Quy luật Nhân quả

  1. Tâm linh

Quy luật Nhân quả (The Law Cause and Effect)

"Mọi việc xảy ra trong cuộc sống đều bắt nguồn từ một lý do cụ thể".

Quy luật Nhân quả phát biểu rằng, mỗi kết quả trong cuộc sống của bạn đều có một nguyên nhân. Nó còn gọi là “quy luật sắt của vũ trụ”. Theo quy luật này, mọi thứ diễn ra đều có lý do, dù bạn có biết lý do đó hay không. Không có sự ngẫu nhiên nào. Chúng ta sống trong vũ trụ có kỷ luật, bị chi phối chặt chẽ bởi quy luật và sự hiểu biết này là trung tâm của các quy luật hay nguyên tắc khác.

Theo Quy luật Nhân quả, có nguyên nhân cụ thể của thành công và có nguyên nhân cụ thể cho những thất bại. Có nguyên nhân cụ thể cho sức khỏe hay đau ốm. Có nguyên nhân cụ thể cho hạnh phúc hay nỗi buồn. Nếu bạn muốn có được nhiều kết quả mà bạn mong muốn trong cuộc sống thì một việc đơn giản là tìm ra được nguyên nhân và lặp lại chúng. Nếu có một kết quả nào trong cuộc sống mà bạn không thích, bạn cần phải tìm bằng được nguyên nhân của nó và loại bỏ chúng.

Quy luật này cho rằng thành tựu, của cải, hạnh phúc, sự thịnh vượng và thành công trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh đều là hệ quả trực tiếp hay gián tiếp hoặc là kết quả của những hành động cụ thể. Điều này có nghĩa rằng bạn có thể đạt được thành quả như mong muốn nếu bạn nhận diện được mục tiêu rõ ràng. Nếu nỗ lực tìm hiểu và học hỏi sự thành công từ những người đi trước, chắc chắn bạn sẽ đạt được thành công như họ.

Quy luật này rất đơn giản, nhưng nó gây trở ngại cho đa số mọi người. Họ tiếp tục làm hay không làm các việc tạo cho họ sự buồn chán và thất vọng, và sau đó họ trách cứ những người khác hoặc xã hội vì những vấn đề của họ.

Sự điên rồ được định nghĩa là “làm những điều giống nhau theo một cách giống nhau nhưng lại hy vọng đạt được kết quả khác”. Ở mức độ nào đó, tất cả chúng ta đều phạm lỗi này. Chúng ta cần đối mặt với xu hướng này một cách nghiêm túc và giải quyết nó một cách trung thực.

Người Scotlen có câu tục ngữ: “Thà thắp sáng một ngọn nến bé nhỏ còn hơn là ngồi nguyền rủa bóng tối”. Tốt hơn chúng ta hãy ngồi xuống và phân tích cẩn thận nguyên nhân gây ra khó khăn chứ đừng thất vọng và giận dữ về chúng.

Có một câu tục ngữ nói rằng: “Gieo gió, gặp bão”. Quan điểm này của Quy luật Nhân quả được gọi là quy luật của sự gieo và gặt. Nó phát biểu rằng bạn gieo cái gì thì bạn sẽ gặt được cái đó. Và tất cả những gì bạn thu được ngày hôm nay đều là kết quả của những gì bạn đã gieo trong quá khứ. Nếu bạn hy vọng thu được một mùa vụ khác ở bất cứ lĩnh vực nào trong tương lai, thì bạn phải gieo loạt hạt khác ngay hôm nay và tất nhiên, điều này có quan hệ cơ bản với những hạt giống tâm hồn.

Thành công không đến với bạn một cách tình cờ may mắn hay như một phép nhiệm màu. Mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân, dù là tốt đẹp hoặc không như mong muốn, dù tích cực hoặc tiêu cực. Isaac Newton nhận định: “Bất kỳ hành động nào cũng dẫn đến một phản ứng tác động ngược lại với mức độ tương đương”. Ứng dụng quan trọng nhất của Quy luật Nhân quả, hay Quy luật Gieo và gặt, là: “Suy nghĩ là nguyên nhân và điều kiện là kết quả”.

