Quan niệm về bản tính người Augustine ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Trước hết T. Augustino cho rằng con người gồm linh hồn và thân xác. Thánh nhân đề cao linh hồn hơn thân xác, coi trọng những "sinh hoạt" của linh hồn hơn những hoạt động của thân xác. T. Augustino cho rằng tương quan giữa linh hồn và thân xác giống như mối tường quan giữa người thợ và công cụ của họ hay giữa một người nghệ sĩ và nghệ khí của họ. Chính vì vậy, Augustino cho rằng tri thức cảm giác trong con người là một trường hợp đặc biệt trong những trường hợp mà linh hồn sử dụng thân xác. Qua đó, thánh nhân thiết định một công thức: Linh hồn có thể tác động trên thân xác nhưng thân xác không thể tác động trên linh hồn. Đó là hệ luận liên quan giữa người thợ và công cụ của họ. Cái gì bên dưới theo bản tính không có khả năng tác động ngược lên cái gì bên trên. Augustino đã nhấn mạnh rằng cả những cảm giác của thể xác cũng là một tác động của linh hồn, một tác động đã được khởi động lên qua những cơ quan cảm giác của thể xác, đó là một sự biến đổi trong cơ quan cảm giác tự nó không phải là một cảm giác, nếu một cách nào đó nó không được báo cáo cho trí khôn. Từ đó, cho ta thấy Augustino nhằm giải thích sự liên quan tương hỗ giữa ý thức của trí khôn hay linh hồn là sự biến đổi trong cơ thể nhưng không để cho cơ thể là nguyên nhân khởi động lên ý thức của trí khôn. Thánh nhân cho rằng mỗi một cơ thể có một linh hồn riêng và không bắt nguồn từ thượng đế. Linh hồn tạo ra như một huyền bí, linh hồn bất tử. Augustino đã xem linh hồn như một thực thể riêng biệt và độc lập. Giữa linh hồn và thân xác không có trách nhiệm và ảnh hưởng biện chứng, tương hổ lẫn nhau. Việc kết hợp giữa linh hồn và thân xác trong hiện tại của con người không phải là lý tưởng. Tình trạng hiện nay của con người là do hậu quả của tội nguyên tổ. Linh hồn không phải là vật chất, nó khác hoàn toàn với thể xác và sau khi thân xác chết đi thì linh hồn trở về với thần thánh và đó mới là cuộc sống đích thực của họ. Với quan niệm của Augustino thì linh hồn sử dụng thân xác như một công cụ. Linh hồn là “một bản thể độc lập và chỉ khi tham dự với lý tính thì có khả năng chi phối thân xác”. Hồn đóng vai trò quyết định nhưng trong con người luôn tồn tại trạng thái giằng co đối lập giữa: Tôt - Xấu, Thiện - Ác, Tích cực – Tiêu cực. Sở dĩ có như vậy trong con người vì con người có tự do. Thánh nhân đã nhận thấy trong cuộc sống của mình những khích lệ, những tình cảm và những khuynh hướng đi ngược chiều với ý muốn của mình. Chính Augustino đã thú nhận rằng: “Chính mình đã tự lừa dối mình bằng nhiều cách như: khi thì lấy sự tò mò làm sự hiểu biết, khi thì cầu khẩn Thiên Chúa cho mình một biểu hiện để có thể làm những gì mình có ngay lúc này, khi thì tỏ ra hài lòng về điều thiện mình làm nhưng đồng thời lại lấy đó làm điều hãnh diện với người khác”. Trong bản tính của con người còn có ý muốn là một quan năng hàm hồ khó hiểu. Từ đó, Augustino nói rằng tự do theo ý muốn trải qua hai trạng thái ngược chiều nhau: Một là tự do, vật vờ rõ hết sức muốn mà không sao quyết định nổi, muốn và thức hiện được ý muốn ấy không đi đôi với nhau. Augustino xem sự nhu nhược ấy như dính liền với căn tính của con người. Hai là một khi con người quyết định rồi thì mọi sự trở thành vững chắc, không thể lay chuyển, giờ đây ý muốn trở thành tất định, chính tác động muốn có nghĩa là chấm hết mọi do dự, mọi bất định và mọi hoài nghi cũng như chấn hết mọi áp lực từ ngoại tại. Trong vấn đề nhận thức T. Augustino quan niệm con người có sẵn những nguyên lý của lý trí và nguyên tắc của luân lý, như đã có sẵn quy luật mọi tư tưởng và hành động. Nó có trước và tự đối lập với những hoạt động của cảm giác nơi con