đông, gồm bãi cạn Scarborough[125], quần đảo Senkaku[126] quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.[127] Trung Quốc thường được tán tụng là một siêu cường tiềm năng, một số nhà bình luận cho rằng phát triển kinh tế nhanh chóng, phát triển năng lực quân sự, dân số rất đông, và ảnh hưởng quốc tế gia tăng là những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ giữ vị thế nổi bật trên toàn cầu trong thế kỷ XXI.[19][128] Một số học giả lại đặt câu hỏi về định nghĩa "siêu cường", lý luận rằng chỉ riêng kinh tế lớn sẽ không giúp Trung Quốc trở thành siêu cường, và lưu ý rằng Trung Quốc thiếu ảnh hưởng quân sự và văn hóa như Hoa Kỳ.[129]