Suy nghĩ của bạn là nguyên nhân cơ bản cho những tình huống bạn gặp phải trong cuộc sống. Mọi thứ bạn từng trải qua đều bắt đầu bằng một kiểu suy nghĩ nào đó của bạn hay của người khác.

Mọi thứ bạn đang và sẽ trở thành là kết quả của cách bạn suy nghĩ. Nếu bạn thay đổi chất lượng suy nghĩ thì chất lượng cuộc sống của bạn sẽ thay đổi. Sự thay đổi trong những trải nghiệm bên ngoài của bạn sẽ kéo theo thay đổi trải nghiệm bên trong.

Bạn xây dựng toàn bộ thế giới của mình theo cách bạn suy nghĩ và đặt vấn đề về cuộc sống. Giá trị, ý nghĩa của con người, sự việc và tình huống xảy ra xung quanh đều phụ thuộc vào suy nghĩ của bạn. Chính vì vậy, khi bạn thay đổi suy nghĩ cũng có nghĩa là bạn thay đổi cuộc đời mình, đôi khi sự thay đổi này chỉ diễn ra trong thoáng chốc.

Có lẽ phát hiện vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại chính là sức mạnh tinh thần của một người có khả năng tạo ra hầu hết mọi khía cạnh trong cuộc đời họ. Thế giới bên ngoài chính là tấm gương phản chiếu thế giới trong con người bạn, nó tạo nên một triết lý vô cùng giá trị: Bạn sẽ trở thành những gì bạn thường nghĩ đến nhất.

Rõ ràng, không phải những gì xảy ra với bạn mà chính cách bạn suy nghĩ về những gì xảy ra sẽ quyết định cách phản ứng hay cảm nhận của bạn. Không phải thế giới bên ngoài quyết định điều kiện hay hoàn cảnh sống, mà chính thế giới nội tâm mới là yếu tố tạo ra hoàn cảnh cuộc đời.

Quyền tự do lớn nhất của con người là quyền được lựa chọn cuộc sống. Không ai đủ quyền năng buộc bạn phải suy nghĩ, cảm nhận hay hành động theo cách mà bạn không mong muốn. Mọi cảm xúc và cách cư xử của bạn hoàn toàn bắt nguồn từ cách bạn suy nghĩ, nhận thức về thế giới xung quanh và về những gì đang xảy ra. Tiến sĩ Martin Seligman của Đại Học Pennsylvania gọi cách phản ứng này là: “phong cách diễn giải” - cách bạn diễn đạt hay giải thích sự việc xảy ra. Phong cách diễn giải này nằm trong tầm kiểm soát của bạn và có thể đạt được thông qua quá trình học hỏi. Bạn có thể diễn giải sự việc theo cách khiến bản thân thấy vui vẻ và lạc quan thay vì tức giận và thất vọng. Bạn có thể quyết định phản ứng mang tính xây dựng và tích cực thay vì bi quan, yếm thế. Tất cả tùy thuộc vào bạn.

Suy nghĩ và cảm xúc của con người luôn thay đổi và chịu tác động nhanh chóng bởi các sự kiện xung quanh. Ví dụ, khi nhận được một tin tốt lành, bạn lập tức có thái độ hân hoan vui vẻ, lạc quan. Ngược lại, nếu nhận được tin xấu, ngay lập tức bạn sẽ trở nên khó chịu, buồn phiền và nóng nảy, ngay cả khi đó là tin không chính xác hay sai sự thật. Như vậy, cách bạn diễn giải sự việc cho bản thân sẽ quyết định phần lớn cách phản ứng của bạn.

Các quy luật cơ bản của cuộc sống là: Quy luật Niềm tin, Quy luật Kỳ vọng, Quy luật Hấp dẫn, Quy luật Tương ứng. Chúng là những quy luật phụ bắt nguồn trực tiếp từ Quy luật Nhân quả và làm nền tảng cơ bản cho tất cả các quy luật khác, cũng như cho những gì chúng ta đang trải nghiệm. Hạnh phúc và thành công trong cuộc sống đều xuất phát từ việc bạn hiểu biết và chúng sống hài hòa với bốn quy luật này.