người. Augustino đã phân biệt một bên là: sự nhìn xem bằng thể xác và một bên là nhìn xem bằng tinh thần. + Sự nhìn xem bằng thể xác là một sự biến đổi trong đôi mắt khi nhìn xem sự vật và đó là kết quả của sự gặp gỡ giữa đôi mắt và sự vật được nhìn xem. + Sự nhìn xem bằng tinh thần là một quá trình của trí óc đi theo sự nhìn xem bằng thể xác, nếu không có sự nhìn xem này thì quá trình cảm giác không thể được nhìn nhận như một kinh nghiệm cảm giác, vì mọi kinh nghiệm tri thức đều là một tác động của trí khôn cả. Nhưng “ Sự nhìn xem bằng tinh thần ” không thể xuất phát từ sự nhìn xem bằng thể xác từ một nguyên nhân được vì thể xác không thể chi phối linh hồn. Từ đó cho ta thấy được sự nhìn xem bằng tinh thần là một quá trình biệt lập trong việc mơ mộng hay tưởng tượng, mặc dù không có mặt của sự nhìn xem bằng thể xác. Trong cả việc nhìn xem, cả việc mơ mộng và tưởng tượng, quá trình trí óc đều giống nhau, vì tất cả những gì xuất hiện trước mắt trí khôn thì đều có cùng một bản chất như nhau. Trong mỗi trường hợp cái gì trí khôn nhìn thấy không phải một đối tượng ngoại tại với nó mà là một hình ảnh ở trong nó. Sự khác biệt giữa cảm giác và tưởng tượng là ở chỗ trong cảm giác là một quá trình của sự nhìn xem bằng thể xác luôn đi kèm với một quá trình trí óc, ngược lại trong khi tưởng tượng thì không có như thế. Augustino chú ý đến quá trình tri giác thì cảm giác cũng quan trong và cống hiến cho ta một chỉ dẫn như sau: chính sự chú ý hướng dẫn sự nhìn xem của trí khôn và qua đó chính sự chú ý lại ngăn trở hoạt động tự do của tưởng tượng trong trí óc. Chính vì vậy, cảm giác và tưởng tượng có thể phân biệt được trong kinh nghiệm bằng cách kéo chú ý đến sự hiện diện của chú ý, vì sự hiện diện của nó bất đồng trong sáng tạo của trí tưởng tượng và bảo đảm bằng những gì hàm chứa trong trí óc đều có một liên quan nào đó với những giác quan thể xác và thế giới của chúng.
Trả lời
Trước hết T. Augustino cho rằng con người gồm linh hồn và thân xác. Thánh nhân đề cao linh hồn hơn thân xác, coi trọng những "sinh hoạt" của linh hồn hơn những hoạt động của thân xác. T. Augustino cho rằng tương quan giữa linh hồn và thân xác giống như mối tường quan giữa người thợ và công cụ của họ hay giữa một người nghệ sĩ và nghệ khí của họ. Chính vì vậy, Augustino cho rằng tri thức cảm giác trong con người là một trường hợp đặc biệt trong những trường hợp mà linh hồn sử dụng thân xác. Qua đó, thánh nhân thiết định một công thức: Linh hồn có thể tác động trên thân xác nhưng thân xác không thể tác động trên linh hồn. Đó là hệ luận liên quan giữa người thợ và công cụ của họ. Cái gì bên dưới theo bản tính không có khả năng tác động ngược lên cái gì bên trên. Augustino đã nhấn mạnh rằng cả những cảm giác của thể xác cũng là một tác động của linh hồn, một tác động đã được khởi động lên qua những cơ quan cảm giác của thể xác, đó là một sự biến đổi trong cơ quan cảm giác tự nó không phải là một cảm giác, nếu một cách nào đó nó không được báo cáo cho trí khôn. Từ đó, cho ta thấy Augustino nhằm giải thích sự liên quan tương hỗ giữa ý thức của trí khôn hay linh hồn là sự biến đổi trong cơ thể nhưng không để cho cơ thể là nguyên nhân khởi động lên ý thức của trí khôn. Thánh nhân cho rằng mỗi một cơ thể có một linh hồn riêng và không bắt nguồn từ thượng đế. Linh hồn tạo ra như một huyền bí, linh hồn bất tử. Augustino đã xem linh hồn như một thực thể riêng biệt và độc lập. Giữa linh hồn và thân xác không có trách nhiệm và ảnh hưởng biện chứng, tương hổ lẫn nhau. Việc kết hợp giữa linh hồn và thân xác trong hiện tại của con người không phải là lý tưởng. Tình trạng hiện nay của con người là do hậu quả của tội nguyên tổ. Linh hồn không phải là vật chất, nó khác hoàn toàn với