Ranh giới giữa hài hước và vô duyên được biểu hiện như thế nào?

  1. Phong cách sống

Từ khóa: 

hài hước

,

vô duyên

,

phong cách sống

Hài hước hay vô duyên là còn tùy nhận định của từng người nữa nhé. Có thể, với bạn, hay với 1 số người, đó là hài hước nhưng với nhiều người khác thì đó là vô duyên. Ranh giới giữa 2 điều đấy đã là khó để nhận biết rồi, hiểu được người khác đánh giá gì về nó lại còn khó hơn.

Nếu hài hước mà không có sự tinh tế thì gọi là vô duyên, thậm chí nếu làm tổn thương người khác thì cố thể bị cho là"mất dạy" :)))
Vậy nên là làm gì, nói gì thì cũng nên suy nghĩ trước khi nói nhé. Tránh để lại ấn tượng không tốt và cũng tránh gây tổn thương, khó chịu cho người khác nhé.
Trả lời

Hài hước hay vô duyên là còn tùy nhận định của từng người nữa nhé. Có thể, với bạn, hay với 1 số người, đó là hài hước nhưng với nhiều người khác thì đó là vô duyên. Ranh giới giữa 2 điều đấy đã là khó để nhận biết rồi, hiểu được người khác đánh giá gì về nó lại còn khó hơn.

Nếu hài hước mà không có sự tinh tế thì gọi là vô duyên, thậm chí nếu làm tổn thương người khác thì cố thể bị cho là"mất dạy" :)))
Vậy nên là làm gì, nói gì thì cũng nên suy nghĩ trước khi nói nhé. Tránh để lại ấn tượng không tốt và cũng tránh gây tổn thương, khó chịu cho người khác nhé.

Hai cái đều vui. 

Một cái là cả nhà cùng vui, mọi người vỗ tay.

Một cái là có một mình người nói vui, mọi người vỗ vào mặt nó

Ở phía người làm trò thì chẳng có ranh giới nào cả. Ranh giới giữa hài hước và vô duyên nằm ở người nghe/tiếp nhận. Nếu họ thích thì nó là hài hước; ko thích thì sẽ là vô duyên.

Vì thế, để ko vô duyên, trước khi làm trò nên cân nhắc xem người nhận là những ai, hoàn cảnh như nào, mối quan hệ của bạn với họ như nào để có mức độ phù hợp.

Ngoài ra còn phải xem bạn là ai nữa. Bạn dáng đẹp, xinh, giàu thì móc rỉ mũi vo viên rồi lấy tay búng cũng là thoải mái, hòa đồng, vui tính; còn vừa xấu vừa nghèo thì mở mồm ra nói có khi người ta cũng cho là vô duyên rồi. Tiêu chuẩn kép ở muôn nơi. 

Nếu bạn muốn làm nóng không khí, thì chỉ cần vài câu chuyện cười vô thưởng vô phạt là được rồi. Xây dựng quan hệ không dễ, nhưng muốn phá đi thì chỉ cần một câu đùa ác ý là đủ. Việc pha trò giống như con dao hai lưỡi, khéo dùng thì mọi người cùng vui, mà vụng về thì hại người hại mình.

Muốn đùa, phải cân nhắc nội dung cẩn thận, đùa đúng lúc, đúng chỗ, đúng người, thế thì trò đùa của bạn mới khiến mọi người vui vẻ thân mật hơn được. Nhớ tránh đùa về 3 điều tối kị về người khác: gia đình - khuyết điểm - riêng tư.

Giữa hai cái này có ranh giới rất mong manh. Bởi đều với chủ đích là tạo niềm vui và thể hiện sự thoải mái. Chắc là nó biểu hiện rõ ràng nhất qua câu nói, cử chỉ thôi. Ngoài hai cái đấy ra thì còn cái nào rõ ràng hơn đâu nhỉ?