- Nguồn copy 

TIẾN SĨ PHẬT HỌC

Thì tiến sĩ nào cũng là tiến sĩ, nếu như có tiến sĩ phạm tội giết người, có tiến sĩ đi hiếp dâm, lừa đảo thì tiến sĩ Phật giáo phạm tội có khác gì nhau, tiến sĩ là phàm phu thôi mài.

Có khác chăng thì chỉ có người tu phạm hạnh đã vứt bỏ dục ái, ảo danh thì mới may ra có chút khác với người đời cầm nắm đầy danh phận.

Đi tu chỉ cần còn cái muốn thôi dù nhỏ nhất cũng là tâm ô nhiễm, nên muốn mần tiến sĩ thì mần, còn muốn thật sự tu thì khỏi muốn ... mần cái gì cả, vị ấy hiểu chức danh hay học hàm chỉ là danh chế định mà thôi.

Pháp giải thoát của Đức Phật không phải dành riêng cho bậc trí thức hay bậc tiến sĩ xuất chúng, mà đơn giản chỉ là pháp từ bỏ để giải thoát cho tất cả những ai đã khai ngộ và sẵn sàng buông bỏ để được lợi lạc tối thượng.

Tuy nhiên pháp buông bỏ sẽ chắc chắn sẽ không dành cho kẻ đang ôm lắm danh phận phàm tục, nhất là danh phận trên đường tu, bởi tất cả danh phận trên thế gian chỉ là thành trì bảo vệ kiên cố cái ngã mạn và lợi dưỡng mà thôi.

Chuyện kể có nhà Sư sống đời sống khổ hạnh nơi rừng núi, Ngài không muốn bị phiền quấy bởi thế gian, nên ban Ngài chọn một khu rừng cạnh một thành phố để tu, mỗi ngày thong dong ra chợ khất thực hóa duyên. Do chúng sanh trợ duyên cảm nhận được năng lượng thiên pháp của vị Sư nên bắt đầu sanh tâm ái nhiễm, cúng nhiều đồ ngon lạ. Ngài nhận thấy sự bất an từ việc thọ nhận, do đồ ngon vật lạ đã quấy nhiễu tâm Ngài không ít. Ngài bèn đi sâu vào ngồi rừng gần làng, xa thành phố. Mỗi sáng Ngài cũng xuống làng khất thực, sự việc này khiến cho chúng sanh thêm suy tôn và đồn đãi, tấp nập đi tìm và tổ chức đón tiếp đặt bát. Một lần nữa Ngài lại thấy phiền não do sự ái nhiễm, nên Ngài thay đổi 2 ngày xuống làng 1 lần, ngày ở trong rừng Ngài sống bằng nước suối rồi hành thiền. Điều này Ngài cảm thấy an lạc được đôi chút thì đến ngày xuống làng thì số người chờ đợi với tâm ái nhiễm gấp bội, nên sau đó Ngài quyết định đi sâu hơn vào rừng để chỉ xin ăn của mấy người phu củi. Ngài dời sâu bao nhiêu thì đoàn người phá rừng dựng lán trại chờ sự xuất hiện của Ngài càng nhiều đến đó. Ngài quyết định cách ly khỏi dòng người ái nhiễm đang bao vây bên ngoài bằng cách không xuất hiện để thọ nhận. Bởi lần xuất hiện ngoài phố chợ đã vô tình người ta biết và lũ lượt kéo đến tận đây vì ái nhiễm. Không ai còn nhìn thấy Ngài từ đó. Những người phu củi đi sâu vào rừng cũng không gặp được Ngài, họ phát tâm thì đặt phần thức ăn của mình đâu đó trong rừng để mong Ngài có cái ăn mà tu tập. Một điều lạ là khu rừng nơi Ngài cư ngụ trước đây từng bị quấy phá, san bằng dựng lán trại trơ trụi, thì nay người ta nhận thấy hoa lá cũng tươi tắn và xanh đẹp hơn, thú vật tụ về sống hòa thuận như một công viên giữa rừng, tất cả tốt đẹp là nhờ nương tựa năng lượng thiện pháp của vị chân tu đang ở trong khu rừng. Người ta phát hiện rất nhiều thức ăn do các con vật , do dòng suối mang đến cúng dường Ngài. Thế mới biết sự ái nhiễm của thế gian đáng sợ như thế nào với 1 nhà chân tu đạo giải thoát. Hơn 10 năm sau tu tập trong rừng sâu, Người ta thấy Ngài xuất lâm và giảng dạy giáo Pháp, vẫn trên căn bản sống khổ hạnh, đó là lời dạy khác hoàn toàn với 10 năm trước kia Ngài ôm bát ra chợ, bởi đây là lời dạy của vị đã chứng đắc và khai ngộ, tâm đủ kiên cố để tránh mọi ô nhiễm. Ngày nay lắm người tu mới sadi đăng đàn online nói pháp, gọi là độ sanh, ở 1 nơi nói chưa đủ mà còn tìm cách bay nhảy khắp thế giới như 1 nhà thuyết pháp thành đạt tựa doanh nhân. Đúng là có họ thì dân tình xôn xao, cơ hội nghe được nhiều hơn, nhưng tất cả là lời dạy của kẻ phàm phu chưa từng trải nghiệm chứng đắc, nên phần lớn đi dạy theo tư kiến, quan kiến phàm phu, nên càng nhiều người túm tụm lại nghe thì tà kiến càng được nhân lên, điều này không có lợi mà thêm hại, cho đường giải thoát của chúng sanh bị phủ một lớp sương tà kiến dầy đặc. Chẳng thà không biết, chưa biết vậy mà dễ giáo huấn, chứ tưởng biết hay biết mà biết tà kiến thì đường quay trở lại bến giác càng xa mịt mù.