thể xác và sau khi thân xác chết đi thì linh hồn trở về với thần thánh và đó mới là cuộc sống đích thực của họ. Với quan niệm của Augustino thì linh hồn sử dụng thân xác như một công cụ. Linh hồn là “một bản thể độc lập và chỉ khi tham dự với lý tính thì có khả năng chi phối thân xác”. Hồn đóng vai trò quyết định nhưng trong con người luôn tồn tại trạng thái giằng co đối lập giữa: Tôt - Xấu, Thiện - Ác, Tích cực – Tiêu cực. Sở dĩ có như vậy trong con người vì con người có tự do. Thánh nhân đã nhận thấy trong cuộc sống của mình những khích lệ, những tình cảm và những khuynh hướng đi ngược chiều với ý muốn của mình. Chính Augustino đã thú nhận rằng: “Chính mình đã tự lừa dối mình bằng nhiều cách như: khi thì lấy sự tò mò làm sự hiểu biết, khi thì cầu khẩn Thiên Chúa cho mình một biểu hiện để có thể làm những gì mình có ngay lúc này, khi thì tỏ ra hài lòng về điều thiện mình làm nhưng đồng thời lại lấy đó làm điều hãnh diện với người khác”. Trong bản tính của con người còn có ý muốn là một quan năng hàm hồ khó hiểu. Từ đó, Augustino nói rằng tự do theo ý muốn trải qua hai trạng thái ngược chiều nhau: Một là tự do, vật vờ rõ hết sức muốn mà không sao quyết định nổi, muốn và thức hiện được ý muốn ấy không đi đôi với nhau. Augustino xem sự nhu nhược ấy như dính liền với căn tính của con người. Hai là một khi con người quyết định rồi thì mọi sự trở thành vững chắc, không thể lay chuyển, giờ đây ý muốn trở thành tất định, chính tác động muốn có nghĩa là chấm hết mọi do dự, mọi bất định và mọi hoài nghi cũng như chấn hết mọi áp lực từ ngoại tại. Trong vấn đề nhận thức T. Augustino quan niệm con người có sẵn những nguyên lý của lý trí và nguyên tắc của luân lý, như đã có sẵn quy luật mọi tư tưởng và hành động. Nó có trước và tự đối lập với những hoạt động của cảm giác nơi con người. Augustino đã phân biệt một bên là: sự nhìn xem bằng thể xác và một bên là nhìn xem bằng tinh thần. + Sự nhìn xem bằng thể xác là một sự biến đổi trong đôi mắt khi nhìn xem sự vật và đó là kết quả của sự gặp gỡ giữa đôi mắt và sự vật được nhìn xem. + Sự nhìn xem bằng tinh thần là một quá trình của trí óc đi theo sự nhìn xem bằng thể xác, nếu không có sự nhìn xem này thì quá trình cảm giác không thể được nhìn nhận như một kinh nghiệm cảm giác, vì mọi kinh nghiệm tri thức đều là một tác động của trí khôn cả. Nhưng “ Sự nhìn xem bằng tinh thần ” không thể xuất phát từ sự nhìn xem bằng thể xác từ một nguyên nhân được vì thể xác không thể chi phối linh hồn. Từ đó cho ta thấy được sự nhìn xem bằng tinh thần là một quá trình biệt lập trong việc mơ mộng hay tưởng tượng, mặc dù không có mặt của sự nhìn xem bằng thể xác. Trong cả việc nhìn xem, cả việc mơ mộng và tưởng tượng, quá trình trí óc đều giống nhau, vì tất cả những gì xuất hiện trước mắt trí khôn thì đều có cùng một bản chất như nhau. Trong mỗi trường hợp cái gì trí khôn nhìn thấy không phải một đối tượng ngoại tại với nó mà là một hình ảnh ở trong nó. Sự khác biệt giữa cảm giác và tưởng tượng là ở chỗ trong cảm giác là một quá trình của sự nhìn xem bằng thể xác luôn đi kèm với một quá trình trí óc, ngược lại trong khi tưởng tượng thì không có như thế. Augustino chú ý đến quá trình tri giác thì cảm giác cũng quan trong và cống hiến cho ta một chỉ dẫn như sau: chính sự chú ý hướng dẫn sự nhìn xem của trí khôn và qua đó chính sự chú ý lại ngăn trở hoạt động tự do của tưởng tượng trong trí óc. Chính vì vậy, cảm giác và tưởng tượng có thể phân biệt được trong kinh nghiệm bằng cách kéo chú ý đến sự hiện diện của chú ý, vì sự hiện diện của nó bất đồng trong sáng tạo của trí tưởng tượng và bảo đảm bằng những gì hàm chứa trong trí óc đều có một liên quan nào đó với những giác quan thể xác và thế giới của chúng.