Các tu sỹ ngày nay thích nói, thích lý giải, để vững chắc cho lời nói và lý giải, họ thường tìm cách gắn thêm cái học hàm chi đó để chúng sanh thêm phần ngưỡng mộ. Rất ít tu sĩ ngày nay thấy được ái nhiễm là trở ngại, ho cố gắng tạo tác chùa to, tượng lớn để quyến dụ số đông đến nghe và ái nhiễm lời của kẻ chuyên tu bằng chữ nghĩa, tu bằng miệng lưỡi. Mà đã tu bằng mắt thấy, bằng miệng lưỡi, tức là tu phóng lục căn, trái ngược với sự phòng hộ lục căn của vị Tỳ Khưu đang thực hành thanh tịnh đạo. Sư không thanh tịnh thì sao thế gian được lợi mà thanh tịnh ?

Khổ thay ngày nay các tu sĩ " thọ nhận " khá nhiều giấy mực của thế gian để ghi chức danh và học hàm. Các đệ tử thuộc làu làu các bằng cấp và chức danh ông thầy nhiều hơn biết vị ấy có giới hạnh gì ? Họ xem học hàm và chứ sắc của sư phụ mà mình quy y như là vật bảo chứng cho sự tu đúng đường của mình.

Vị tiến sĩ xe hơi hay tiến sĩ Phật giáo hiếp dâm vì cũng giống nhau nếu làm sai sẽ chịu sự trừng phạt của thế gian, nhưng nếu là người tu Phật chân chính thì " bản án " nhân quả mới là sự đáng sợ. Với tâm tàm, quý đủ đầy, thì người ta sẽ không phạm các bản án thế gian kiểu này

VỊ TIẾN SĨ SẼ KHÓ VÀO TU TRONG RỪNG, BỞI NƠI ẤY KHÔNG CÓ CHỔ TREO BẢNG TIẾN SĨ THẾ GIAN.

( BĐG July 2019 )

Từ khóa: 

viêm gan b

,

tâm linh